:::

Giấu giếm sự chết chóc: Nghệ thuật về xung đột ở biên giới phía nam Thái Lan

Giới thiệu về tác giả: Nathaporn Songsawas

Nathaporn Songsawas là Cử nhân Văn học của Đại học Chulalongkorn Thái Lan, chuyên ngành chính là tiếng Anh và ngành phụ là Văn học so sánh. Cô hiện đang làm việc với tư cách là một nhà văn độc lập và trợ lý nghiên cứu nhân quyền tại Quỹ Tổ chức đa văn hóa (Cross Cultural Foundation) là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Thái Lan, chuyên đảm bảo quyền tiếp cận công lý bình đẳng cho tất cả mọi người ở Thái Lan.

Giới thiệu đơn vị : Quỹ Tổ chức đa văn hóa

Được thành lập vào năm 2002, Quỹ Tổ chức đa văn hóa (CrCF) là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Thái Lan nhằm đảm bảo công bằng bình đẳng cho tất cả mọi người ở Thái Lan, hợp tác chặt chẽ với các mạng lưới nhân quyền quốc tế để làm việc cho sự hòa nhập và trao quyền cho người dân bản địa và dân tộc thiểu số. Các lĩnh vực chuyên môn của CrCF như sau: Giám sát và điều tra các hành vi vi phạm nhân quyền; ủng hộ việc thúc đẩy viễn cảnh về công lý, đồng thời đào tạo người dân, giúp họ hiểu và thực hiện các quyền của mình, phòng chống tra tấn, bảo vệ quyền con người bằng các chiến lược pháp lý; hỗ trợ pháp lý miễn phí và hỗ trợ cụ thể cho các nhóm yếu thế ở các tỉnh biên giới của Thái Lan.


「Dù chúng tôi có hét to đến đâu, họ có tai cũng như điếc. 」

Đoạn văn này là một trong những tin nhắn được viết trên một tấm bạt hình cánh diều, để truyền tải tiếng nói của người miền nam Thái Lan đến các vùng miền khác. Tấm bạt này có tên là《Đắm chìm》(Submerged) là một trong những tác phẩm nghệ thuật, được trưng bày tại triển lãm nghệ thuật “IM LẶNG” tổ chức tại Patani Thái Lan, từ ngày 10 đến 13 tháng 6 năm 2022, mục đích là lan toả và khơi dậy sự nhận thức về vi phạm nhân quyền ở biên giới phía nam Thái Lan.

Hình 1: Ảnh được chụp bởi Nhóm Khalifa

Hình 1: Ảnh được chụp bởi Nhóm Khalifa

Patani, Yala, và Narathiwat là 3 tỉnh ở biên giới phía nam của Thái Lan, và thường xuyên xảy ra xung đột với chính phủ Thái Lan. 85% dân số ở những khu vực này theo đạo Hồi, và 15% còn lại chủ yếu theo đạo Phật Thái Lan. Cuộc xung đột bắt đầu từ năm 1902, vào thời điểm đó, những khu vực này (trước đây được gọi là Vương quốc Patani) đã được sáp nhập bởi Vương quốc Xiêm, cũng tức là nhà nước Thái Lan ngày nay. Kể từ đó, chính phủ Thái Lan liên tục xảy ra xung đột với nhóm người Hồi giáo gốc Mã Lai đang cố gắng khôi phục độc lập và xây dựng lại chính phủ tự trị của Patani. Các yếu tố châm ngòi dẫn đến các cuộc xung đột là do sự bất công và phân biệt đối xử của nhà nước Thái Lan đối với cộng đồng người Mã Lai-Hồi giáo trong hàng thập kỷ qua, buộc họ phải tuân thủ các luật lệ của nhà nước Phật giáo Thái Lan, mà điều đó lại đi ngược lại với phong tục của Hồi giáo.

Làn sóng xung đột này bắt đầu vào ngày 4 tháng 1 năm 1932, với một vụ cướp bằng súng tại Trại quân sự Pileng ở Narathiwat, hàng trăm khẩu súng đã bị đánh cắp và 4 quân nhân thiệt mạng. Sau đó, từ năm 1932 đến năm 1933, chính phủ Thái Lan đã ban hành ba đạo luật đặc biệt tại 33 đặc khu hành chính ở biên giới phía nam: Thiết quân luật, các sắc lệnh khẩn cấp và luật an ninh nội bộ. Các luật đặc biệt này cho phép các quan chức nhà nước có quyền khám xét tài sản, bắt và giam giữ "nghi phạm" mà không cần lệnh của tòa án trong tối đa 37 ngày, đồng thời các tin tức về các cuộc tra tấn không ngừng được lan truyền ra bên ngoài.

Người dân địa phương cho biết, trong những năm ba đạo luật an ninh quốc gia đó được thực thi, tình trạng vi phạm nhân quyền ở các khu vực biên giới phía Nam là rất nghiêm trọng. Các phương tiện truyền thông bị đàn áp, và các nhà chức trách có thể hành hung bừa bãi làm bất cứ điều gì họ muốn trong khu vực cô lập, không ai nhìn thấy này. Tuy nhiên, những tiến bộ trong công nghệ giờ đây cho phép các phương tiện truyền thông độc lập địa phương và nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) hoạt động ở biên giới phía nam có được chỗ đứng, khiến cho các nhà chức trách muốn lạm dụng quyền lực mà không gây sự chú ý cũng trở nên khó khăn hơn. Một trong những tổ chức phi chính phủ như Quỹ Tổ chức đa văn hóa (CrCF), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Thái Lan, được thành lập năm 2002, đặc biệt quan tâm và đảm bảo sự hòa nhập và lợi ích chung của người bản địa và dân tộc thiểu số. Công việc của Quỹ bao gồm vận động chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền. Công việc của Quỹ bao gồm ủng hộ việc chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền, giám sát và điều tra các hành vi vi phạm nhân quyền, đồng thời cung cấp hỗ trợ pháp lý miễn phí và hỗ trợ cụ thể cho các nhóm yếu thế.

Trong những năm qua, CrCF đã hợp tác chặt chẽ với người dân địa phương ở các khu vực biên giới phía nam của Thái Lan, giám sát tình trạng vi phạm nhân quyền trong khu vực, đồng thời cung cấp hỗ trợ pháp lý và kiến thức cho những người bảo vệ nhân quyền địa phương. Tuy nhiên, năm nay, một tình nguyện viên của CrCF đã quyết định thay đổi cách thức vận động chính sách của mình, thông qua dự án nghệ thuật 〈Giấu giếm sự chết chóc〉(Kills Are Coated).

Nathaporn Songsawas, tình nguyện viên nhân quyền tại CrCF và là tác giả của 〈Giấu giếm sự chết chóc〉, giải thích rằng dự án này xuất phát từ niềm đam mê truyền bá về “Một sự thật khác” của cô ấy :

Nathaporn cho biết: “Trong một năm qua khi làm trợ lý luật sư của CrCF, tôi đã có thể giao tiếp với một số người sống sót sau vụ tra tấn và gia đình của họ, và quan sát quy trình pháp lý của các trường hợp tra tấn. Tôi nhận thấy rằng các thủ tục pháp lý và thậm chí cả hồ sơ tòa án yêu cầu ghi lại “sự thật”, đều loại trừ cảm xúc của nhiều nạn nhân. Theo tôi, những sự thật được che đậy dưới danh nghĩa “cảm xúc”, cũng cần được ghi chép lại một cách hợp lý. Đó là lý do tại sao tôi đề xuất ra kế hoạch này.

Đầu tiên Nathaporn chọn ra những cảm xúc và tâm trạng của những người sống sót sau cuộc tra tấn và gia đình họ khi họ kể câu chuyện của mình. Sau đó, cô ấy đã chuyển những cảm xúc đó thành bốn câu chuyện ngắn, và viết những câu chuyện lên các bức tranh vải bố màu xanh lá cây, Cuối cùng, phun mã QR bằng sơn màu đen lên phần vải bố, dẫn người đọc đến bài thảo luận về các sự thật của sự kiện và thống kê về vi phạm nhân quyền ở biên giới phía Nam.

Hình 2: 4 truyện ngắn viết tay, một phần được ẩn dưới các mã vạch sơn đen  Truyện ngắn xoay quanh cuộc sống hàng ngày “bình thường” của những người sống

Hình 2: 4 truyện ngắn viết tay, một phần được ẩn dưới các mã vạch sơn đen Truyện ngắn xoay quanh cuộc sống hàng ngày “bình thường” của những người sống

sót sau cuộc tra tấn. Tác phẩm trình bày suy nghĩ, tâm tư, tình cảm trong cuộc sống hàng ngày của các nhân vật chính của mỗi câu chuyện: Một người đàn ông vô danh; Một người mẹ và đứa con. Trong bối cảnh cuộc sống hàng, với những thói quen công việc quen thuộc đan xen với những tình huống "phổ biến" đã hoặc đang diễn ra ở các vùng biên giới phía nam của Thái Lan. Câu chuyện của họ được viết trên tấm vải bố ẩn dưới mã QR, một tình trạng rất tàn bạo đằng sau của “Sự thật không thể chối cãi” , đi đôi với hai mục đích : Truyền tải thông tin về vi phạm nhân quyền ở vùng biên giới phía nam cho công chúng biết, đồng thời, nó cũng có ý nghĩa rằng các quy trình tố tụng thông thường chỉ đưa ra những “Sự thật không thể chối cãi”, và bỏ qua những cái được gọi là “cảm xúc”. Đối với Nathaporn mà nói, điều này khiến công chúng không thể nào hiểu được bức tranh toàn diện về tình hình biên giới phía Nam, nên mọi người cũng không thể có được sự đồng cảm với người dân ở đó.

Nathaporn kết luận rằng: 「Trong xã hội đầy định kiến và quan hệ quyền lực của chúng ta, tôi muốn sử dụng một đặc tính rất con người để cộng hưởng với các nhóm dân tộc khác nhau, đó là: Cảm xúc. Thông qua hoạt động〈Giấu giếm sự chết chóc〉, tôi hy vọng rằng mọi người nhìn nhận từ các góc độ khác nhau để có thể hiểu và cảm thông với nhau. Có nghĩa là tất cả chúng ta đều là con người, đều biết thế nào là đau đớn, nên không ai trong chúng ta đáng phải bị tra tấn bất kể chủng tộc hay đảng phái chính trị của họ là gì.」

Hình 3: Người dân địa phương ngồi và thư giãn trong một khung cảnh giống như quán cà phê cũng trở thành một phần của tác phẩm nghệ thuật.

Hình 3: Người dân địa phương ngồi và thư giãn trong một khung cảnh giống như quán cà phê cũng trở thành một phần của tác phẩm nghệ thuật.

〈Giấu giếm sự chết chóc〉là một trong tám tác phẩm nghệ thuật do các tình nguyện viên nhân quyền trẻ tạo ra, họ lo ngại và quan tâm về nhiều vụ vi phạm nhân quyền ở miền nam Thái Lan.

Những tác phẩm này đã được cô trưng bày cùng với《Đắm chìm》trong triển lãm nghệ thuật tự tổ chức , triển lãm sẽ diễn ra tại (Patani Artspace), một phòng trưng bày nghệ thuật địa phương phục vụ như một không gian học tập nghệ thuật cộng đồng. Người sáng lập phòng tranh là Jehabdulloh Jehsorhoh, anh ấy là một nghệ sĩ thường trú tại Patani, đó giờ luôn sử dụng nghệ thuật để chống lại những hành động tàn bạo ở ba tỉnh biên giới phía nam Thái Lan. Tác phẩm《Đắm chìm》được hơn 150 du khách trong và ngoài nước đón nhận. Nhiều người đã để lại bình luận và phản hồi về sự yêu thích của họ dành cho hoạt động này, trong đó có một người mẹ trung niên sinh ra và lớn lên ở Yarra, khóe mắt cô ấy ươn ướt khi nhớ lại buổi triển lãm:

「Thành thật mà nói, triển lãm này không mang tính thời đại nào cả. Đã từ rất lâu rồi, các nhà nghệ thuật ở biên giới phía nam đã sử dụng nghệ thuật để chống lại bạo lực của nhà nước Thái Lan. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy một người từ bên ngoài biên giới phía nam đến quê hương của chúng tôi tổ chức một hoạt động kiểu này. Điều đó rất có ý nghĩa đối với tôi, bởi vì nó có nghĩa là tiếng nói của chúng tôi cuối cùng đã lan rộng đến các vùng khác của đất nước sau một thời gian dài, rằng mọi người thực sự quan tâm đến chúng tôi. 」

 

Tài liệu tham khảo:

Liên kết đến chuyện ngắn (tiếng Thái): https://voicefromthais.wordpress.com/2022/06/09/shortstories/

Kết nối bài viết bằng mã QRcode (tiếng Thái): https://voicefromthais.wordpress.com/2022/05/30/coat/

https://www.bangkokbiznews.com/columnist/1014477

http://www.dsdw2016.dsdw.go.th/doc_pr/ndc_2559-2560/PDF/wpa_8216/%E0%B8%9A%E0%B8%97%E0%B8%97%E0%B8%B5%E0%B9%88%203.pdf

https://voicefromthais.files.wordpress.com/2016/02/e0b8a3e0b8b2e0b8a2e0b887e0b8b2e0b899e0b897e0b8a3e0b8a1e0b8b2e0b899e0b89be0b8b1e0b895e0b895e0b8b2e0b899e0b8b5-2557-2558-1.pdf

https://m.facebook.com/683279248798345/photos/a.684290105363926/1119416695184596/?type=3&_rdr

https://kyotoreview.org/trendsetters/the-impact-of-implementation-of-security-laws-on-civilians-in-the-deep-south-of-thailand/