• Image_Hope
Thông qua các hành động của Viện Bảo tàng, thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng nhân quyền ở Châu Á.
:::

Sự kiện

Tin mới
2022-11-28

Sự kiện thường niên của Đại hội ICOM (Hội đồng Bảo tàng Quốc tế) đã được bế mạc thành công vào ngày 28 tháng 8 tại thành phố thủ đô Praha, Cộng hòa Séc. Do đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu, sau gần ba năm chờ đợi, chủ đề của Đại hội lần thứ 28 là "Sức mạnh của viện bảo tàng", thảo luận là những vấn đề nổi mới mẻ và nổi bật đối với cộng đồng bảo tàng và toàn xã hội. Đó là bốn chủ đề có liên quan chặt chẽ với nhau, được hiện thị trên sân khấu chính: “Mục đích : Viện bảo tàng và Xã hội dân sự”, “Tính bền vững : Viện Bảo tàng và tính kiên cường”, "Viễn cảnh: Viện bảo tàng và Khả năng lãnh đạo”, “Thành tựu: Viện bảo tàng và Công nghệ mới”, với mục tiêu mong muốn bảo tàng với tư cách là một mạng lưới kết nối với cộng đồng, ngoài các hoạt động văn hóa ra, làm sao chúng ta có thể tiến hành cuộc thảo luận chuyên sâu về các chủ đề này.  Là một phần của cộng đồng bảo tàng, Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia Đài Loan cũng tham gia vào buổi họp này, giới thiệu phương pháp giáo dục tương tác của các triển lãm trong bảo tàng, đi đầu trong việc thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn về công lý và có cái nhìn chính thức với sự phát triển hiện tại của công lý. Sau đó Ủy ban Quốc tế về Bảo tàng Tưởng niệm nạn nhân của Tội ác Công cộng (International Committee of Memorial Museums in Remembrance of the Victims of Public Crimes, viết tắt là ICMEMO) tiếp tục chia sẻ các chủ đề khác tại cuộc họp kéo dài ba ngày này. Đồng thời, một số vấn đề cấp bách cần được quan tâm sát sao cũng được đề cập đến. Bảo tàng và Tự cường quyền: Giải cứu trong thời kỳ chiến tranh Vào ngày 24 tháng 2, quân đội Nga đã sử dụng vũ lực để xâm lược miền đông Ukraine, khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng. Kể từ đó, các cơ sở văn hóa của Ukraine cũng bị tấn công, và tình trạng các kho dữ liệu lưu trữ trở nên cực kỳ kém. Marta Havryschko, giám đốc Viện nghiên cứu liên ngành Barby Yarn, đã bỏ trốn khỏi Ukraine để đến Thụy Sĩ, Sử dụng biểu đồ để hiển thị số lượng các thiết chế văn hóa bị phá hủy hoặc hư hại trong chiến tranh: Có 36 viện bảo tàng, 165 tòa nhà tôn giáo và 219 kiến trúc di tích, và số lượng vẫn đang tiếp tục tăng lên. Chiến tranh đã làm thay đổi cuộc sống của con người, đồng thời nó cũng thay đổi cách các bảo tàng hỗ trợ cho cộng đồng. Các viện bảo tàng và tổ chức của Ukraine, chẳng hạn như Trung tâm Tưởng niệm (Babyn Yar Holocaust Memorial Center), bắt đầu cung cấp nơi trú ẩn và thức ăn nóng, đồng thời chấp nhận không lương để bảo vệ nhân quyền ở Ukraine. Ngoài việc cung cấp sự hỗ trợ của người dân, Trung tâm Tưởng niệm cũng tìm đến các đơn vị thực thi pháp luật khác, chẳng hạn như Tòa án Công lý Quốc tế (The Hague International Court of Justice), thu thập lời khai chống lại Nga và số hóa các hồ sơ của Ukraine. Số hóa tư liệu đã trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng và khó tránh khỏi của các Viện bảo tàng trong thế kỷ 21, điều này càng xảy ra trong thời kỳ chiến tranh. Mặc dù hoàn cảnh sống ở Ukraine là điều không thể tưởng tượng được, nhưng Havryshko đã chứng minh rằng ngay cả trong nghịch cảnh như vậy, các viện bảo tàng và tổ chức văn hóa Ukraine vẫn chứng tỏ tiềm năng của các bảo tàng không chỉ là nơi học tập. Bảo tàng và Tuyên truyền Chính trị: Truyền bá nội dung chính trị trong các nơi có vẻ trung lập Các viện bảo tàng là nơi truyền tải văn hóa và tri thức, nhiệm vụ của các bảo tàng là truyền đạt thông tin và những sự thật không thiên vị về các sự kiện lịch sử hoặc sự kiện hiện tại. Đối mặt với dữ liệu, cho dù là đồ vật hay văn bản, thì nó sẽ gợi lên các suy nghĩ về những câu chuyện và trải nghiệm cá nhân. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rất khó để các hoạt động triển lãm của bảo tàng hoặc bản thân bảo tàng đó luôn đảm bảo được tính trung lập, vì trong cách thức và vị trí trưng bày thì phần nào đã biểu thị một quan điểm nào đó để kể lại một câu chuyện gì đó. Giáo sư Pawel Machcewicz trích dẫn kinh nghiệm thành lập bảo tàng Thế chiến II ở Gdańsk, Ba Lan như một ví dụ sinh động, mô tả việc cánh hữu của đất nước đã làm lung lay hướng đi của các viện bảo tàng, không truyền tải được thông điệp về lòng yêu nước là một sự phản bội đất nước. Kết quả là việc xây dựng bảo tàng bị đình chỉ và gặp phải những trở ngại chưa từng thấy. Các thể chế văn hóa được xây dựng bằng các nguồn lực của nhà nước có nguy cơ dẫn đến chỉ có góc nhìn một chiều , còn các thể chế văn hóa được xây dựng dưới các chế độ toàn trị thì không có gì phải bàn cãi nữa. Cùng dòng chia sẻ này, Voytech Kynci thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hòa Séc nhắc lại kinh nghiệm về thời kỳ Xô Viết của Cộng hòa Séc để nhấn mạnh quá khứ khó khăn nhưng quan trọng của nước này.  Trong bối cảnh tương tự, Babara Thimm, một nhà chia sẻ đến từ Campuchia S21 đề cập đến, khi đối mặt với những nghi vấn về công việc của họ, cách giải quyết phù hợp cho các trường hợp này là hãy áp dụng phương pháp dẫn dắt vào các thông tin thực tế, và để bằng chứng tự nói lên tất cả. S21 trước đây là một nhà tù thời Khmer, giờ đây là một bảo tàng ghi lại nỗi đau và thương tích của những kẻ bị áp bức. Nghệ sĩ người Cuba (Geandy Pavón) cũng đại diện cho những người tị nạn chạy sang Hoa Kỳ, nhắc nhở công chúng không nên tiếp thu tất cả những gì mà các đơn vị thuộc chế độ đàn áp nói. Bảo tàng và Hội thoại: Luôn trao đổi phát triển và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn Bảo tàng trong thế kỷ 21 là không gian dành cho tất cả mọi người. Mặc dù trong mắt một số người, các viện bảo tàng là những tổ chức ưu tú, nhưng ngày càng có nhiều nhà giáo dục đưa các phương pháp tiếp cận tương tác từ dưới lên áp dụng vào các viện bảo tàng, để nghe được những tiếng nói khác ngoài chính họ. Các viện bảo tàng cần phải tương tác với công chúng nhiều hơn, vì không những thêm các bài tường thuật của người dân ra, còn có thể giới thiệu về một thời đại nào đó, về sự kiện lịch sử nào đó, mà cuộc sống hàng ngày của con người trong xã hội thời bấy giờ là như thế nào. Aeda Rechna và Almudena Cruz Yeba, đã mang đến một câu chuyện khác với sách giáo khoa, cả hai đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục đối phó với lịch sử khó khăn, thậm chí còn mời mọi người trong cộng đồng cùng tham gia vào việc xây dựng ký ức, xây dựng sự kiện và tái khám phá di sản văn hóa của họ. Để xây dựng cầu nối giữa điều chưa biết và chưa nghe, vì sự trao đổi và đối thoại đã trở thành một công cụ quý giá nhất.  Trong một bài phát biểu quan trọng về bảo tàng và xã hội công dân, Nhà nhân chủng học và bảo tàng học Margarita Reyes Suárez, nhấn mạnh thêm rằng, mọi người nên chú ý đến vấn đề tư bản hóa và Mỹ hóa các bảo tàng, dưới làn sóng du lịch. Di sản văn hóa cần phải được bảo vệ bằng nhiều cách hơn nữa. Margarita Reyes Suárez nhiệt tình mô tả trách nhiệm khôi phục bảo tàng đối với cộng đồng là gì, bà cũng nhấn mạnh đến việc phi thực dân hóa thông qua quan điểm phương Tây và nên dành nhiều không gian hơn nữa cho sự đa dạng văn hóa. Bà kết luận: “Bảo tàng phải là nơi lắng nghe và là nơi tiếng nói của mọi người được lắng nghe.” Với tinh thần tương tự, Ladislav Jackson làm rõ hơn sự tồn tại của quá khứ và bức màn bí mật của cộng đồng LGBT, kêu gọi cộng đồng bảo tàng loại bỏ tư duy bá quyền nhị phân về tình dục khác giới, hãy tế nhị và tiến bộ hơn trong cách nhìn nhận về quyền sống và quyền được tưởng nhớ của những người trong cộng đồng LGBT. Hãy đối đãi với họ như bất kỳ người bình thường nào, trong giai đoạn lịch sử nào, cuộc sống và hiện vật của họ ra sao, đều cần được ghi chép và lưu trữ lại. Vì vậy, trong lĩnh vực bảo tàng cũng cần dành sự quan tâm và chăm sóc nhiều hơn nữa cho những nghiên cứu viên, hoặc công tác trong bảo tàng mà thuộc cộng đồng LGBT . Bảo tàng nên mở ra các các cơ hội để được giao tiếp với người dân và cộng đồng nơi đặt trụ sở của bảo tàng, như vậy chúng ta mới có thể từng bước đạt được quyền bình đẳng và để lại những kỷ lục xác thực hơn.  Kể từ khi Thư viện Alexandria thành lập, việc sưu tầm và học hỏi luôn là động lực và chủ yếu của bảo tàng, và nó đã được thực hiện trong suốt quá trình phát triển của viện. Bảo tàng Hiện Đại gánh vác sứ mệnh này, tiến về phía trước theo cách có ý nghĩa hơn và hòa nhập hơn cho người dân và người sử dụng không gian bảo tàng. Trong đại hội, sức mạnh tập thể của xã hội cô đọng lại và biểu tượng cho sức mạnh. Cần thiết hơn bao giờ hết, bảo tàng Hiện Đại nên đoàn kết và cô đọng lại như một cộng đồng và tăng cường kết nối giữa bạn, tôi và tất cả mọi người.   

2022-11-28

Giới thiệu về tác giả: Nathaporn Songsawas Nathaporn Songsawas là Cử nhân Văn học của Đại học Chulalongkorn Thái Lan, chuyên ngành chính là tiếng Anh và ngành phụ là Văn học so sánh. Cô hiện đang làm việc với tư cách là một nhà văn độc lập và trợ lý nghiên cứu nhân quyền tại Quỹ Tổ chức đa văn hóa (Cross Cultural Foundation) là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Thái Lan, chuyên đảm bảo quyền tiếp cận công lý bình đẳng cho tất cả mọi người ở Thái Lan. Giới thiệu đơn vị : Quỹ Tổ chức đa văn hóa Được thành lập vào năm 2002, Quỹ Tổ chức đa văn hóa (CrCF) là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Thái Lan nhằm đảm bảo công bằng bình đẳng cho tất cả mọi người ở Thái Lan, hợp tác chặt chẽ với các mạng lưới nhân quyền quốc tế để làm việc cho sự hòa nhập và trao quyền cho người dân bản địa và dân tộc thiểu số. Các lĩnh vực chuyên môn của CrCF như sau: Giám sát và điều tra các hành vi vi phạm nhân quyền; ủng hộ việc thúc đẩy viễn cảnh về công lý, đồng thời đào tạo người dân, giúp họ hiểu và thực hiện các quyền của mình, phòng chống tra tấn, bảo vệ quyền con người bằng các chiến lược pháp lý; hỗ trợ pháp lý miễn phí và hỗ trợ cụ thể cho các nhóm yếu thế ở các tỉnh biên giới của Thái Lan. 「Dù chúng tôi có hét to đến đâu, họ có tai cũng như điếc. 」 Đoạn văn này là một trong những tin nhắn được viết trên một tấm bạt hình cánh diều, để truyền tải tiếng nói của người miền nam Thái Lan đến các vùng miền khác. Tấm bạt này có tên là《Đắm chìm》(Submerged) là một trong những tác phẩm nghệ thuật, được trưng bày tại triển lãm nghệ thuật “IM LẶNG” tổ chức tại Patani Thái Lan, từ ngày 10 đến 13 tháng 6 năm 2022, mục đích là lan toả và khơi dậy sự nhận thức về vi phạm nhân quyền ở biên giới phía nam Thái Lan.

2022-11-28

Trước vấn đề biến đổi khí hậu, với vai trò của các bảo tàng có thể thực hiện những hành động cụ thể nào để làm cầu nối cho khách tham quan nhận thức được? Hưởng ứng chủ đề của Đại hội ICOM Praha năm nay “Sức ảnh hưởng của các Viện bảo tàng”, Chi nhánh Châu Á - Thái Bình Dương của Liên đoàn Quốc tế các Bảo tàng Nhân quyền (FIHRM-AP), đã tiếp nối với mô hình đào tạo Nhân quyền của năm 2020. Chủ đề lần này là “Biến đổi khí hậu và các vấn đề về quyền con người”, dưới hình thức mở ra các cuộc họp hàng tháng, khảo sát thực tế, thảo luận, liên tục kéo dài trong 5 tháng, FIHRM-AP đã mời 12 tổ chức phi chính phủ1 và 9 bảo tàng quốc gia2 tham gia, cả hai bên cùng hành động nhằm góp phần cải thiện cho các vấn đề khí hậu và nhân quyền. FIHRM-AP xem xét lại những điểm giống và khác nhau giữa các tổ chức phi chính phủ và viện bảo tàng Mục đích của hoạt động này là thúc đẩy trao đổi về biến đổi khí hậu và các vấn đề nhân quyền, đồng thời đi sâu hơn nữa là sẽ trao đổi các bước thực hiện về kế hoạch chi tiết cho các vấn đề khí hậu và nhân quyền dựa vào thế mạnh của cả hai. Trong buổi thảo luận đầu tiên này, cô Trần Thư Đình là nhà nghiên cứu của Hiệp hội Liên minh Hành động Công dân Xanh, đã được mời đến giảng giải về vấn đề khí hậu, qua đó ta có thể thấy rằng các đoàn thể này rất có lợi thế trong việc ủng hộ và thúc đẩy các hành động về các vấn đề khí hậu, như: xúc tiến chính sách, họp báo, đào tạo giáo viên và các hình thức khác. Mặt khác, bảo tàng đã mời ông Hoàng Húc, một nhà nghiên cứu của Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Quốc gia, lấy đề tài khí hậu để làm ví dụ cho kế hoạc triển lãm với chủ đề “Triển lãm nhiếp ảnh Nam Phong: Câu chuyện về ngôi làng Đài Tây”, nói rõ cách mà bảo tàng thực hiện, thảo luận và nghiên cứu các vấn đề khí hậu là như thế nào, đồng thời chia sẻ cụ thể tư duy và phương hướng triển lãm. Hai bên thảo luận trao đổi thông qua hình thức hội thảo, để hiểu hơn về những khác biệt và trí tưởng tượng giữa bảo tàng với tổ chức phi chính phủ là gì, nhìn nhận xem xét kỹ hơn về mối quan hệ hợp tác giữa hai bên, phải chăng thích hợp cùng nhau thực hiện chung một dự án.              1Các đơn vị tổ chức phi chính phủ tham gia bao gồm: Tổ chức Bảo vệ Môi trường Liên minh Những người Nội trợ、Liên minh Khí hậu Thanh niên Đài Loan、Quỹ Công dân Trái đất、Hiệp hội thúc đẩy nhân quyền Đài Loan、Hiệp hội Xúc tiến Học viện Người bản địa Đài Loan、Hiệp hội Liên minh Hành động Công dân Xanh Đài Loan、Nhóm nghiên cứu sau thảm họa Morakot thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ、Hiệp hội Bảo tồn Hoang dã Chiayi、Đại học Quốc gia Trung Sơn Trung tâm Đảo Nam、Tổ chức Ân xá Quốc tế chi nhánh Đài Loan、Liên minh nhân quyền Người bản địa sau thảm họa Morakot、Quỹ Bảo đảm Quyền Môi trường 2 Các bảo tàng tham gia gồm có: Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Quốc gia、Bảo tàng Khoa học và Công nghệ Quốc gia、Bảo tàng thẩm mỹ sống quốc gia Đài Đông、Bảo tàng Văn hóa Tiền sử Quốc gia Đài Loan、Trung tâm Giáo dục Khoa học Quốc gia Đài Loan、Bảo tàng quốc gia Đài Loan、Bảo tàng lịch sử quốc gia Đài Loan、Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia Đoàn kịch Mỗi người Một câu chuyện (Playback Theatre)  - Truyền tải các hình thức tương tác và quan điểm khác nhau Nói về đề tài biến đổi khí hậu, ngoài các khởi xướng của tổ chức phi chính phủ và các loại hình triển lãm trong bảo tàng ra, thì còn cách nào nữa không? FIHRM-AP đã mời đoàn kịch Playback Theatre sử dụng hình thức trình diễn ngẫu hứng trực tiếp để dẫn dắt cuộc thảo luận giữa những người tham gia. Dựa vào thế mạnh của diễn xuất, mang lại cách tư duy và sự tương tác đa dạng hơn. Trước tiên, mời người tham gia chia sẻ mối quan tâm của họ về các vấn đề khí hậu, dùng cách biểu diễn để kết nối và tư suy lại về mối quan hệ hàng ngày giữa khí hậu và con người, đồng thời chính màn trình diễn đó như một câu trả lời cho khán giả. Sau đó, trưởng đoàn Cao Dư Trinh và giảng viên kịch Trần Chính Nhất, chia sẻ về thiết kế các giáo án trong cộng đồng và trường học. Bảo tàng và tổ chức phi chính phủ đã thông qua hình thức “trình diễn”, gợi ý một góc độ thảo luận mới cho những người tham gia đề tài này.

Chuyên mục
2022-11-28

Bảo tàng Suiheisha (Suiheisha History Museum) Bảo tàng Suiheisha mở cửa vào tháng 5 năm 1998 tại Kashiwabara, thành phố Gose, tỉnh Nara. Với mục đích phục hồi văn hóa nhân quyền và phổ cập các tư duy về quyền con người, truyền tải các thông điệp về phân biệt đối xử và nhân quyền. Vào tháng 9 năm 2015, Câu lạc bộ Suiheisha lần đầu tiên tham gia hội nghị FIHRM (Liên đoàn Quốc tế về Bảo tàng Nhân quyền) tại Wellington, New Zealand, và là tổ chức đầu tiên của Nhật Bản trở thành thành viên của FIHRM vào tháng 12 cùng năm. Từ đó, Câu lạc bộ Suiheisha đã bắt đầu thúc đẩy nhiều hoạt động, để cùng với cả thế giới theo đuổi lý tưởng “Sự tôn nghiêm và hòa bình của nhân loại”. Vào tháng 5 năm 2016, Câu lạc bộ Suiheisha tại Đại hội ICOM (Hội nghị Bảo tàng Quốc tế) và Đại hội FIHRM Rosario (Argentina), giới thiệu về “Bản ghi chép hợp tác giữa Câu lạc bộ Suiheisha và Câu lạc bộ Hyeongpyengsa về những người bị phân biệt đối xử xuyên biên giới” (5 bộ tư liệu lịch sử của Bảo tàng Suiheisha), đã được UNESCO ghi nhận trong hạng mục “Ký ức về thế giới(Memory of the World)” khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Và đồng thời tiếp tục phấn đấu hi vọng trong tương lai sẽ chính thức được ghi nhận trong danh sách hạng mục quốc tế. Vào ngày 3 tháng 3 năm 2022, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập câu lạc bộ Suiheisha, và bảo tàng này sau khi được trùng tu thì cũng chính thức được mở cửa trở lại. Tadayuki Komai Sinh năm 1972 tại thành phố Gose, tỉnh Nara, Nhật Bản. Năm 1998, Bảo tàng Suiheisha bắt đầu mở cửa, thì khi ấy anh đã đảm nhận vai trò là một chuyên viên nghệ thuật, đến năm 2015 anh trở thành giám đốc Viện. Thông qua các hoạt động của Liên đoàn Quốc tế Bảo tàng Nhân quyền và “Ký ức về thế giới”…, anh truyền tải thông điệp thành lập Câu lạc bộ Suiheisha đến với thế giới. Anh hiện đảm nhiệm công tác giảng dạy khóa học về nhân quyền tại Đại học Kobe College. Anh là đồng tác giả ấn bản mới của 『Nguồn gốc của Câu lạc bộ Suiheisha 』 (Nhà xuất bản Giải phóng, 2002), 『Nhiệt huyết và hào quang của tuyên ngôn câu lạc bộ Suiheisha 』 (Nhà xuất bản Giải phóng, 2012), 『Các vấn đề về bộ lạc hiện đại』 (『 Bài giảng về các vấn đề bộ lạc Nhật Bản hiện đại 1』, Nhà xuất bản Giải phóng, 2022) Lời mở đầu Ngày 3 tháng 3 năm 1922, tại Hội trường Công cộng Thành phố Kyoto, Câu lạc bộ Suiheisha Toàn quốc được thành lập với mục đích theo đuổi Sự tôn nghiêm và quyền bình đẳng của con người, đó được thành lập với những thành viên chính là những người trẻ tuổi sinh ra và lớn lên ở Kashiwabara, thành phố Gose, tỉnh Nara. Vào thời kỳ đầu thành lập của câu lạc bộ Suiheisha Toàn quốc, chủ trương phong trào xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các bộ lạc, thúc đẩy tự do và bình đẳng, thiết lập quyền con người và theo đuổi giải phóng tự do cho các bộ lạc, tinh thần này đã được lưu truyền từ đời trước cho đến thế hệ đời sau. Vì để các thế hệ sau hiểu hơn về quá trình nỗ lực phấn đấu đó, vào tháng 5 năm 1998, dựa vào sự quyên góp kinh phí từ khắp cả nước, Bảo tàng Lịch sử Suiheisha chính thức được thành lập tại Kashiwabara ( và năm 1999 đổi tên thành Bảo tàng Suiheisha). Lý tưởng sáng lập tạo nên sự cộng hưởng Tuyên ngôn sáng lập của câu lạc bộ Suiheisha Toàn quốc là “Hãy giải phóng bản thân bằng cách tôn trọng người khác” và truyền bá tuyên ngôn của người sáng lập “Vì một thế giới ấm áp và cuộc sống tươi sáng”. Đây là bản tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên của Nhật Bản và là bản tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên trên thế giới do người đã từng bị phân biệt đối xử ban hành. Lý tưởng sáng lập của câu lạc bộ Suiheisha là muốn tạo ra một xã hội, mà nơi đó tất cả bản sắc đều được chấp nhận(identity). Đồng thời cùng nhau xây dựng một xã hội không có sự phân biệt đối xử. Lý tưởng này không chỉ kết nối được với những người trong bộ lạc(Burakumin), mà còn tạo nên được sự cộng hưởng với nhiều người ngoài kia. Đối với phong trào đấu tranh dân chủ về nhân quyền của người Triều Tiên ở Nhật Bản, người Uchinanchu, dân tộc Ainu, và những người đã từng khỏi bệnh phong, cũng mang lại cho họ tia hi vọng và lòng can cảm. Điều này cũng góp phần làm ảnh hưởng đến người Pekuchon, nhóm người bị phân biệt đối xử ở Bắc Triều Tiên. Vào tháng 4 năm 1923, người “Pekuchon” đã thành lập câu lạc bộ Hyeongpyengsa. Sự liên kết vào giao lưu giữa câu lạc bộ Suiheisha và Hyeongpyengsa , được ghi chép dựa trên các nguyên tắc chung về nhân quyền, tự do, bình đẳng, lòng yêu thương và nền chủ nghĩa dân chủ. Theo các tài liệu lịch sử ghi nhận lại “Câu lạc bộ Suiheisha và Hyeongpyengsa: Liên minh những người bị phân biệt đối xử xuyên biên giới”. Vào năm 2016, được UNESCO ghi danh trong “Ký ức về thế giới” khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài ra, việc thành lập Câu lạc bộ Suiheisha cũng đã thu hút được sự chú ý của giới truyền thông nước ngoài, tạp chí "The Nation" của Mỹ cũng đã đăng bản dịch tiếng Anh về tuyên ngôn của Câu lạc bộ Suiheisha trong một bài báo vào ngày 5 tháng 9 năm 1923. Sự phân biệt đối xử đối với các bộ lạc mà Câu lạc bộ Suiheisha tìm cách xóa bỏ là gì ? Dựa trên tuyên ngôn thành lập của Câu lạc bộ Suiheisha Toàn quốc, mục tiêu là xoá bỏ sự kỳ thị mà “Người bộ lạc” nhóm người thuộc dân tộc thiểu số trong xã hội đã phải chịu đựng. Căn nguyên của cái gọi là kỳ thị bộ lạc xuất phát từ hệ thống nhận dạng danh tính ở Nhật Bản thời kỳ trước hiện đại, họ bị gọi là “Eta” như một cách kỳ thị danh tính . Mặc dù Nhật Bản sau khi trở thành quốc gia hiện đại, đã bãi bỏ chế độ phân biệt danh tính trên hệ thống pháp luật, danh xưng "Eta”cũng đã bị bãi bỏ vào năm 1871, tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, sự phân biệt đối xử của bộ tộc được tái hiện lại một lần nữa, và hình thành một vấn đề xã hội cố hữu trong xã hội Nhật Bản. Hình thức phân biệt đối xử bộ lạc này tương tự như chế độ phân chia giai cấp ở Ấn Độ, họ bị gọi là “Người không nên tiếp cận(Untouchables)” và “người bị ruồng bỏ(outcasts)” , người Dalit.  (* Người không nên tiếp cận- Untouchables, người bị ruồng bỏ- outcasts, người Dalit, đều dùng để chỉ các tên khác nhau của những người bị phân biệt đối xử, không phải chủng tộc khác nhau). Ngoài ra, sự phân biệt đối xử giữa các bộ lạc được ban hành trong Điều 14 của Hiến pháp Nhật Bản vào tháng 11 năm 1946, được định vị là phân biệt đối xử dựa trên “địa vị xã hội và hoàn cảnh gia đình”, như trong “Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc(ICERD)” được Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 20 thông qua vào tháng 12 năm 1965, được đặt vào vị trí phân biệt đối xử “thế hệ (descent)”. Nên việc xóa bỏ phân biệt đối xử, dù trong nước hay quốc tế, là một sứ mệnh rất quan trọng trong vấn đề nhân quyền. Từ năm 1868, Nhật Bản lấy phong trào “Minh Trị Duy tân” làm điểm khởi đầu cho nhà nước hiện đại của mình, tuy nhiên, sự phân biệt đối xử về danh tính trước hiện đại đã hình thành một trật tự phân biệt đối xử mới trong xã hội mới, sự kỳ thị và chống lại người bộ lạc vẫn tồn tại trong xã hội hiện đại. Đặc biệt vào khoảng năm 1900, tình trạng phân biệt đối xử với các bộ lạc gia tăng nghiêm trọng, chính phủ và các cơ quan nhà nước bắt đầu thử sức thúc đẩy phong trào cải cách bộ lạc với chính sách cải thiện từ giai cấp cao đến giai cấp thấp. Xúc tiến sự hòa nhập của những người trong bộ lạc và những người bên ngoài bộ lạc. Nhưng đối với những người bộ lạc, họ vẫn không hài lòng, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở nhiều nơi khác nhau, họ tự phát động phong trào giải phóng, độc lập, nhằm theo đuổi tự do, bình đẳng và lòng yêu thương. Hy vọng thực hiện được việc xoá bỏ sự phân biệt đối xử bộ lạc. Và khi đó câu lạc bộ Suiheisha giữ vai trò chính trong làn sóng đấu tranh giải phóng độc lập của các bộ lạc. Nhắm đến mục tiêu đề cao nhân phẩm con người Vào năm 1942, mặc dù Câu lạc bộ Suiheisha Toàn quốc về mặt pháp lý thì không còn tồn tại nữa, tuy nhiên lý tưởng sáng lập là đề cao nhân phẩm và quyền bình đẳng của con người mà Câu lạc bộ theo đuổi vẫn tiếp tục được lưu truyền lại, và phong trào giải phóng bộ lạc vẫn tiếp tục được diễn ra. Năm 1948, Liên hợp quốc thông qua “Tuyên ngôn nhân quyền thế giới”, quy định các nguyên tắc về quyền con người, năm 1995, bắt đầu thúc đẩy “Thập kỷ Giáo dục Nhân quyền của Liên hợp quốc”, năm 2005 Liên hợp quốc chủ trương “Xu hướng chính về nhân quyền”, những hành động này tạo nên một làn sóng ủng hộ đáng kể, dần dần trở thành nhận thức chung của toàn thế giới. Ngoài ra, tại Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững của Liên hợp quốc năm 2015, tất cả các quốc gia thành viên đã nhất trí thông qua các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), nhằm tạo ra một tương lai mà không ai bị bỏ lại phía sau, và tất cả mọi người trên hành tinh này đều có thể sống một cuộc sống thịnh vượng và hạnh phúc. Để xây dựng một xã hội bền vững, các Mục tiêu Phát triển Bền vững lấy “quyền con người” làm từ khóa, đồng thời đặt ra 17 mục tiêu cốt lõi và 169 mục tiêu chi tiết, điều đó cũng phù hợp với tư tưởng “cốt yếu”của Câu lạc bộ Suiheisha “Đánh thức bản chất con người, để hướng tới sự hoàn thiện cao nhất của con người”. Bảo tàng Suiheisha là bảo tàng đầu tiên của Nhật Bản tham gia Liên đoàn Quốc tế về Bảo tàng Nhân quyền (FIHRM), Suiheisha đã thông qua các hoạt động của FIHRM và “Ký ức về thế giới”, truyền bá lý tưởng của câu lạc bộ Suiheisha đến với thế giới. Bảo tàng Suiheisha nỗ lực theo đuổi phẩm giá con người thông qua việc trưng bày và truyền tải thông tin liên quan đến nhân quyền. Việc thúc đẩy các hoạt động này đã được nhiều tổ chức khác nhau hỗ trợ. Bảo tàng Suiheisha được thành lập ở Kashiwara vào năm 1999, khi ấy Bảo tàng Suiheisha được hình thành chủ yếu bởi các đoàn thể khác nhau, họ hoan nghênh tất cả người dân đến tham quan, bên cạnh đó họ cũng tiến hành trùng tu và trồng thêm cây xanh cho công viên gần bảo tàng.   Ngoài ra, để xúc tiến, duy trì và phát triển bảo tàng, các đoàn thể Giáo dục, Thể thao, Tôn giáo, Xí nghiệp, Liên đoàn lao động, v.v. của tỉnh Nara đã cùng nhau thành lập Hiệp hội Bảo trợ cho Bảo tàng Suiheisha. Và những thành viên trong Hiệp hội Bảo trợ này phải dựa trên tinh thần “Liên minh giải phóng bộ lạc Liên đoàn tỉnh Nara” làm lý tưởng theo đuổi chủ yếu, và tiếp tục kế thừa phong trào giải phóng bộ lạc. Bên cạnh đó, hàng năm phải mua ủng hộ một số lượng vé cố định để tăng lượt tham quan. Ngoài ra, tại lễ kỷ niệm 100 năm thành lập câu lạc bộ Suiheisha, bên phía bảo tàng đã phối hợp với đơn vị bảo trợ để cùng nhau xem xét các nội dung triển lãm, tiếp thu các ý kiến khác nhau, để nội dung triển lãm được phong phú và hoàn thiện hơn. Kết quả là đã khiến cho nhiều khách tham quan cảm thấy “vô cùng xúc động”. Đặc biệt, trong khu triển lãm mới được tu sửa《Hậu ký(epilogue)》, đã trưng bày các câu danh ngôn rất cảm động của những người nổi tiếng, và đồng thời cũng có “Những lời nói ấn tượng và sâu sắc” mà bảo tàng thu thập được từ những người dân đóng góp. Trên các bức tường trắng, có những câu danh ngôn về “Xây dựng một thế giới ấm áp hơn” (Vui lòng tham khảo hình đính kèm bên dưới), cũng là chủ trương của câu lạc bộ Suiheisha, được hiện thị bằng chữ nổi cố định trên tường. Ngoài ra, trên 5 màn hình kích cỡ lớn được lắp trên tường, các dòng chữ chạm đến trái tim người tham quan lần lượt được hiện thị. Nên khu trưng bày này được gọi là “Viện mỹ thuật danh ngôn”, và trong tương lai viện bảo tàng sẽ tiếp dụng thu thập “Các ngôn từ cảm động” của mọi người. Hy vọng khu vực triển lãm này, sẽ là nơi mà bất kỳ ai cũng có thể tham gia và đóng góp, để không gian này sẽ là nơi mọi người cùng chia sẻ những điều về “Hiện thực hóa sự tôn nghiêm của con người”. Tạo ra một xã hội ấm áp hơn Năm 1992 sau khi thành lập câu lạc bộ Suiheisha, chiến dịch xóa bỏ sự phân biệt đối xử bộ lạc và thúc đẩy nhân quyền ở Nhật Bản và ở nước ngoài đã trải qua một thế kỷ lịch sử. Nhưng nhìn vào Nhật Bản ngày nay, những dân tộc thiểu số bị phân biệt đối xử trong thời kỳ đầu vẫn đang tiếp tục bị kỳ thị ngay trên các giấy tờ về hôn nhân, hoặc bất động sản, và khó có thể nói rằng sự phân biệt đối xử đã hoàn toàn bị xóa bỏ. Ngoài ra, hiện nay cũng có nhiều hành vi xấu tràn lan trong xã hội, như lợi dụng sự hiểu lầm mà mọi người thường kiêng kỵ tiếp xúc với dân tộc thiểu số, để bán sách giá cao với lý do người dân không hiểu các vấn đề của bộ lạc, và lợi dụng các vấn đề bộ lạc như một cái cớ để trục lợi cá nhân, áp đặt họ thực hiện các nghĩa vụ không đáng có. Những hành vi này cũng là nguyên nhân gây ra định kiến và ý thức sai lầm. Hơn nữa, vô số tin nhắn vu khống và bình luận chống lại dân tộc thiểu số trên mạng cũng góp phần đề cao sự phân biệt đối xử. Chính vì vậy, năm 2016, Nhật Bản ban hành ba đạo luật Nhân quyền, “Đạo luật Thúc đẩy Xóa bỏ Phân biệt Bộ tộc”, “Đạo luật Xóa bỏ Phân biệt Đối xử với Người Khuyết tật” và “Đạo luật Xóa bỏ lời nói gây thù hằn”. Và vào năm 2019, Đạo luật “Thúc đẩy chính sách quan tâm người Ainu” cũng được thực hiện. Trong bối cảnh hiện trạng phân biệt đối xử người bộ lạc và các xu hướng liên quan đến quyền con người nêu trên, phong trào giải phóng bộ lạc và giải phóng nhân quyền được kết nối với nhau, cùng tập trung vào việc khắc phục tình trạng phân biệt đối xử. Lấy căn cứ điểm là tỉnh Nara để truyền thông tin liên quan ra thế giới bên ngoài. Bảo tàng Suiheisha bắt tay hợp tác với phong trào này và đảm nhận vai trò là cơ sở truyền tải thông tin về quyền con người, kế thừa lý tưởng của câu lạc bộ Suiheisha Toàn quốc là nâng cao nhân phẩm và bình đẳng của con người, cũng như tinh thần không bao giờ nhượng bộ trước sự phân biệt đối xử, và tiếp tục truyền lại sứ mệnh này cho thế hệ đời sau. Hy vọng rằng chúng ta có thể cùng nhau “Tạo ra một thế giới ấm áp hơn” , tiếp tục theo đuổi và thực hiện lý tưởng, nguyện vọng của Câu lạc bộ Suiheisha, đồng thời cùng nhau tạo ra một xã hội khoan dung và hòa hợp, để mọi người có thể được là chính mình và sống tự do tự tại. Chúng tôi tin chắc rằng, tất cả khách tham quan Bảo tàng Suiheisha đều sẽ đồng tình và ủng hộ quan điểm này. “Nguyện ước cuộc sống tươi sáng và thế gian luôn ấm áp tình người”

2022-11-28

lời nói đầu FIHRM được thành lập nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề nhân quyền và tích cực khuyến khích các viện bảo tàng tham gia vào các vấn đề dân chủ và tính bao dung. Hội nghị thường niên FIHRM 2022 được tổ chức tại Oslo vào tháng 9, được tổ chức bởi Mạng lưới Bảo tàng Dân chủ và Nhân quyền Na Uy (Demokratinetverket). Hội nghị kéo dài ba ngày với ba địa điểm khác nhau, các địa điểm được đặc biệt lựa chọn có tính đại diện về hình ảnh dân chủ và nhân quyền ở Oslo: Đó là Bảo tàng Hiến pháp Eidsvoll 1814, Trung tâm Nobel Hòa bình, và Trung tâm nghiên cứu về nạn tàn sát dân tộc Do Thái- Tôn giáo dân tộc thiểu số Na Uy (HL-center), điều này mang một ý nghĩa rất đặc biệt.    Trước tiên, cuộc họp tập trung vào cách sử dụng tư duy phản biện để thảo luận về quyền tự chủ và tính linh hoạt của các viện bảo tàng nhân quyền ở những nơi mà nhân quyền và tư tưởng dân chủ bị áp bức. Giữa viện bảo tàng, chính phủ và cộng đồng đang tồn tại mối quan hệ nào và để phát triển thì sẽ có những áp lực nào? làm thế nào để bảo tàng nhân quyền định hình vai trò của họ đồng thời tương tác với các chủ đề gây tranh cãi. Sau đó, mô tả tình trạng hiện tại của bảo tàng nhân quyền toàn cầu, giải quyết về việc nên bao hàm hoặc loại trừ các vấn đề xã hội, văn hóa và chính trị từ các quan điểm khác nhau. Đồng thời đưa ra các phương pháp hoặc chiến lược bao hàm khả thi cho các bảo tàng nhân quyền. Những người tham gia đến từ Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ, ngoài ra còn có ông Hồng Thế Phương- Chủ tịch FIHRM-AP kiêm Giám đốc Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia Đài Loan, và ông Tenzin Topdhen, Giám đốc Bảo tàng Tây Tạng, một thành viên của Chi nhánh Châu Á- Thái Bình Dương, đều đến tham dự hội nghị trọng đại này. Bằng cách chia sẻ kinh nghiệm và phương pháp tham gia thực tiễn, hy vọng sẽ giải quyết và thương lượng các vấn đề về lòng khoang dung trong không gian bảo tàng và trong toàn xã hội, lấy bảo tàng làm điểm khởi đầu, chúng tôi cam kết thúc đẩy và tạo ra một xã hội bình đẳng.  Các bảo tàng phải đối mặt với những áp lực và thách thức trong và ngoài về các vấn đề nhân quyền Người người bình đẳng là tinh thần không thể thiếu trong một xã hội lý tưởng, vậy mà con đường đi đến nơi tốt đẹp vẫn còn nhiều gian nan. Phiên họp đầu tiên của ngày thứ nhất được khai mạc bởi Kathrin Pabst, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế về Tình huống khó xử trong đạo đức (IC Ethics) và Người quản lý cấp cao Kathrin Pabst của Bảo tàng Vest-Agder, họ đã phân tích Bảo tàng Nhân quyền có thể phải đối mặt với những thách thức nào. Có năm áp lực mà các viện bảo tàng thường phải đối mặt là tranh chấp giữa các đồng nghiệp, nỗ lực xóa bỏ quá khứ, các cuộc can thiệp chính trị đột ngột, sự tàn phá của chiến tranh và bảo tồn di sản văn hóa của một quốc gia. Các nguồn áp lực này được chia thành bên trong hoặc bên ngoài, bên trong từ nhân sự trong tổ chức bảo tàng; bên ngoài từ chính quyền và xã hội địa phương.  Tuy nhiên, trong sự bế tắc thì biết đâu lại là bước ngoặt, sự phát triển của Bảo tàng Nhân quyền phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau, nhưng áp lực cũng có thể là một yếu tố thúc đẩy quá trình này, Jette Sandahl, Chủ tịch Hội đồng quản trị Diễn đàn Bảo tàng Châu Âu(European Museum Forum), đưa ra hướng dẫn về cách các bảo tàng nên ứng phó với những thách thức, bà chỉ ra rằng chính vì các viện bảo tàng đang phải đối mặt với quá nhiều áp lực và khủng hoảng, nên chúng phải được đoàn kết lại, phấn đấu thoát khỏi chủ nghĩa ngoại lệ hàng thế kỷ, ngừng tự mãn, hãy can đảm bước ra khỏi vùng an toàn của bạn để tìm kiếm những người mà có thể cùng nhau tiến về phía trước. không ai là ngoại lệ trên con đường đạt được quyền con người. Nhân viên bảo tàng cần có can đảm chống lại sự thụ động hoặc đồng lõa của quyền lực trong các bộ phận bảo tàng khác nhau, giải quyết các tình huống khó xử và xung đột, kiên trì với niềm tin và sức mạnh tập thể.  Tinh thần đoàn kết này được thể hiện như thế nào trong bảo tàng, tiếp theo, các học giả từ Viện bảo tàng quốc gia Liverpool và Đại học Leicester cung cấp cho chúng ta các ví dụ thực tế.  Dự án tái tạo Bờ sông Hợp tác Liên ngành với Bảo tàng Viện bảo tàng quốc gia của Liverpool và Đại học Leicester thảo luận về dự án tái tạo bờ sông(Waterfront Transformation)mở rộng phát triển chung của họ. Dự án là một ví dụ điển hình về việc sử dụng sức mạnh tập thể, thông qua sự hợp tác và nỗ lực trên mọi phương diện, chúng ta sẽ cùng nhau thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng địa phương và hướng tới một xã hội bình đẳng.  Dự án tái tạo bờ sông cố gắng giữ cho bảo tàng được kết nối với xã hội đương đại, bắt đầu từ bờ sông mang tính biểu tượng của Liverpool, kết nối những câu chuyện, di sản, cộng đồng và du lịch tượng trưng cho Liverpool, ngoài việc tạo ra một trải nghiệm phong phú cho du khách, nó cũng sẽ là chất xúc tác cho sự cải thiện của cộng đồng và môi trường. Đây không chỉ là một dự án hợp tác giữa các bảo tàng, mà còn là sự chung sức, chung lòng của người dân địa phương, tạo ra một thành phố biển Liverpool, nơi giao thoa giữa cái cũ và cái mới. 

2022-09-23

Giới thiệu về tác giả: Erpan Farietti Erpan Farietti là Giám đốc phụ trách của dự án Kết nối Borneo. Kết nối Borneo (Link-AR Borneo), tên đầy đủ là “Sáng kiến Borneo và Kết nối Nghiên cứu” (Advocacy and Research Circle of Borneo). Đây là một tổ chức cộng đồng dành riêng cho các chiến dịch vận động, , giáo dục và nghiên cứu về dân chủ, quyền công dân, nhân quyền, tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu ở Tây Kalimantan. Giới thiệu về đơn vị: Kết nối Borneo Kết nối Borneo (Link-AR Borneo), tên đầy đủ là “Sáng kiến Borneo và Kết nối Nghiên cứu” (Advocacy and Research Circle of Borneo), được thành lập vào ngày 2 tháng 4 năm 2009, là một tổ chức phi Chính phủ, nhiệm vụ chính là thúc đẩy các sáng kiến giải quyết vấn đề nghiêm trọng trong việc kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất và rừng của ngành khai khoáng. Ngành công nghiệp khai khoáng đóng vai trò kiểm soát tài nguyên thiên nhiên, vì lợi ích chính trị và kinh tế, khiến việc khai thác nguyên liệu thô trở thành nhiệm vụ trọng điểm, nhằm cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp lớn của thế giới. Borneo rất giàu tài nguyên thiên nhiên và do đó không thể thoát khỏi tình trạng này. Theo đó, Kết nối Borneo hoạt động dựa trên những bằng chứng và bắt tay vào công cuộc vận động chính sách, thực hiện mục tiêu hướng tới là giữ gìn lợi ích cộng đồng và môi trường bền vững. Kể từ khi thành lập, Kết nối Borneo đã hoạt động tích cực trong việc duy trì và bảo vệ nhân quyền, khuyến khích cải cách tư pháp, quản lý rừng và đất bền vững, thúc đẩy sự độc lập của cộng đồng trong các vấn đề quản lý rừng và đất. Bây giờ là lúc để xem xét lại chính sách và các biện pháp ứng phó với dịch bệnh COVID-19 của Chính phủ Indonesia, rồi các chính sách và biện pháp này ảnh hưởng đến con người như thế nào, bao gồm cả việc thực hiện và tôn trọng nhân quyền. Kể từ đầu năm 2020 (từ tháng 1 đến tháng 3), Chính phủ và các quan chức Indonesia chưa từng nghiêm túc nhìn nhận dịch bệnh COVID-19, thậm chí, họ còn xem nhẹ dịch bệnh COVID-19 và không tin vào sự tồn tại của loại virus này. Vào đầu năm 2020, phó tổng thống Indonesia nói rằng chỉ cần có sự cầu nguyện từ các nhà lãnh đạo tôn giáo, dịch bệnh COVID-19 sẽ không xâm nhập vào Indonesia. Ngay cả Tổng thống Indonesia (Joko Widodo) cũng gây hiểu lầm cho người dân, vào tháng 3 năm 2020, ông nói: “Chỉ cần dùng thuốc thảo dược, người dân Indonesia có thể kiểm soát dịch bệnh Covid-19” (Xem chương trình truyền thông Asing Soroti Jokowi Minum Jamu Untuk Tangkal Corona trên CNN Indonesia, ngày 16 tháng 3 năm 2020). Tóm lại, Chính phủ Indonesia đã dựa vào những ngôn luận và cơ sở thiếu khoa học để đối phó với dịch bệnh viêm phổi COVID-19. Biện pháp phòng chống dịch của Chính phủ Indonesia Vào tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố dịch viêm phổi COVID-19 là đại dịch khẩn cấp đe doạ sức khỏe cộng đồng quốc tế. Đáng lý ra thì từ thời điểm này, Chính phủ Indonesia nên thực hiện các biện pháp phòng chống dịch một cách có hệ thống, đồng thời tham khảo ý kiến ​​của giới chuyên gia y tế, đặc biệt là các nhà dịch tễ học và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, để kiềm chế sự lây lan của vi-rút trong nước. Tuy nhiên, mặc dù đây là một vấn đề về y tế, nhưng Chính phủ lại làm ngơ với ý kiến của các chuyên gia y tế, đôi khi ý kiến ​​của chuyên gia thậm chí còn bị coi nhẹ, thỉnh thoảng cũng có tin tức về việc Chính phủ mâu thuẫn với ý kiến của các chuyên gia y tế. Kể từ tháng 4 năm 2020, Chính phủ Indonesia đã ra lệnh cho Lực lượng Vũ trang Quốc gia (Indonesian National Armed Forces TNI) và cảnh sát phong tỏa mọi người ở yên trong nhà của họ[1], hạn chế các hoạt động tôn giáo và tự do đi lại, cấm tụ tập và biểu tình. Những điều này có thể đã vi phạm nhân quyền, đặc biệt là các quyền dân sự và chính trị. Kể từ khi WHO tuyên bố dịch viêm phổi COVID-19 đã trở thành một đại dịch toàn cầu, Chính phủ Indonesia đã đưa ra các biện pháp kiểm soát, nhưng không triển khai mở rộng ra toàn quốc. Các chuyên gia y tế cộng đồng cho rằng các biện pháp phòng chống dịch của Jokowi quá chậm chạp, không thể xoa dịu lòng dân một cách hữu hiệu. (Xem chương trình Virus corona: Jokowi umumkan langkah pengendalian Covid-19, tapi tanpa komando nasional tại BBC News Indonesia, ngày 16 tháng 3 năm 2020). Chính phủ Indonesia cũng thích công bố các chính sách và từ vựng mới về phòng chống dịch bệnh hàng tháng, và những chính sách này không mấy hữu ích với việc khống chế sự lây lan của dịch bệnh, trước căn bệnh chết người này, Chính phủ Indonesia hoảng loạn từ trên xuống dưới và thiếu một chủ trương mang tính hệ thống.                  Vào tháng 12 năm 2020, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Xã hội Indonesia, Juliari Batubara đã nhận hối lộ trong dự án quyên góp nhu yếu phẩm xóa đói giảm nghèo nhằm hỗ trợ người dân trong đại dịch. [2] Người dân Indonesia đang phải vật lộn khổ sở với dịch bệnh Covid-19, thì các quan chức Chính phủ Indonesia lại để xảy ra một vụ bê bối khủng khiếp như vậy. Số ca nhiễm Covid-19 và số ca tử vong tiếp tục tăng cao khiến hoạt động chống dịch của Chính phủ Indonesia càng trở nên khó khăn hơn. Chính phủ nên bảo vệ quyền được chăm sóc sức khỏe của người dân (cũng là một loại nhân quyền), ví dụ, đảm bảo rằng nhân viên y tế trên tiền tuyến của cuộc chiến chống lại dịch bệnh có đầy đủ thiết bị bảo hộ. Nhưng trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, Chính phủ Indonesia dường như chẳng giúp được gì, số ca nhiễm và tử vong đã không ngừng tăng mạnh kể từ giữa tháng 6 năm 2021. Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đối với người dân Indonesia Chính phủ Indonesia đã ra thông báo áp dụng “Chính sách giãn cách xã hội quy mô lớn” (PSBB) từ tháng 4 năm 2020, hy vọng sẽ phá vỡ chuỗi lây truyền bệnh Covid-19. Nhưng biện pháp này đã thất bại hoàn toàn, không đáp ứng được các mục tiêu chống dịch của WHO nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh và giảm số người tử vong. Do Chính phủ lưỡng lự giữa sức khỏe của người dân và phát triển kinh tế, vào tháng 7 năm 2021, dịch bệnh Covid-19 đã lan tràn một cách khủng khiếp ở Indonesia. Từ ngày 3 đến ngày 20 tháng 7 năm 2021, Chính phủ Indonesia đã khởi động Biện pháp Phòng ngừa Khẩn cấp (PPKM) [K2] đối với khu vực đảo Java và Bali, hy vọng ngăn chặn đại dịch Covid-19 và giảm số người tử vong. Đối với các quận và thành phố ở cấp hành chính thấp hơn Java và Bali, thì triển khai “Các biện pháp khẩn cấp hạn chế tổ chức hoạt động xã hội quy mô nhỏ” (PPKM Mikro Darurat) . Tuy nhiên, các biện pháp này không kiểm soát được dịch bệnh, số ca nhiễm bệnh và tử vong do mắc bệnh Covid-19 tiếp tục tăng lên. Vai trò của các tổ chức xã hội trong Đại dịch Covid-19 ở Indonesia Các tổ chức xã hội ở Indonesia hoạt động tích cực sau khi Indonesia cải cách và mở cửa (thời kỳ hậu chuyên chế), nhiều tổ chức trong số này đang tích cực quan tâm đến các vấn đề như nhân quyền, biến đổi khí hậu, y tế, cải cách tư pháp, chủ quyền lương thực, quyền đất đai và cải cách ruộng đất, nông dân và lao động. Các tổ chức xã hội ở Indonesia đã thu hút nhiều nhóm và cá nhân tham gia vào các hành động và sáng kiến của họ, chẳng hạn như bác sĩ, luật sư, chuyên gia nông nghiệp, v.v, giúp các tổ chức xã hội tiếp tục phát triển và trở nên đáng tin cậy hơn trong các lĩnh vực của họ. Các tổ chức xã hội của Indonesia về cơ bản đã thúc đẩy quá trình phát triển của thời kỳ hậu chuyên chế của Indonesia (sau năm 1998) theo hướng dân chủ và cởi mở hơn. Các tổ chức xã hội Indonesia cũng đang tập trung vào các hoạt động chống dịch của Chính phủ, chẳng hạn như Liên minh Công dân LaporCovid-19. Vào đầu tháng 3 năm 2020, bệnh Covid-19 bắt đầu hoành hành, và các cơ quan chính thức cũng đã lưu ý đến sự bùng phát dịch. Cùng thời điểm này, một nhóm người quan tâm đến các vấn đề nhân quyền và sức khỏe cộng đồng của dịch bệnh Covid-19 đã thành lập Liên minh Công dân LaporCovid-19. Liên minh Công dân LaporCovid-19 đã xây dựng một nền tảng thông báo tình hình dịch bệnh, là nơi người dân chia sẻ những thông tin về bệnh dịch mà họ đã phát hiện ra nhưng Chính phủ còn chưa biết tới.   Sử dụng sức mạnh của công chúng để ghi lại số lượng các ca nhiễm được xác nhận và thông báo các sự kiện liên quan đến dịch bệnh ở các khu vực lân cận, làm cho nền tảng này trở thành cầu nối và để lại dữ liệu cho dịch bệnh ở Indonesia. Với nền tảng LaporCovid-19, Chính phủ và người dân có thể nắm bắt được thông tin về sự phân bố  và mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh trong nước, Chính phủ cũng có thể sử dụng dữ liệu được thu thập bởi nền tảng LaporCovid-19 để tìm kiếm các chính sách phòng chống dịch và kế hoạch ứng phó. LaporCovid-19 được thành lập từ các tổ chức xã hội bao gồm: Quỹ Trợ giúp Pháp lý Indonesia (YLBHI) , Tạp chí Thời báo Indonesia (Tempo ), Dàn nhạc Hiệu ứng Nhà kính (Efek Rumah Kaca) , Tổ chức Minh bạch Quốc tế Indonesia, Quỹ Luật và Nhân quyền (Lokataru), Hakasasi.id, Liên minh U-Inspire Indonesia, Trường Luật STH Jentera , Truyền thông NarasiTV, Trung tâm Nghiên cứu Đô thị Rujak, Tổ chức Giám sát Tham nhũng Indonesia (ICW). Quỹ Trợ giúp Pháp lý Indonesia (YLBHI) là một tổ chức nhân quyền đã giám sát việc thực hiện các nghĩa vụ nhân quyền của Chính phủ Indonesia kể từ khi thành lập vào những năm 1970. Tạp chí Time Indonesia thuộc tập đoàn Tempo, tập trung vào các vấn đề như nhân quyền, môi trường và tham nhũng. Liên minh Xã hội được thành lập từ các tổ chức bao gồm LaporCovid-19, Cơ quan Giám sát Tham nhũng Indonesia, Quỹ Trợ giúp Pháp lý Indonesia, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội - Giáo dục và Thông tin (LP3ES) , Quỹ Luật và Nhân quyền, đã cho thấy chính sách chống dịch của Chính phủ Indonesia hỗn loạn như thế nào. Liên minh cho rằng kể từ khi dịch bùng phát vào đầu tháng 3 năm 2020, Chính phủ Indonesia đã hoạt động kém hiệu quả và không thể ngăn chặn được dịch bệnh. LaporCovid-19 đã chỉ trích các hoạt động chống dịch của Chính phủ là đầy sai lầm và không có hiệu quả trong việc hạn chế sự gia tăng số người tử vong. Dữ liệu của LaporCovid-19 cho thấy rằng nếu Chính phủ hành động cương quyết vào thời điểm đó, với các chính sách phòng ngừa và kiểm soát mạnh mẽ được áp dụng ngay từ khi bắt đầu bùng phát, tỷ lệ tử vong có thể được giảm thiểu ngay từ đầu. (Xem chuyên đề Kasus Meninggal Melonjak & RS Kolaps, Negara Gagal Tangani COVID? , Tirto.id, ngày 6 tháng 7 năm 2021, https://tirto.id/ght5). Nhưng ngay cả khi Chính phủ Indonesia chi 695,2 nghìn tỷ Rupiah (khoảng 1,4 nghìn tỷ Đài tệ) để chống lại dịch bệnh vào năm 2020, thì cuối cùng vẫn không có hiệu quả. (Xem báo La bàn Indonesia, ngày 20 tháng 12 năm 2020, “Kebijakan Pemerintah Menangani Covid-19 Sepanjang Học kỳ II năm 2020”).