:::

Làm thế nào để thiết lập mối quan hệ hữu hiệu với các nhóm cộng đồng – Báo cáo tại buổi hội thảo của ICSC

Buổi thảo luận trao đổi “Thiết lập mối quan hệ hợp tác hữu hiệu: bảo tàng, nhóm cộng đồng, nhân quyền” được tổ chức ngày 8 tháng 11 tại Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia, những người tham gia cùng chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo. ( Ảnh bởi: FIHRM-AP)

Buổi thảo luận trao đổi “Thiết lập mối quan hệ hợp tác hữu hiệu: bảo tàng, nhóm cộng đồng, nhân quyền” được tổ chức ngày 8 tháng 11 tại Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia, những người tham gia cùng chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo. ( Ảnh bởi: FIHRM-AP)

Giới thiệu tác giả: Trần An, nghiên cứu sinh của Viện nghiên cứu bảo tàng Đại học Quốc lập Nghệ thuật Đài Bắc


Làm thế nào để thiết lập mối quan hệ hữu hiệu với các nhóm cộng đồng – Báo cáo tại buổi hội thảo của ICSC

Trên con đường đề xướng nhân quyền, các tổ chức công tác nhân quyền làm thế nào để có thể tìm thấy nhóm cộng đồng cần đối thoại, đồng thời trao đổi và hợp tác với họ, lấy chủ đề là tầm quan trọng sự tham gia của việc nhóm cộng đồng, Hội nghị năm lần này của FIHRM-AP cũng xuất phát từ chủ đề này, tổ chức buổi thảo luận trao đổi với chủ đề là “Thiết lập mối quan hệ hợp tác hữu hiệu: bảo tàng, nhóm cộng đồng, nhân quyền”, mời bà Linda Norris là chuyên viên lâu năm của Liên minh Quốc tế Di chỉ Lương Tri (ICSC) đảm nhận người chỉ đạo cho buổi thảo luận trao đổi, dẫn dắt người tham gia hiểu mạng lưới cộng đồng của chính bảo tàng của mình và đề tài nhân quyền, đồng thời xây dựng kế hoạch hợp tác với cộng đồng cho bảo tàng.

Liên minh Quốc tế Di chỉ Lương Tri (ICSC) thành lập năm 1999, với mục tiêu là kết nối mạng lưới các di chỉ lịch sử, viện bảo tàng, cơ quan ký ức, thông qua sự hợp tác giữa các khu vực và toàn cầu, cùng nhau kiểm điểm suy nghĩ về những vết thương lịch sử trong quá khứ, thúc đẩy hoạt động nhân quyền đương đại. Bà Linda Norris đã lãnh đạo nhiều kế hoạch trong Liên minh, ví dụ như tìm hiểu về cách giải thích mới về “Ngôi nhà của nô lệ” (Maison des Esclaves) là di chỉ thế giới thứ nhất của Châu Phi, trong buổi thảo luận trao đổi này, bà Linda Norris cũng lấy nhiều ví dụ về kế hoạch hợp tác của Liên minh Quốc tế Di chỉ Lương Tri (ICSC), chia sẻ về sự tham gia của nhóm cộng đồng và những phương pháp đa dạng để đề xướng nhân quyền.

Buổi thảo luận trao đổi dẫn dắt người tham gia thảo luận về ba yếu tố lớn để hình thành một nhóm cộng đồng đó là địa lý, thân phận, sở thích và sở thích tương đồng, tìm ra các nhóm cộng đồng có liên quan với bảo tàng của chính mình, đồng thời chia sẻ với mọi người. (Cung cấp ảnh: FIHRM-AP)

Buổi thảo luận trao đổi dẫn dắt người tham gia thảo luận về ba yếu tố lớn để hình thành một nhóm cộng đồng đó là địa lý, thân phận, sở thích và sở thích tương đồng, tìm ra các nhóm cộng đồng có liên quan với bảo tàng của chính mình, đồng thời chia sẻ với mọi người. (Cung cấp ảnh: FIHRM-AP)

Làm quen với chính mình, tìm thấy cộng đồng!

“Bạn từ đâu đến? Những món ăn nào khiến cho bạn nhớ đến quê hương mình?” bà Linda Norris đã bắt đầu buổi thảo luận trao đổi bằng những câu hỏi như trên để mọi người cùng giới thiệu và làm quen với nhau, đây cũng là một cách làm nóng không khí để tìm hiểu cộng đồng, từ việc miêu tả giới thiệu và nhận biết bản thân, để tiến thêm một bước nữa suy nghĩ về định nghĩa “nhóm cộng đồng”. Vậy thì “nhóm cộng đồng” cuối cùng có nghĩa là gì? Có thể hiểu là Nhóm cộng đồng được hình thành bởi một nhóm người phức tạp nhưng có những đặc tính tương đồng, gồm ba yếu tố chính tạo thành là địa lý (geography), thân phận (idenity), sở thích và sở thích tương đồng (affinity). Những người tham gia buổi thảo luận cũng đi từ ba phương diện nói trên, kết hợp với sứ mệnh tuyên ngôn của bảo tàng của chính mình, cùng với vị trí địa lý, và bối cảnh sự kiện lịch sử để tìm ra nhóm cộng đồng hợp tác chủ yếu với bảo tàng của mình, và những nhóm cộng đồng chưa thiết lập quan hệ hợp tác, trong đó, Trợ lý giáo sư Phrae Sirisakdamkoeng Khoa khảo cổ học Đại học Nghệ thuật Thái Lan đã nhắc đến, quân đội Thái là một nhóm cộng đồng mà kế hoạch vẫn mãi chưa thể thiết lập quan hệ hợp tác, nhưng e ngại với tình trạng quyền lực không đối xứng như hiện nay, thì khó mà có cơ hội để đối thoại. Nhân viên của Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia Đài Loan đưa ra ý kiến, những người bị hại của khủng bố chính trị màu trắng luôn là nhóm cộng đồng mà chúng ta phải hợp tác lâu dài, hiện nay cũng tích cực tương tác với nhóm cộng đồng nhi đồng, khuyến khích giáo dục nhân quyền nhi đồng, truyền bá ý tưởng nhân quyền đương đại.

Chỉ tiêu của Mô hình về sự tham dự của công dân từ dưới lên được chia thành thao túng, giáo hóa, thông báo, tư vấn, an ủi, quan hệ hợp tác, chuyển giao quyền lực, công dân điều khiển, Linda Norris nói rõ về định nghĩa và tính quan trọng của mô hình cho người tham gia hiểu. (Ảnh bởi: FIHRM-AP)

Chỉ tiêu của Mô hình về sự tham dự của công dân từ dưới lên được chia thành thao túng, giáo hóa, thông báo, tư vấn, an ủi, quan hệ hợp tác, chuyển giao quyền lực, công dân điều khiển, Linda Norris nói rõ về định nghĩa và tính quan trọng của mô hình cho người tham gia hiểu. (Ảnh bởi: FIHRM-AP)

Sau khi bảo tàng tìm ra nhóm cộng đồng liên quan, thì phải làm thế nào để thiết lập mối quan hệ tin tưởng với nhóm cộng đồng, đây chính là then chốt hợp tác, bà Linda Norris chia sẻ Mô hình bậc thang về sự tham dự của công dân (Ladder of Citizen Participation) của Sherry Arnstein, bao gồm từ thời kỳ đầu các nhóm cộng đồng thực chất không có quyền lực gì, chỉ có thể tiếp nhận sự thao túng và giáo hóa một cách đơn phương; đến giai đoạn giữa thì chỉ tham gia trên hình thức, ví dụ như nhận thông báo, biểu đạt ý kiến (tư vấn), phát huy sức ảnh hưởng ở mức độ nhất định trong các quyết định sách lược; vào thời kỳ cuối trở thành quan hệ hợp tác, nhóm cộng động có quyền quyết sách và chủ đạo, đồng thời mời những người tham gia suy nghĩ xem quan hệ của nhóm cộng đồng đang hợp tác với bản thân mình đang ở giai đoạn nào. Cuối cùng, Linda Norris nhấn mạnh, bảo tàng không nên định vị bản thân là người cung cấp và suy nghĩ cần phải cung cấp những tài nguyên nào cho nhóm cộng đồng, mà phải là người đồng hành với nhóm cộng đồng cùng sáng tạo thực tiễn.

Hãy chủ động! Đưa bảo tàng đến gần hơn với cộng đồng

Nửa phần cuối của buổi thảo luận trao đổi, Linda Norris chia sẻ với mọi người về những cách thức sáng tạo khác nhau mà bảo tàng và tổ chức đối mặt với chủ đề nhân quyền, ví dụ người địa phương liên bang Nga phát động “Last Address Project”, với mục tiêu là “một cái tên, một cuộc đời, một tiêu chí”, tìm hiểu nơi mà những người bị hại chính trị dưới thời kỳ Stalin nắm quyền đã từng ở, treo bảng tưởng niệm tại đó, trên bảng tưởng niệm viết họ tên, thân phận, năm sinh mất của người bị hại, và được trở lại vào năm nào, để quần chúng có thể hiểu rõ nơi đây đã từng là nơi cư trú của người bị hại về nhân quyền. Với hình thức thực hiện này nhằm đẩy mạnh việc giáo dục nhân quyền đến với mọi người, đồng thời kể với mọi người rằng những ký ức xâm hại nhân quyền vẫn chưa hề phai mờ qua thời gian, mà còn tồn tại mãi trong xã hội chúng ta. Kế hoạch Youth for Peace của Campuchia là một kế hoạch đề xướng ký ức về vụ sát hại thảm khốc, do Thanh niên hợp tác với những người may mắn sống sót dưới thời chính quyền Khmer Đỏ, cải tạo khu vực nơi thảm sát thành nơi đối thoại, tưởng niệm và thúc đẩy Trung tâm học tập hòa bình. Trong đó, kế hoạch đã từng tổ chức buổi thảo luận trao đổi về nghệ thuật, mở ra một cuộc đối thoại với quá khứ, và tổ chức triển lãm để giới thiệu những sáng tác của những người may mắn sống sót đến với đại chúng, tạo ra một sự kết nối giữa ký ức với xã hội đương đại.

Thông qua việc thảo luận theo nhóm, người tham gia có thêm những ý tưởng mới về kế hoạch và việc tham dự của nhóm cộng đồng cho bảo tàng của mình, đồng thời chia sẻ thành quả thảo luận với nhau. Ảnh này là Giám đốc Pooja Pant của Voices of Women Media đang nói về tình trạng thảo luận về nhóm người gây hại. (Ảnh bởi: FIHRM-AP)

Thông qua việc thảo luận theo nhóm, người tham gia có thêm những ý tưởng mới về kế hoạch và việc tham dự của nhóm cộng đồng cho bảo tàng của mình, đồng thời chia sẻ thành quả thảo luận với nhau. Ảnh này là Giám đốc Pooja Pant của Voices of Women Media đang nói về tình trạng thảo luận về nhóm người gây hại. (Ảnh bởi: FIHRM-AP)

Dưới sự kích thích của những ví dụ khác nhau, thì những người tham gia bắt đầu tiến hành thảo luận theo nhóm nhỏ, suy nghĩ về việc bảo tàng có thể thông qua những kế hoạch nào để tiếp cận với các nhóm cộng đồng mới và ít xuất hiện ở bảo tàng, để có thể mời họ tham dự và hợp tác, Giám đốc của Voices of Women Media bà Pooja Pant đã chia sẻ với mọi người, đối tượng thảo luận của nhóm là những người gây hại, và do bối cảnh của người gây hại ở mỗi khu vực đều không giống nhau, hơi khó để tìm ra phương pháp giải quyết. Những người tham gia khác cũng cho rằng, người gây hại luôn là một nhóm người khó tiếp cận trong việc tham dự của nhóm cộng đồng, Linda Norris liền chia sẻ về một ví dụ là một nhà tù của Sibir đã hướng dẫn để lính cai ngục và phạm nhân cùng đối thoại, ví dụ này đã cung cấp cho người tham gia có thêm nhiều ý tưởng và khơi gợi thêm sự tìm tòi.

Kết luận

Với định nghĩa mới về bảo tàng vào năm 2022 là coi trọng “việc tham gia của nhóm cộng đồng”, khi bảo tàng đối diện với sự việc xâm hại nhân quyền nhiều vô kể, nếu thông qua sự tham gia và hợp tác của nhóm cộng đồng, tiếp thu quan điểm đa dạng, cùng đề xướng thúc đẩy nhân quyền, là một chủ đề mà bảo tàng luôn trăn trở và không ngừng suy nghĩ về. Thông qua buổi thảo luận trao đổi này, chúng ta có thể hiểu hơn để làm thế nào có thể tìm các nhóm cộng đồng có liên quan đến bảo tàng và tổ chức của mình, nâng cao sự hiểu biết về nguyên tắc và phương pháp để thiết lập quan hệ hợp tác với nhóm cộng đồng, đồng thời những người tham gia cũng cùng nhau thảo luận, giao lưu và chia sẻ những ý tưởng về việc hợp tác với các nhóm cộng đồng, và đưa ra càng nhiều phương pháp mới để việc hợp tác với nhóm cộng đồng được thực hiện một cách hiệu quả hơn.