:::

Thúc đẩy hòa giải và hoà nhập giữa các dân tộc – Thảo luận về khung kế hoạch hành động hòa giải của các bảo tàng ở Úc

Tác giả: Đội ngũ biên soạn trang mạng FIHRM-AP



Thúc đẩy hòa giải và hoà nhập giữa các dân tộc – Thảo luận về khung kế hoạch hành động hòa giải của các bảo tàng ở Úc

Dân tộc nguyên trú (Indigenous Peoples) đa số dùng để chỉ “nhóm người sinh sống sớm nhất trên một mảnh đất nào đó”. Họ có ngôn ngữ, văn hóa, tín ngưỡng, hệ thống kiến thức riêng, hình thành một xã hội, kinh tế và chế độ chính trị, đồng thời giữ mối liên kết sâu sắc với mảnh đất nơi họ sống. [1] Nhưng dưới sự ảnh hưởng nhanh chóng của chủ nghĩa đế quốc hiện đại và chủ nghĩa thực dân, dân tộc nguyên trú lại trở thành một quần thể yếu thế bị chính quyền ngoại lai áp bức trong lịch sử. Đến tận bây giờ, vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong xã hội như tính đại diện chính trị không cao [2], thiếu cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội, mất dần văn hóa và ngôn ngữ... Làm thế nào để một lần nữa đối mặt với lịch sử khó khăn (Difficult History), thúc đẩy hòa giải giữa dân tộc nguyên trú và các dân tộc không nguyên trú, để tiến tới cải thiện môi trường trong hệ thống văn hóa, chính trị, xã hội ..., cũng là một mắt xích quan trọng trong việc thực hiện vấn đề nhân quyền.

Ảnh: Tượng điêu khắc Anmatjere Man ở khu vực hoang mạc phía Bắc nước Úc. Do nhà điêu khắc Mark Egan sáng tác. Tác phẩm gồm có hai hình ảnh, đó là nam chiến binh và một đôi mẫu tử dân tộc nguyên trú, tượng trưng cho tinh thần bất khuất của dân tộc nguyên trú Úc và lịch sử gian khó mà họ đa trải qua. Ảnh lấy từ pixabay

Ảnh: Tượng điêu khắc Anmatjere Man ở khu vực hoang mạc phía Bắc nước Úc. Do nhà điêu khắc Mark Egan sáng tác. Tác phẩm gồm có hai hình ảnh, đó là nam chiến binh và một đôi mẫu tử dân tộc nguyên trú, tượng trưng cho tinh thần bất khuất của dân tộc nguyên trú Úc và lịch sử gian khó mà họ đa trải qua. Ảnh lấy từ pixabay

Là một cơ quan lãnh đạo trong việc tiến hành hoạt động hòa giải, hiệp hội “Hòa giải Úc” (Reconciliation Australia) được thành lập năm 2005, thông qua việc hòa giải để thúc đẩy mối quan hệ giữa dân tộc nguyên trú với dân đảo Torres St Eo, và dân tộc không phải nguyên trú, để nâng cao phúc lợi cho toàn thể nhân dân Úc. Năm 2006, hiệp hội phát động “Kế hoạch hành động hòa giải” (Reconciliation Action Plans, RAPs), hướng dẫn các tổ chức ngành nghề trong nước, thông qua việc xây dựng các chiến lược hành động có thể duy trì lâu dài để tiến hành hòa giải. RAPs cũng đưa ra một khung hệ thống để tiến hành hòa giải với bốn tiến trình lớn có thể thực hiện theo[3], lần lượt như sau:

  • Suy ngẫm (Reflect): thời gian cần khoảng 1 năm, trong giai đoạn này tổ chức sẽ quy hoạch trước nội dung sẵn sàng cho hành động hòa giải và phương án thương lượng trong tương lai.
  • Sáng tạo (Innovate): thời gian cần khoảng 2 năm, nhằm xây dựng phương thức tốt nhất cho tổ chức đẩy mạnh hòa giải, thực tiễn kế hoạch và phương pháp hòa giải.
  • Kéo dài (Stretch): thời gian cần khoảng 2- 3 năm, nhằm đưa những phương pháp hòa giải vào tổ chức để tiến hành thực hiện; tạo ra sức ảnh hưởng trong phạm vi việc đẩy mạnh hòa giải.
  • Nâng cao (Elevate): xây dựng năng lực lãnh đạo của tổ chức trong hành động hòa giải toàn quốc, tổ chức có thể xây dựng mối quan hệ chiến lược với Hiệp hội hòa giải Úc, tích cực tuyên truyền năng lực bồi dưỡng của các đoàn thể và phương pháp thay đổi xã hội.

Viện bảo tàng có chức năng như một cơ quan giáo dục để giới thiệu giải thích lịch sử, văn hóa cho người dân, có thể đưa những quan điểm công chính bình đẳng, và đa nguyên bao dung vào nội dung câu chuyện, có thể phát huy sức ảnh hưởng tương đối lớn đối với hành động hòa giải giữa các dân tộc. Trong “Kế hoạch hành động hòa giải” cũng không thiếu sự tham gia của các cơ quan văn hóa như viện bảo tàng, bảo tàng mỹ thuật trong nước của Úc, bất luận với quy mô lớn nhỏ, tùy những lĩnh vực chuyên môn khác nhau của từng nơi mà mỗi viện bảo tàng đều có thể phát triển kế hoạch hòa giải sáng tạo và thực hiện chúng.

Đối với việc thực tiễn tiến trình “suy ngẫm”, Viện bảo tàng dân chủ ÚC (Museum of Australian Democracy, MoAD) từng thảo luận về các bước tiến triển đạt được trong giai đoạn này trong quá khứ. Bao gồm các hoạt động diễn thuyết hướng dẫn trong viện, đổi mới các câu chuyện có liên quan đến dân tộc nguyên trú và câu chuyện phía sau của kiến trúc này (trước đây từng là Tòa nhà Quốc hội); cũng lập ra kế hoạch học tập cho trường học, thúc đẩy nâng cao sự hiểu biết của các em nhỏ về văn hóa, lịch sử của các dân tộc nguyên trú; đồng thời để các nhóm công tác tham gia bồi dưỡng huấn luyện, nâng cao ý thức lễ nghi văn hóa cho toàn thể nhân viên. Nhưng có một điều càng quan trọng hơn, đó là tiến trình “suy ngẫm” giúp cho Viện bảo tàng Dân chủ Úc có thể xác lập phương hướng quan tâm và hành động trong tương lai. Phát huy vai trò chức năng của Viện bảo tàng là nơi kể lại những câu chuyện quan trọng của quốc gia, “nhằm nhấn mạnh dân tộc đầu tiên (First Nations) trong quá trình dựng nước, để những kinh nghiệm sống và lịch sử này sẽ được càng nhiều người biết đến”, vì thế có thể thấy rõ toàn diện nền xã hội, chính trị, lịch sử dân tộc của Úc. Trước mắt, hành động hòa giải của Viện bảo tàng Dân chủ Úc đã bước vào tiến trình “sáng tạo”, đồng thời đang nỗ lực đẩy mạnh cường hóa mối quan hệ giữa dân tộc nguyên trú và dân đảo Torres St Eo.[4]

Ảnh: Cảnh trình diễn ánh sáng do Viện bảo tàng Dân tộc Úc tổ chức trước đây. Tiền thân của kiến trúc Viện bảo tàng này là Tòa nhà Quốc hội cũ Canberra, có ý nghĩa lịch sử sâu sắc. by Buttontree Lane is licensed under CC BY-NV-ND 2.0.

Ảnh: Cảnh trình diễn ánh sáng do Viện bảo tàng Dân tộc Úc tổ chức trước đây. Tiền thân của kiến trúc Viện bảo tàng này là Tòa nhà Quốc hội cũ Canberra, có ý nghĩa lịch sử sâu sắc. by Buttontree Lane is licensed under CC BY-NV-ND 2.0.

Cũng trong tiến trình “sáng tạo”, Viện bảo tàng Hàng hải Quốc gia ÚC (Australian National Maritime Museum), năm 2021 đưa ra kế hoạch RAP “sáng tạo”. [5] Trong nội dung kế hoạch có nhắc đến trước đây Viện bảo tàng làm thế nào nhằm thông qua các phương thức như chiến lược triển lãm, nghiên cứu đồ vật lưu giữ, tổ chức khóa học văn hóa để nhấn mạnh sâu sắc nhận thức về tư sản văn hóa hải dương của dân tộc nguyên trú. Nói về ví dụ gần  đây, năm 2023 để hưởng ứng “Tuần lễ hòa giải toàn quốc” (National Reconciliation Week) một sự kiện quan trọng của quốc gia, Viện bảo tàng đã tổ chức một loạt những triển lãm đặc biệt và đưa ra kế hoạch triển lãm đồ vật lưu giữ trọng điểm. Trong đó, triển lãm đặc biệt về “Do biển cả tạo hình” (Shaped by the Sea), càng gắn kết mối quan hệ độc đáo giữa lãnh thổ Úc với hải dương xung quanh; đồng thời dưới góc nhìn từ hai phía của dân tộc học và khoa học, lại càng có thể thay đổi cách nhận biết của mọi người về khu vực cổ đại này. Trong giai đoạn này, Viện bảo tàng Hàng hải quốc gia Úc cũng thông qua việc xuất bản Tạp chí “Tín hiệu” (signals) mời những nhân viên có thân phận là dân tộc nguyên trú và các tác giả ngoài Viện, chia sẻ những nghiên cứu và thành quả trong việc tìm hiểu về tư sản văn hóa hải dương của dân tộc nguyên trú Úc.

Ảnh: Viện bảo tàng Hàng hải quốc gia Úc có thể nói là một cơ quan quan trọng trong lĩnh vực tư sản văn hóa hải dương Úc, có nhiều đồ vật triển lãm và đồ vật mỹ nghệ theo các chủ đề liên quan như văn hóa, hải quân, bờ biển, hàng hải. by Bernard Spragg is marked with CC0 1.0.

Ảnh: Viện bảo tàng Hàng hải quốc gia Úc có thể nói là một cơ quan quan trọng trong lĩnh vực tư sản văn hóa hải dương Úc, có nhiều đồ vật triển lãm và đồ vật mỹ nghệ theo các chủ đề liên quan như văn hóa, hải quân, bờ biển, hàng hải. by Bernard Spragg is marked with CC0 1.0.

à một trong những Viện bảo tàng quan trọng của quốc gia, kế hoạch RAP của Viện bảo tàng quốc gia Úc (Australian Museum) đã đi đến tiến trình “Kéo dài”. [7] Viện bảo tàng quốc gia Úc chia sẻ thành quả thực tiễn và điều tâm đắc quan trọng của tiến trình “kéo dài”, trong đó bao gồm: ủng hộ nhân viên bảo tàng có thân phận dân tộc nguyên trú tham gia vào quá trình thực hiện kế hoạch, tiến hành huấn luyện cho toàn thể nhân viên, hưởng ứng các ngày lễ quốc gia quan trọng “tuần lễ hòa giải quốc gia”, và cung cấp giáo dục chuyên nghiệp và cơ hội làm việc nghiên cứu cho nhân viên bảo tàng, những người làm việc văn hóa và những người có thân phận dân tộc nguyên trú. Khi hành động đi đến bước cao nhất, Viện bảo tàng quốc gia Úc cũng cho biết, phương pháp hòa giải được sử dụng trong tiến trình “kéo dài”, là xây dựng chiến lược vận hành lâu dài của Viện; đồng thời điều khiển và hồi báo theo tiến độ tiến hành thành quả hành động; ngoài ra tuân thủ quy tắc mà Hiệp hội triển lãm ảnh và viện bảo tàng Úc (Australian Museums and Galleries Association) hiện nay đưa ra, để xây dựng trình tự chính sách cho Viện.

Ảnh: Triển lãm gần đây mà Viện bảo tàng quốc gia Úc tổ chức “Barka: dòng sông bị lãng quên” (Barka: The Forgotten River), chia sẻ câu chuyện và những vấn đề khó khăn phải đối mặt về dòng sông dài thứ ba của Úc là Barka, đồng thời thông qua sức mạnh của những món đồ mỹ thuật để người dân có thể làm quen và bảo vệ mối quan hệ quan trọng giữa nguồn tài nguyên sông suối với đời sống của con người. by Tim J Keegan is licensed under CC BY-SA 2.0.

Ảnh: Triển lãm gần đây mà Viện bảo tàng quốc gia Úc tổ chức “Barka: dòng sông bị lãng quên” (Barka: The Forgotten River), chia sẻ câu chuyện và những vấn đề khó khăn phải đối mặt về dòng sông dài thứ ba của Úc là Barka, đồng thời thông qua sức mạnh của những món đồ mỹ thuật để người dân có thể làm quen và bảo vệ mối quan hệ quan trọng giữa nguồn tài nguyên sông suối với đời sống của con người. by Tim J Keegan is licensed under CC BY-SA 2.0.

Quay đầu nhìn lại những ký ức và vết thương trong lịch sử, chỉ trong thời gian vài năm ngắn ngủi, khó mà có thể đạt đến mục tiêu sự hòa giải và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Thế nhưng, con người vẫn phải tiếp tục đối diện với những khó khăn của lịch sử và tìm cách hành động. Trên con đường xa xôi bước đến “hòa giải”, một hệ thống hành động thực tiễn là then chốt quan trọng. Hệ thống hành động mới này có thể cung cấp chỉ dẫn cho tổ chức, đồng thời hợp nhất hành động và phương hướng thực tiễn chung.



[1] Thuật ngữ “Dân tộc nguyên trú” – tham khảo định nghĩa do Liên Hiệp Quốc đưa ra, xin xem đường link để biết thêm chi tiết.

[2] Trong quá trình quyết định chính sách liên quan có ảnh hưởng đến dân tộc nguyên trú, thường bản thân sẽ bị bài trừ ra, hoặc không đủ tính đại diện. Đặc biệt là những kế hoạch có ảnh hưởng đến đất đai, trong quá trình lập pháp và thực hiện phương pháp hành chính sẽ không trưng cầu, tiếp nhận ý kiến này, cũng khiến cho dân tộc nguyên trú trong quá khứ thường vì các nguyên nhân như khai thác tự nhiên mà bị bắt phải rời bỏ mảnh đất của tổ tiên. Xem đường link tham khảo

[3] Hệ thống khung hành động hoàn chỉnh của “Kế hoạch tiến trình hòa giải”

[4] “Giai đoạn Sáng tạo của Kế hoạch RAP” của Viện bảo tàng Dân chủ Úc (năm 2023-2025)

[5] “Giai đoạn sáng tạo Kế hoạch RAP” của Viện bảo tàng Hàng hải quốc gia Úc (năm 2021-2023)

[6] Được tổ chức mỗi năm từ 27 tháng 5 đến ngày 3 tháng 6. Trong lịch sử nước Úc, ngày 27 tháng 5 là ngày kỷ niệm (năm 1967) toàn dân đi bầu cử, lúc đó toàn thể nhân dân nước Úc tham gia bỏ phiếu để bãi bỏ quy định điều khoản và luật pháp trong Hiến pháp cũ kỳ thị dân tộc nguyên trú và dân đảo Torres St Eo. Ngày 3 tháng 6 là kỷ niệm ngày phán quyết vụ án Mabo (năm 1992) của tòa án tối cao, phán quyết này xác nhận mặc dù dân tộc nguyên trú và dân đảo Torres St Eo bị thực dân Anh cai trị, nhưng họ vẫn có quyền sở hữu đất đai. Mỗi năm nước Úc đều có các cơ quan, tổ chức khác nhau như trường học, cơ quan phục vụ giáo dục, trường đại học, hội nghị địa phương, đoàn thể xã hội ... tổ chức những hoạt động trong “tuần lễ hòa giải quốc gia”.

[7] “Giai đoạn kéo dài kế hoạch RAP” của Viện bảo tàng quốc gia Úc (năm 2022-2025)