:::

Viết lại câu chuyện của chính mình – từ “Triển lãm Lawbubulu về quê” đến “Triển lãm Kialreba trở lại Vụ Đài (Wutai)”

“Kho báu Lawbubulu của tộc người Lỗ Khải – Một triển lãm đặc biệt của Bảo tàng Quốc lập Đài Loan về các di tích văn hoá trăm năm được trả về đất mẹ của thị trấn Vụ Đài”.

“Kho báu Lawbubulu của tộc người Lỗ Khải – Một triển lãm đặc biệt của Bảo tàng Quốc lập Đài Loan về các di tích văn hoá trăm năm được trả về đất mẹ của thị trấn Vụ Đài”.

Giới thiệu tác giả: Ba Tú Phân

Người dân tộc Lỗ Khải, có tên tộc là: Dresedrese.Celrevege, đến từ Bộ lạc Cát Lộ ở thị trấn Vụ Đài huyện Bình Đông, hiện đảm nhiệm chức vụ Quản lý Thư viện Lập Trung Chính thị trấn Vụ Đài huyện Bình Đông, và Quản lý Bảo tàng văn vật dân tộc Lỗ Khải.
 

Giới thiệu đơn vị: Bảo tàng văn vật dân tộc Lỗ Khải xã Vụ Đài huyện Bình Đông

Giới thiệu đơn vị: Bảo tàng văn vật dân tộc Lỗ Khải xã Vụ Đài huyện Bình Đông Bảo tàng Di tích Văn hoá dân tộc Lỗ Khải thị trấn Vụ Đài huyện Bình Đông chính thức đi vào hoạt động vào ngày 19 tháng 12 năm 2000, bức tường bên ngoài của kiến trúc bảo tàng sử dụng cách xây dựng truyền thống của dân tộc là xếp chồng những phiến đá, bảo tàng lưu giữ và triển lãm 124 văn vật, bao gồm các dụng cụ sinh hoạt truyền thống, các đồ dùng thủ công mỹ nghệ tinh xảo như đồ dùng điêu khắc gỗ, đá hoặc thêu dệt, đồng thời còn có triển lãm thực cảnh nhà đá truyền thống của dân tộc Lỗ Khải. Nơi đây chính là hình ảnh tĩnh thu nhỏ của nền văn hóa dân tộc Lỗ Khải. Ngoài mục tiêu đặt ra là để nhân dân có thể hiểu và thưởng thức văn hóa dân tộc Lỗ Khải, bảo tàng còn được xem là cơ quan giáo dục và giữ gìn văn hóa dân tộc có tính vĩnh cửu, khẳng định sự tồn tại và gắn kết mối quan hệ của mọi người trong dân tộc, tiếp tục phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Lỗ Khải.
 



Viết lại câu chuyện của chính mình – từ “Triển lãm Lawbubulu về quê” đến “Triển lãm Kialreba trở lại Vụ Đài (Wutai)”

Từ năm 2007 Bảo tàng văn vật dân tộc Lỗ Khải của xã Vụ Đài huyện Bình Đông đã chung tay hợp tác chuẩn bị cho triển lãm “Báu vật Lawbubulu của tộc người Lỗ Khải – Một triển lãm đặc biệt của Bảo tàng Quốc lập Đài Loan về các di tích văn hoá trăm năm được trả về đất mẹ của thị trấn Vụ Đài”. Lawbubulu trong ngôn ngữ của dân tộc Lỗ Khải, dùng để chỉ những đồ vật thủ công có công dụng thực tế và có ý nghĩa xã hội. Triển lãm này là triển lãm về người dân tộc nguyên trú có quy mô lớn đầu tiên trong nước – triển lãm về di tích văn hoá truyền thống dân tộc Lỗ Khải, đây cũng là lần đầu tiên những vật dụng sinh hoạt và vật dụng cúng tế của tổ tiên tộc Lỗ Khải sử dụng được trở lại quê hương đất tổ sau khi rời đi từ trăm năm trước. Để chuẩn bị cho buổi triển lãm này, chúng tôi cần phải sắp xếp lại danh sách các văn vật của Bảo tàng Quốc lập Đài Loan và Bảo tàng văn vật dân tộc Lỗ Khải, các bậc kỳ lão phải đến kho lưu giữ của Bảo tàng Quốc lập Đài Loan để kiểm tra các hiện vật của bộ lạc, triệu tập các cuộc họp lựa chọn văn vật triển lãm, tiến hành phỏng vấn điều tra điền dã, hai bảo tàng đã hợp lực đưa ra cách thức giới thiệu và triển lãm, việc chuẩn bị với rất nhiều công tác, với những cuộc họp không thể đếm hết, việc tổ chức trang trí bày biện khai mạc, việc huấn luyện giáo dục nhân viên tình nguyện. Đặc biệt là chúng tôi phải thỉnh giáo các bậc kỳ lão của bộ lạc về ý nghĩ nội hàm của các văn vật, bao gồm xuất xứ của văn vật, các văn vật đó người Lỗ Khải gọi là gì, sử dụng như thế nào, chế tạo như thế nào, là nội dung cơ bản quan trọng mà cuộc triển lãm lần này muốn thuyết minh về văn vật. Đội ngũ kế hoạch triển lãm trong quá trình tiến hành điều tra điền dã với các bậc kỳ lão và người dân bộ lạc, đã hiểu rõ những câu chuyện, nội hàm văn hóa, ý nghĩa tượng trưng của mỗi một văn vật, qua quá trình phỏng vấn được nghe những từ trong tiếng Lỗ Khải mà rất lâu rồi không dùng tới, hoặc đã bị chúng ta lãng quên, điều này cho thấy đây không chỉ là một quá trình chuẩn bị cho cuộc triển lãm, mà còn là con đường để chúng ta tìm về cội nguồn dân tộc.

Đội ngũ kế hoạch triển lãm tiến hành công tác điều tra điền dã dệt may truyền thống của dân tộc Lỗ Khải.

Đội ngũ kế hoạch triển lãm tiến hành công tác điều tra điền dã dệt may truyền thống của dân tộc Lỗ Khải.

Hình ảnh trang trọng của lễ khai mạc “Báu vật Lawbubulu của tộc người Lỗ Khải – Một triển lãm đặc biệt của Bảo tàng Quốc lập Đài Loan về các di tích văn hoá trăm năm được trả về đất mẹ của thị trấn Vụ Đài”.

Hình ảnh trang trọng của lễ khai mạc “Báu vật Lawbubulu của tộc người Lỗ Khải – Một triển lãm đặc biệt của Bảo tàng Quốc lập Đài Loan về các di tích văn hoá trăm năm được trả về đất mẹ của thị trấn Vụ Đài”.

Với thời gian chuẩn bị gần 4 năm, triển lãm đặc biệt đã được khai mạc vào ngày 22 tháng 10 năm 2021 tại Bảo tàng văn vật Lỗ Khải ở thị trấn Vụ Đài huyện Bình Đông. Vào ngày khai mạc, rất nhiều người dân tộc Lỗ Khải mặc trang phục truyền thống nhiệt tình tham gia và tổ chức triển khai nghi thức Tết Trùng Dương, trong thời gian triển lãm Bảo tàng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và yêu thương của các bạn bè dân tộc nguyên trú, có cá nhân cũng có đoàn thể đến xem triển lãm, đặc biệt là các bạn dân tộc Lỗ Khải đến từ khắp nơi của Đài Loan, ngoài xem triển lãm mọi người còn tham gia giao lưu thảo luận với bảo tàng, cung cấp cho chúng tôi rất nhiều ý kiến quý báu. Với dự định thời gian triển lãm ban đầu là sáu tháng, nhưng dưới sự mong muốn của người Lỗ Khải, triển lãm đã kéo dài thêm hai tháng. Khi các văn vật được đưa về Đài Bắc, các bạn người Lỗ Khải đều quyến luyến không nỡ tạm biệt các văn vật của tổ tiên, vì không biết lần sau gặp lại sẽ là khi nào.

Ngày khai mạc “Kialreba trở lại Vụ Đài: đối thoại giữa Bảo tàng Quốc lập Đài Loan và Lỗ Khải đương đại”, người dân mặc trang phục truyền thống đến xem triển lãm

Ngày khai mạc “Kialreba trở lại Vụ Đài: đối thoại giữa Bảo tàng Quốc lập Đài Loan và Lỗ Khải đương đại”, người dân mặc trang phục truyền thống đến xem triển lãm

“Kialreba trở lại Vụ Đài: đối thoại giữa Bảo tàng Quốc lập Đài Loan và Lỗ Khải đương đại”

“Kialreba trở lại Vụ Đài: đối thoại giữa Bảo tàng Quốc lập Đài Loan và Lỗ Khải đương đại”

May mắn là năm nay (2023), để có thể tiếp tục mang đến những xúc cảm cho người dân, và cũng là để người dân đô thị có cơ hội thưởng thức những giá trị, tinh thần văn hóa và vật chất phong phú xinh đẹp của dân tộc Lỗ Khải – dân tộc nguyên trú Đài Loan, hai bảo tàng đã một lần nữa hợp tác, mang những văn vật mà trước đây đã triển lãm đưa đến Khu triển lãm Đông của Bảo tàng Quốc lập Đài Loan Đài Bắc để tiếp tục triển lãm vào thời gian 20/06/2023 đến 10/03/2024. Chủ đề triển lãm lần này sẽ là “Kialreba trở lại Vụ Đài: đối thoại giữa Bảo tàng Quốc lập Đài Loan và Lỗ Khải đương đại”, kialreba trong tiếng Lỗ Đại có ý nghĩa là thăm thân, trong thời gian thảo luận đặt tên cho cuộc triển lãm này, người Lỗ Đại cho rằng những văn vật dân tộc Lỗ Khải tại Đài Bắc là những dụng cụ tổ tiên đã sử dụng qua, đại diện cho sự tiếp nối tinh thần tổ tiên, cũng được xem là người nhà của chúng ta, vì thế mà chúng ta lấy danh nghĩa là  “thăm thân” để đến xem lần triển lãm này.

Triển lãm đặc biệt lấy hình tượng “Bariangalai hoa bách hợp” sáu cánh, kết hợp với sự việc các dụng cụ ở quê hương được người Lỗ Khải sử dụng trong quá khứ, sẽ được phân loại chia thành sáu phần. Trong ngôn ngữ của dân tộc Lỗ Khải, hoa ngữ của “bariangalai hoa bách hợp”, bao gồm các đức tính như tự luật, khảng khái, yêu bản thân, cần cù, kiên nghị, dũng cảm, chân thành, giúp đỡ người khác, có trách nhiệm; là thái độ sống mà một người Lỗ Khải với những đức tính tốt đẹp nên có. Hi vọng thông qua việc khôi phục tên gọi và diện mạo cuộc sống của các vật dụng, có thể an ủi những tâm hồn xúc cảm trở về với quê hương, đồng thời tiếp tục truyền đạt lời dạy của tổ tiên “hãy nhớ hoa bách hợp mà bạn đội trên đầu, và sống như một con người”. Vật chất là thứ để tiếp nối ý chí, khiến chúng ta được trở về với cuộc sống thường ngày của người Lỗ Khải trăm nước trước, trở về với thế giới tinh thần của nhân dân, từ những vật dụng triển lãm hoặc rất đơn giản hoặc rất hoa lệ này.

Hai cuộc triển lãm này, bất kể từ công tác điều tra điền dã, giới thiệu truyền đạt văn hóa cho đến kế hoạch bố trí và hành chính, đều là những công việc hết sức khó khăn, tuy là gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình chuẩn bị, nhưng khi chứng kiến những vật dụng truyền thống dân tộc Lỗ Khải được đối xử trang trọng, và được giới thiệu dưới quan điểm của người dân tộc địa phương, ngôn ngữ triển lãm cũng sử dụng tiếng Trung và tiếng Lỗ Khải, trong thâm tâm tôi cảm nhận được cuộc triển lãm lần này có giá trị vô cùng quan trọng với Bảo tàng văn hóa địa phương (bảo tàng nhỏ), bảo tàng chuyên nghiệp (bảo tàng lớn) và cả với các bộ lạc địa phương. Khi mà Đài Loan đang đề xướng lịch sử chính nghĩa, chuyển đổi chính nghĩa, để cho người dân tộc được giới thiệu những câu chuyện thuộc về chính dân tộc mình, cuộc triển lãm này lại càng là một bước tiến lớn trên con đường đi tới chính nghĩa, hoặc có thể khiến cho người dân tộc cảm thấy an ủi sau những đau thương bị thực dân, và cũng khiến cho người dân trong xã hội này càng hiểu và bao dung hơn về đa nguyên văn hóa.