:::

Thống nhất và Bảo tàng Miến Điện (Phần 2)

Các bảo tàng trực thuộc Bộ Văn hóa có thể chia thành bảo tàng quốc gia, bảo tàng khảo cổ học, cùng các bảo tàng văn hóa vùng miền thuộc bảo tàng dân tộc học và bảo tàng tưởng niệm. Một số bảo tàng tôn giáo, bảo tàng tư nhân và các di tích lịch sử được lập thêm cùng các tổ chức khác để tiến hành bảo tồn tài sản văn hóa của Miến Điện. Các loại bảo tàng khác ở Miến Điện ngày nay thường được quản lý bởi các bộ khác của chính phủ hoặc là do cá nhân khu vực. Mục tiêu chính sách văn hoá của Miến Điện là thông qua việc bảo tồn di sản văn hoá và bản sắc dân tộc, nhằm nâng cao danh tiếng và sự chính trực của quốc gia.

Theo chính sách văn hóa, nhiệm vụ của Bộ Văn hóa là “từ nền văn hoá phát huy mạnh đất nước”. Các tài sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Miến Điện khá phong phú và đa dạng. Di sản văn hóa của đất nước chủ yếu được bảo tồn bởi Bảo tàng Quốc gia Miến Điện (đặt tại Yangon) và Bảo tàng Khảo cổ học Bagan, cùng với các bảo tàng văn hóa khu vực và bảo tàng khảo cổ học trực thuộc Bộ Văn hóa. 

Từ những cung điện cổ xưa nhất và tàng kinh các đến những bảo tàng lớn được thành lập trước khi độc lập, chẳng hạn như Bảo tàng Khảo cổ học Bagan, sự phát triển gần đây của Bảo tàng Miến Điện được mô tả như sau. Khi Miến Điện giành lại độc lập được bốn năm, năm 1952 Bộ Văn hóa được thành lập, Bảo tàng Quốc gia đầu tiên (tại Yangon) cùng một số Bảo tàng khác ra đời. 

1. Tòa nhà bảo tàng cũ ở Bagan(nguồn ảnh:Thiết Ngộ Mông)

1. Tòa nhà bảo tàng cũ ở Bagan(nguồn ảnh:Thiết Ngộ Mông)

2. Dòng chữ trên bia đá tại thành phố cổ Bagan(nguồn ảnh:Thiết Ngộ Mông)

2. Dòng chữ trên bia đá tại thành phố cổ Bagan(nguồn ảnh:Thiết Ngộ Mông)

3. Điêu khắc dấu chân Phật tại thành phố cổ Bagan(nguồn ảnh:Thiết Ngộ Mông)

3. Điêu khắc dấu chân Phật tại thành phố cổ Bagan(nguồn ảnh:Thiết Ngộ Mông)

Vào tháng 6 năm 1952 Bảo tàng Quốc gia Cộng hòa Liên bang Miến Điện được khai mạc, ban đầu nó nằm trong Tòa nhà Qingxi Hall trên đường Shwedagon Pagoda ở Yangon, năm 1970 được chuyển đến nơi có không gian rộng hơn số 24/26 đường Bansuodan, sau đó thì vào năm 1996 thì được chuyển đến vị trí bây giờ. Vào tháng 9 cùng năm, Bảo tàng quốc gia toà nhà năm tầng mới được thành lập mở cửa cho công chúng vào tham quan, các bộ sưu tập được trưng bày trong mười bốn phòng trưng bày hoặc phòng triển lãm sau đây. Bộ sưu tập trong bảo tàng chủ yếu phân thành hai loại:

1. Văn hóa Miến Điện:

·          Kim thạch học và thư pháp Miến Điện

·          Nghệ thuật dân gian truyền thống Miến Điện

·          Nghệ thuật biểu diễn Miến Điện

·          Phòng triển lãm Nghệ thuật Miến Điện

·          Nghệ thuật Phật giáo

·          Văn hóa dân tộc

2. Các giai đoạn lịch sử của Miến Điện:

·          Lịch sử tự nhiên

·          Thời kỳ tiền sử và thời kỳ nguyên sử

·          Nền văn minh Miến Điện

·          Quyền lực triều đình

·          Ngai vàng sư tử

·          Triều đại vua Mindong (Yadanabon)

·          Đồ trang trí cổ

·          Khu ASEAN

Các cuộc trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia hầu hết đều quảng bá văn hóa và Phật giáo của Miến Điện. Mặc dù có 135 dân tộc khác nhau được nhà nước chính thức công nhận, và có bảy dân tộc chưa được công nhận, nhưng các di tích văn hóa trong Bảo tàng Quốc gia vẫn lấy văn hóa Miến Điện làm chủ đạo. Nếu chúng ta phân chia các nhóm dân tộc theo hệ ngôn ngữ, thì có sáu hệ ngôn ngữ chính ở Miến Điện, như sau :

·          Hệ ngôn ngữ Hán-Tạng

·          Hệ ngôn ngữ Kra-Dai

·          Hệ ngôn ngữ Miêu–Dao

·          Hệ ngôn ngữ Nam Á

·          Hệ ngôn ngữ Nam Đảo

·          Hệ ngôn ngữ Ấn-Âu

Khoa khảo cổ và Bảo tàng Quốc gia Miến Điện có một căn lưu trữ tài liệu, nhưng rất khó vào. Căn lưu trữ tài liệu này là một hố đen di vật văn hoá phi Phật Giáo khét tiếng lừng danh, có một số di vật đáng ra phải được trưng bày trong viện bảo tàng không phải bị biến mất thì bị phá hủy bởi bàn tay của họ. Có một số di vật thì bị rơi vào chợ đen đồ cổ của địa phương. 

4. Bản dập văn tự bia mộ của người Armenia vào năm 1740. Viết bằng tiếng Armenia và tiếng Hà Lan. Được tìm thấy tại Chợ đen đồ cổ。(nguồn ảnh:Thiết Ngộ Mông)

4. Bản dập văn tự bia mộ của người Armenia vào năm 1740. Viết bằng tiếng Armenia và tiếng Hà Lan. Được tìm thấy tại Chợ đen đồ cổ。(nguồn ảnh:Thiết Ngộ Mông)

Câu chuyện thần thoại nổi tiếng nhất ở Miến Điện là vị La Hán tốt bụng đã giảng kinh cho vị vua Anuradha, người đã sáng lập Vương triều Bagan, sau đó Anuradha đã hối cải và cải đạo, và tuyên bố Phật giáo là quốc giáo. Đây cũng là bắt đầu xây dựng đất nước Miến Điện (Vương triều Bagan), đồng thời cũng là cơ sở nuôi dưỡng nền văn hóa dân tộc Miến Điện. Theo diễn ngôn của thần thoại này, những người không phải là Phật tử thì không phải là người bản xứ, diễn ngôn này nhắm vào những người theo đạo Tin Lành và đạo Hồi, phân biệt đối xử dân tộc thiểu số. Trên thực tế, trước khi vua Anuradha chào đời, Phật giáo từ rất lâu đã du nhập vào Miến Điện. Chúng ta có thể thấy nhiều di tích văn hóa Phật giáo và Ấn Độ giáo, Xianxin thuộc vương quốc Pyu vào Công nguyên năm 6/7, tên là Srichakura. 

Các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị Miến Điện có quyết tâm cao trong việc thống nhất đất nước. Nhiều nhà lãnh đạo tin vào huyền thoại, cho rằng Miến Điện là một quốc gia chỉ thuộc về người dân và Phật tử Miến Điện. Đồng thời, chính phủ Miến Điện đem ý đồ này coi như một tinh thần phản kháng chủ nghĩa thực dân. Họ ngụy tạo câu chuyện huyền thoại như sự thật trong lịch sử, đặc biệt là đàn áp các dân tộc thiểu số và tôn giáo trong nước không được công nhận ở Miến Điện. Đôi khi họ cũng bịa đặt tội danh cho rằng đó là loại ký sinh trùng chết người do người Anh mang đến. Với tư tưởng này tạo nên sự phân biệt đối xử về tôn giáo và dân tộc ở Miến Điện. Những vụ giết người hàng loạt, tấn công bạo loạn, thanh trừng sắc tộc và tiêu diệt chủng tộc là tác dụng phụ của chế độ nhà nước đem lại. Và các bảo tàng trực thuộc chính phủ ít nhiều gì thì cũng ủng hộ tư tưởng này. Những bảo tàng này quảng bá một chủng tộc thượng đẳng duy nhất (người Miến Điện) và một tôn giáo thượng đẳng duy nhất (Phật giáo), thổi bùng lên ngọn lửa phân biệt đối xử trong đất nước. 

5. Chữ khắc trên bia mộ bị bỏ hoang (1749) của một người Armenia ở Pagu. Viết bằng tiếng Armenia, tiếng Hà Lan và tiếng Miến Điện(nguồn ảnh:Thiết Ngộ Mông)

5. Chữ khắc trên bia mộ bị bỏ hoang (1749) của một người Armenia ở Pagu. Viết bằng tiếng Armenia, tiếng Hà Lan và tiếng Miến Điện(nguồn ảnh:Thiết Ngộ Mông)

Tài liệu tham khảo

1. 《Bảo tàng Miến Điện: Tóm tắt lịch sử và quan điểm thực tế》(Museums in Myanmar: Brief History and Actual Perspectives),Tác giả Zan NuMra

2. Mục Wikipedia : Bảo tàng quốc gia Miến Điện: 

3. Mục Wikipedia : Danh sách các dân tộc ở Miến Điện:

4. 「Nghĩa trang và nhà thờ Hồi giáo Imjingang bị xe ủi phá hủy」(The Historic Lin Zin Gone Myanmar Muslim Cemetery and Mosque were demolished by using Bulldozers),do Thuta Maung於M-Media đưa tin 。