:::

Để đồ vật kể chuyện: Nghiên cứu Dự án Bảo tàng ngày 6 tháng 10

Giới thiệu về tác giả:Patporn (Aor) Phoothong

Patporn (Aor) Phoothong làm việc trong nhà bảo tàng và kho tài liệu nghiên cứu về hòa bình, bà cống hiến hết mình nghiên cứu về giáo dục hòa bình. Gần đây, bà đã tiến hành một nghiên cứu khả thi cho việc thành lập một bảo tàng hoà bình kết nối với vùng sâu phía nam của Thái Lan. Bà cũng là người đồng sáng lập Dự án Bảo tàng Đại thảm sát (Massacre Museum) vào ngày 6 tháng 10 năm 1976 và Dự án Bảo tàng và kho tài liệu phía Nam, với sự cam kết dùng viện bảo tàng và kho tài liệu như một công cụ để chuyển đổi những sự xung đột và xây dựng hòa bình. Từ năm 2011, Patporn (Aor) đã làm việc trong các viện bảo tàng và kho tài liệu nhằm thúc đẩy sự hòa bình và công lý, và thông qua chương trình Thành phần Trí thức Cộng đồng Châu Á của Quỹ Nippon Foundation Grants Nhật Bản, để tiến hành “Hướng tới hòa bình và thoả hiệp: Một nghiên cứu điển hình về Bảo tàng hòa bình của Nhật Bản và Philippines”

GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN BẢO TÀNG NGÀY 6 THÁNG 10

Vào tháng 7 năm 2019, dự án bảo tàng này đã được thành lập bởi một nhóm bốn người, các thành viên bao gồm: một biên tập viên của nhà xuất bản Tiến Bộ, một nhà quay phim kiêm đạo diễn, một nhà kiến trúc sư và một nhà nghiên cứu. Dự án bảo tàng này nhằm mục đích tạo ra một không gian chính trị - xã hội, cho phép mọi người từ các nơi khác nhau đến để giao tiếp và thảo luận về bạo lực chính trị của Thái Lan trong quá khứ và hiện tại. Mong muốn của dự án này là thông qua các cuộc triển lãm, hội thảo và tọa đàm sẽ cùng với khán giả và xã hội Thái Lan giao lưu các thông tin và chứng cứ tư liệu, có thể đưa ra những câu hỏi, những lời nhận xét và cuối cùng là xây dựng một nền văn hóa không có sự trừng phạt.


Thái Lan là một đất nước đầy lời đồn thổi không căn cứ, rất khó nắm bắt được sự thật, trong khi đó tin đồn lại thường gần với sự thật, làm người ta ít nhiều cũng tưởng tượng được những gì đã xảy ra. Khi tôi có cơ hội thực hiện một dự án bảo tàng để truyền bá lại những bạo lực chính trị trong quá khứ, tôi đã nghĩ làm thế nào để cuộc triển lãm có thể trình bày ra hết sự thật, và làm sao trò chuyện cùng với công chúng để họ có thể đưa ra những câu hỏi, những sự thảo luận và cuối cùng khám phá ra những gì đang xảy ra.

Vào ngày 6 tháng 10 năm 1976, những sinh viên và thường dân mà phản đối sự trở về nước của những nhà độc tài trước đây, đều bị chính phủ Thái Lan tàn sát tại trường Đại học Thammasat. Theo số liệu chính thức, trong đó có 46 người thiệt mạng, 167 người bị thương và hơn 3.000 sinh viên bị bắt. Sau đó, vào năm 1978 , một luật ân xá đã được thông qua và tất cả những người có liên quan đã được thả tự do, đặc biệt là những thủ phạm : cảnh sát, lực lượng tuần tra biên giới, lực lượng bán quân sự và các nhóm cực hữu. Vào tháng 7 năm 2019, 43 năm sau vụ kiện đại thảm sát Massacre, chúng tôi đã khởi động Dự án Bảo tàng của ngày 6 tháng 10 xây dựng một nền văn hóa không có sự trừng phạt (culture of impunity), sử dụng các đồ vật liên quan đến bạo lực chính trị trong quá khứ và hiện tại để tạo một không gian học tập chính trị xã hội. Thông qua truyền thông, mặc dù đó là một cuộc triển lãm, hội thảo, phim ảnh hay các hình thức khác, thách thức bộ máy tư pháp không minh bạch và những văn hoá cổ hủ của Thái Lan về văn hoá có tội mà không bị trừng phạt, đồng thời khuyến khích công chúng đưa ra những sự chất vấn, mạnh dạn lên tiếng nói và đưa ra những sự phê bình. Đó là mục tiêu mà dự án bảo tàng của chúng tôi hướng đến.

Tôi đã mất hơn 20 năm để tìm ra lý do tại sao chúng ta không thể thảo luận hoặc tìm hiểu sâu xa hơn về sự kiện này. Thái Lan lâu nay được cai trị bởi một chính phủ quân sự, mà chính phủ quân sự này luôn ưu tiên an ninh quốc gia là hàng đầu. Thông qua một nền văn hóa có tội không bị trừng phạt này, cùng với sự lạm dụng chức quyền của cơ quan hành chính tư pháp, chính phủ Thái Lan kiểm soát trí nhớ của các công dân của mình. Bạo lực chính trị trong quá khứ đã trở thành chủ đề nhạy cảm hoặc cấm kỵ, có những người tin rằng chỉ khi quên đi quá khứ mới có thể tiến lên phía trước. Đây đều là những thách thức khi chúng tôi tưởng nhớ và đàm đạo về những sự kiện trong quá khứ. 

Tuy nhiên, cuộc đảo chính gần đây nhất vào năm 2014 đã làm thay đổi cách nhìn của hầu hết người Thái Lan về quân đội. Người Thái Lan, đặc biệt là thế hệ trẻ, đã bắt đầu biết đặt câu hỏi về bạo lực chính trị trong quá khứ và trách nhiệm của chính phủ, trong số các chủ đề được công khai thảo luận có đề cập đến có vụ thảm sát ngày 6 tháng 10 năm 1976. 

Triển lãm đầu tiên của chúng tôi “Prajak / Payan” (Nhân chứng tận mắt chứng kiến) được trưng bày từ ngày 5 tháng 10 đến ngày 6 tháng 10 năm 2019. Chỉ có ba món đồ được trưng bày: Một chiếc quần jean bị lột ra từ xác của một nam sinh bị bắn chết vào ngày 6 tháng 10 năm 1976, một chiếc kèn có lỗ đạn, còn có một cánh cửa màu đỏ mà hai thi thể đã bị treo ở cửa này vào ngày 24 tháng 9 năm 1976. Chúng tôi trưng bày các món đồ này với một chút giải thích ngắn gọn, vì đây đều là những món đồ chân thật nhất để chứng minh về sự bao lực. Một khi bước vào khu triển lãm, ba món đồ này như đang đối thoại trực tiếp với khán giả, đồ vật cũng có thể tự nói lên sự thật, trình bày các sự kiện về chính họ với khán giả. 

Tôi vẫn còn nhớ khi tôi vào bên trong phòng trưng bày, nhìn đám đông đi lại xung quanh khu trưng bày, tôi tự nghĩ: “Tại sao lại có nhiều người đến xem ba món đồ này như vậy, có phải vì họ chưa bao giờ từng nhìn thấy chúng không? Có phải vì họ muốn biết chân tướng của sự thật không? Có phải vì họ muốn xác định xem sự kiện ngày 6/10/1976 có từng xảy ra hay không? Hay là vì họ muốn gặp những người như chúng tôi và những người khác nữa, có cùng suy nghĩ và cùng những vấn đề giống họ?”

Cuộc triển lãm thứ hai của chúng tôi “Kwean” (Treo lở lửng) được trưng bày từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 10 năm 2020, lần này chúng tôi đã sử dụng công nghệ tăng cường thực tế AR để giao tiếp với khán giả. Chúng tôi tập trung vào sáng ngày 06 tháng 10 năm 1976, khi đó ít nhất có 5 người đã bị treo cổ lơ lửng trên cây Sanam Luang, những cây này được trồng xung quanh Quảng trường hành Lễ Hoàng gia. Triển lãm được trưng bày tại địa điểm mà lúc trước đã xảy ra vụ đại thảm sát, thông qua công nghệ AR với những bức ảnh chụp lại các sự việc, khán giả có thể nhìn thấy các xác chết bị treo ngược hoặc bị bắn. 

Khi chính phủ Thái Lan muốn người dân của mình quên đi những gì chính phủ đã làm và không muốn chịu trách nhiệm về những vụ giết người, một trong những cách đơn giản thách thức họ là sử dụng bằng chứng và đồ vật của các sự kiện để tái hiện lại những gì họ đã làm cho công chúng xem. Cuộc triển lãm của chúng tôi, được diễn ra ngay trên địa điểm ban đầu của vụ thảm sát, trực tiếp chỉ thẳng vào thủ phạm, danh tính của các nạn nhân, quy mô của bạo lực và nơi đã diễn ra những tội ác của nhà nước. Những khán giả của cuộc triển lãm này là một nhân chứng cho những bạo lực trong quá khứ. 

Tôi nhận thấy rằng khán giả, đặc biệt là thanh thiếu niên, biết rất rõ về vụ thảm sát ngày 6 tháng 10 năm 1976, kiến thức của họ có được từ kho lưu trữ trực tuyến “Kí sự ngày 6 tháng 10”, mạng truyền thông và các ấn phẩm. Họ đến với triển lãm để được hiểu sâu hơn và để giao lưu với các nhân viên và những người tham quan khác. Tôi cũng thấy rằng mặc dù bối cảnh chính trị - xã hội của Thái Lan đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát trí nhớ và quyền tự do ngôn luận của công chúng, nhưng bối cảnh chính trị - xã hội hiện nay cũng thúc đẩy công chúng đi tìm ra sự thật. Từ góc độ này, tôi thấy rằng các viện bảo tàng có thể thúc đẩy một nền văn hóa hòa bình, ngăn chặn những hành động tàn bạo trong tương lai. 

Dự án bảo tàng sự kiện ngày 6 tháng 10 vẫn đang được tiến hành, trước khi một bảo tàng thực thể chính thức được thành lập, chúng ta vẫn còn một chặng đường dài phía trước phải đi. Trong quá tình này, dự án này vẫn có thể thực hiện các tính năng tương tự như một bảo tàng, chẳng hạn như thu thập thêm hiện vật, tổ chức triển lãm, hội thảo, hội tọa đàm. Tôi tin rằng chúng ta sẽ tiếp tục kiên trì :

(1) Đưa ra câu hỏi : những gì chúng ta biết và những gì chúng ta không biết, dữ liệu, bằng chứng và thông tin ở đâu, ai là người tham gia vào sự kiện, và các bên liên quan là ai?

(2) Thu thập thông tin, lời khai, ký ức và dữ liệu từ nhiều nhóm khác nhau: thủ phạm, nạn nhân, những người chứng kiến và những người khác.

(3) Để cho thông tin, lời khai, ký ức và tài liệu có thể tương tác với khán giả.

(4) Vì công lý, nên xây dựng và củng cố bảo tàng và văn hoá lưu trữ hồ sơ tài liệu. 

1: Những tiền bối phong trào sinh viên của sự kiện ngày 6 tháng 10 năm 1976, tình nguyện làm hướng dẫn viên triển lãm, chia sẻ những kỷ niệm và kinh nghiệm của mình. Những bức ảnh trên tường được đặt gần nơi các nạn nhân bị bắn.(Nguồn:Patporn (Aor) Phoothong)

1: Những tiền bối phong trào sinh viên của sự kiện ngày 6 tháng 10 năm 1976, tình nguyện làm hướng dẫn viên triển lãm, chia sẻ những kỷ niệm và kinh nghiệm của mình. Những bức ảnh trên tường được đặt gần nơi các nạn nhân bị bắn.(Nguồn:Patporn (Aor) Phoothong)

2: Khán giả và Cổng đỏ trong buổi triển lãm đầu tiên “Prajak / Payan” (Nhân chứng tận mắt chứng kiến)(Nguồn:Patporn (Aor) Phoothong)

2: Khán giả và Cổng đỏ trong buổi triển lãm đầu tiên “Prajak / Payan” (Nhân chứng tận mắt chứng kiến)(Nguồn:Patporn (Aor) Phoothong)

3: Các tình nguyện viên của triển lãm đang giải thích cho một nhóm sinh viên về điều gì đã xảy ra ở nơi các sinh viên đang đứng, đó là nơi vào sáng ngày 6 tháng 10 năm 1976, một nhà vận động phong trào cải cách được tìm thấy đã chết tại đây.(Nguồn:Patporn (Aor) Phoothong)

3: Các tình nguyện viên của triển lãm đang giải thích cho một nhóm sinh viên về điều gì đã xảy ra ở nơi các sinh viên đang đứng, đó là nơi vào sáng ngày 6 tháng 10 năm 1976, một nhà vận động phong trào cải cách được tìm thấy đã chết tại đây.(Nguồn:Patporn (Aor) Phoothong)

4: Khán giả và Cửa đỏ của cuộc triển lãm thứ hai “Kwean” (Treo lở lửng), khán giả có thể xem kỹ các đồ vật của bảo tàng tại đây.(Nguồn:Patporn (Aor) Phoothong)

4: Khán giả và Cửa đỏ của cuộc triển lãm thứ hai “Kwean” (Treo lở lửng), khán giả có thể xem kỹ các đồ vật của bảo tàng tại đây.(Nguồn:Patporn (Aor) Phoothong)

5: Đây là bức ảnh tiêu biểu của vụ thảm sát ngày 6 tháng 10; không ai có thể xác định được thân phận của những người trong các bức ảnh này. Bức ảnh được treo trên tường chỉ cách nơi chụp 20 mét.(Nguồn:Patporn (Aor) Phoothong)

5: Đây là bức ảnh tiêu biểu của vụ thảm sát ngày 6 tháng 10; không ai có thể xác định được thân phận của những người trong các bức ảnh này. Bức ảnh được treo trên tường chỉ cách nơi chụp 20 mét.(Nguồn:Patporn (Aor) Phoothong)


Videos
RAP AGAINST DICTATORSHIP - ประเทศกูมี

RAP AGAINST DICTATORSHIP - ประเทศกูมี