:::

Thống nhất và Bảo tàng Miến Điện (Phần 1)

Ông Thiết Ngộ Mông (Thet Oo Maung - Nhà sản xuất , người quay phim )

Thiết Ngộ Mông (còn được gọi là Stephen Minus) là một người tự học mà trở thành họa sĩ, nhiếp ảnh gia và nhà quay phim, tràn đầy đam mê về chủ nghĩa nhân đạo. Ông ấy dùng kỹ năng chụp ảnh của mình để lên tiếng bênh vực những người đã bị phỉ báng, bị lãng quên hoặc bị bịt miệng. Tác phẩm của ông nói về các chủ đề nội chiến, bom mìn, người tàn tật, giáo dục trẻ em, chăm sóc sức khỏe trẻ em, đào tạo cho nữ giới, bình đẳng kỹ thuật số, khai thác gỗ bất hợp pháp, tranh chấp đất đai và phá hoại môi trường. Ông ấy đang ngầm lên kế hoạch triển lãm phim nhân quyền tại Miến Điện với " Diễn đàn Phim Một Bước "( One Step Film Forum).

"Diễn đàn Phim Một Bước"( One Step Film Forum).

Thông qua "Diễn đàn Phim Một Bước" nhằm thúc đẩy sự chăm sóc nhân đạo ở Miến Điện. Đối với những người cần lên tiếng đấu tranh vì công lý,thì "Diễn đàn Phim Một Bước" là tiếng còi vạch trần sự dối trá. Thông qua các buổi chiếu phim, chúng tôi khơi gợi sự tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, hòa bình và hài hòa, đồng thời chia sẻ kiến thức về nhân quyền, công lý và hoạt động xã hội. Vào ngày đầu tiên của tháng 2 năm 2021, chính quyền lạm dụng quyền lực của quân đội chính phủ, đoạt mất việc bầu cử của chính phủ liên minh dân chủ toàn quốc. Nhiều người dân ra đường biểu tình cuộc đảo chính của quân đội. Trong quá trình đàn áp cuộc biểu tình ôn hoà trên khắp cả nước, quân đội đã giết hại nhiều thanh niên, ngay cả phụ nữ và trẻ em cũng không tha. Có sự kiện điển hình này, "Diễn đàn Phim Một Bước” càng đề cao nhân quyền, tự do và công lý, và chúng tôi sẽ đấu tranh bằng sức mạnh của điện ảnh.


Năm 1961, U Nu, thủ tướng đầu tiên của Miến Điện (tên tiếng Anh cũ là Burma, sau này đổi thành Mianma) ,(U Nu) sau khi tách rời khỏi nước Anh, đã tuyên bố Miến Điện là một quốc gia Phật giáo. Ngày 29 tháng 8 năm 1961, quốc hội đã thông qua đạo luật phát triển Tôn giáo Quốc gia do chính U Nu thúc đẩy. Đạo luật này đã xác lập Phật giáo là Quốc giáo, đây là một trong những lời hứa khi tranh cử của U Nu. Sau khi Miến Điện độc lập, một số nhóm dân tộc đã nổi dậy chống lại nhà nước mới thành lập. Một trong những nhóm nổi dậy được nhiều người biết đến là nhóm dân tộc Karen, phần lớn theo đạo Tin Lành. Một nhóm khác là Đảng Cộng sản Miến Điện, được chính phủ coi là những phần tử man rợ không tin Phật giáo hoặc chống lại Phật giáo. Do phần lớn người dân Kachin đều theo đạo Tin Lành, nên sau khi quốc giáo được ban hành vào năm 1961, Quân đội Độc lập Kachin ( gọi tắt là K.I.A) đã nổi dậy. Kể từ đó, một trong những chính sách chính của nhà nước Miến Điện là độc tôn Phật giáo và thông qua Phật giáo đoàn kết người dân với một tín ngưỡng chung duy nhất. Mặt khác, chính phủ cũng giương cao đại cờ tôn vinh quốc giáo, và đàn áp các tôn giáo thiểu số khác, chẳng hạn như người theo đạo Tin Lành, người theo đạo Hindu và người theo đạo Hồi giáo.

Chẳng hạn, có những tôn giáo khác đã cùng tồn tại ở Miến Điện trong hàng nghìn năm, chính phủ đã phớt lờ việc bảo tồn và phát huy các di tích tôn giáo này. Chính phủ đôi khi cũng cố tình phá hủy những di tích tôn giáo này. Nhiều học giả gọi việc làm này là " Miến hóa ". Các viện bảo tàng của Miến Điện hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của chính phủ. Viện bảo tàng bỏ qua các di tích tôn giáo khác cần được bảo tồn hoặc trưng bày, mỗi nơi ủng hộ chính sách tôn giáo của chính phủ theo cách riêng của mình. 

Đa dân tộc ở Miến Điện

Miến Điện là một quốc gia đa dân tộc, có 135 dân tộc khác nhau được chính phủ Miến Điện chính thức công nhận. Các nhóm dân tộc này được chia thành tám "nhóm dân tộc chính của quốc gia”, đó là: dân tộc Miến Điện, Chin, Kachin, Karen, Kayah, Mon, Ruokai và Shan. "Các dân tộc chính của quốc gia” chủ yếu là được phân chia theo khu vực, chứ không phải theo ngôn ngữ hoặc mối quan hệ của dân tộc. 

Ngoài ra, có nhiều nhóm dân tộc không được công nhận, trong đó đông nhất là người Miến Điện gốc Hoa và người Pantai (chiếm 3% tổng dân số), người Miến Điện gốc Ấn Độ (chiếm 2% tổng dân số), người Miến Điện gốc Anh và Người Gurka (Gurkha). Hai nhóm cuối cùng (người Miến Điện gốc Anh và Người Gurka) không có số liệu chính thức về dân số, tuy nhiên với sự ước tính không chính thức là có khoảng 52.000 người Miến Điện gốc Anh ở trong nước và khoảng 1,6 triệu người ở nước ngoài. Các dân tộc không có trong danh sách 135 dân tộc được chính phủ Miến Điện chính thức công nhận là:

·          Người Miến Điện gốc Anh

·          Người Miến Điện gốc Hoa

·          Người Pantai

·          Người Miến Điện gốc Ấn Độ

·          Người Taungtha

·          Người Rohingya

·          Người Miến Điện Gurka / Người Miến Điện Nepalese 

Các dân tộc ở Miến Điện khá đa dạng, có nhiều di sản văn hóa và tôn giáo khác nhau, nhưng hầu hết các di tích lịch sử, di sản văn hóa và truyền thống, dù thuộc nhóm dân tộc được chính thức công nhận hay không được công nhận đều không thể nhìn thấy trong các bảo tàng lớn. Thậm chí có một số di tích văn hóa minh chứng về sự bảo tồn của tôn giáo bị cố tình hủy hoại hoặc che giấu, trong khi đó lại đưa những di tích văn hoá của các tôn giáo khác vào để trưng bày như một di tích văn hoá Phật Giáo ở đây. Một di tích được nhiều người yêu thích là Nan Phayar của Bagan, một ngôi chùa cổ bằng đá sa thạch được xây dựng vào thế kỷ mười một, như một ngôi đền Hindu, cung thờ thần Brahma. Bức tượng vị thần ba đầu được điêu khắc rất rõ ràng trên tường, nhưng chính quyền và các nhà lãnh đạo tôn giáo vẫn cho đó là một ngôi chùa Phật giáo mà cố tình phá hủy một số di tích lịch sử, để che đậy sự thật lịch sử về tín ngưỡng của người Miến Điện.

1. Tượng thần Brahma ở chùa Nam Phaya(Nguồn:Thiết Ngộ Mông)

1. Tượng thần Brahma ở chùa Nam Phaya(Nguồn:Thiết Ngộ Mông)

Gần đây có một sự kiện đáng chú ý là việc phá bỏ nghĩa trang Lin Zin Gone ở tỉnh Mandalay từ năm 2012 đến năm 2013. Chính quyền thành phố Mandalay đã phá dỡ một nhà thờ Hồi giáo và lăng mộ tại nghĩa trang cổ Rimzingang ở (Amarapura), Mandalay. Vào ngày 31 tháng 5 năm 2012, sau khi tờ nhật báo Mandalay đưa tin tức về việc phá dỡ nghĩa trang Imjingang, Bộ trưởng và các cấp chính quyền liên quan đều nhận được đơn kháng cáo chính thức. Ngoài ra, những lãnh đạo cấp cao liên quan đến việc này cũng đều nhận được đơn của hơn 3000 người ký tên, phản đối về việc phá bỏ.Nghĩa trang này lưu giữ những di tích lịch sử phong phú của các nhân vật nổi tiếng không theo đạo Phật, họ đều là những người đã từng phục vụ quốc vương Miến Điện trước thời kỳ thuộc địa Anh. Và xe ủi đất đã ủi sập các bia mộ của nhiều nhân vật lịch sử có gốc Hồi giáo, Armenia và châu Âu. Nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng như thánh (Aabis Sha Husain Ni) và ông Tổng đốc (Rammaawati) Nu Kung (tôn danh), (Chú thích: Người gốc U Nu, tên Miến không có họ, U là một danh hiệu kính trọng, nên được dịch là Nỗ Công và cựu thủ tướng Ngô Nỗ Âu Cách), nhà văn và nhà thơ này từng giải thích với vua Boethaw Phayar về Hồi Giáo, thanh sử lưu danh, đồng thời cũng có rất nhiều danh nhân Hồi giáo Miến Điện được chôn cất tại đây. Việc phá bỏ với mục đích huỷ diệt di tích của những người không theo đạo Phật từng sống và phục vụ quốc vương Miến Điện trước thời kỳ thuộc địa của Anh, sau khi được các nhà sư từ một tu viện gần đó hết lòng cứu vớt, thì chỉ còn sót lại lác đác vài bia mộ và được lưu giữ trong tu viện. 

2. Tấm bia mộ bị chia cắt này là của một người Armenia sống ở triều đại Mandalay. Được cứu vớt từ Nghĩa trang Imjingang(Nguồn ảnh:Tayza Hlaig)

2. Tấm bia mộ bị chia cắt này là của một người Armenia sống ở triều đại Mandalay. Được cứu vớt từ Nghĩa trang Imjingang(Nguồn ảnh:Tayza Hlaig)

3. Bia mộ bị bỏ hoang của một người Armenia sống ở Mandalay dưới thời vua Min Doneera. Dòng chữ được viết bằng tiếng Miến Điện và tiếng Armenia. Được cứu vớt từ Nghĩa trang Imjingang. (Nguồn ảnh:Tayza Hlaig)

3. Bia mộ bị bỏ hoang của một người Armenia sống ở Mandalay dưới thời vua Min Doneera. Dòng chữ được viết bằng tiếng Miến Điện và tiếng Armenia. Được cứu vớt từ Nghĩa trang Imjingang. (Nguồn ảnh:Tayza Hlaig)