:::

Cộng hưởng xuyên quốc gia, đối thoại nhân quyền – góc nhìn của những người thực hiện

Hội nghị năm của FIHRM-AP năm 2023 đã mời diễn giả các nước cùng gặp mặt (Chụp ảnh/FIHRM-AP)

Hội nghị năm của FIHRM-AP năm 2023 đã mời diễn giả các nước cùng gặp mặt (Chụp ảnh/FIHRM-AP)

Giới thiệu tác giả: Ông Trọng Văn , nghiên cứu sinh Viện nghiên cứu bảo tàng của Đại học Quốc lập Nghệ thuật Đài Bắc


Cộng hưởng xuyên quốc gia, đối thoại nhân quyền – góc nhìn của những người thực hiện

Lời nói đầu

Hội nghị năm của FIHRM-AP năm 2023 với mục đích là “cộng hưởng nhân quyền: Sự hiệp sức giữa Bảo tàng Châu Á Thái Bình Dương với các cộng đồng”, bàn luận về chính sách kế hoạch và phương pháp thực tiễn cho việc hợp tác của Bảo tàng và cộng đồng. Bối cảnh của người phát biểu rất đa dạng, bao gồm nhân viên công tác ở bảo tàng, các tổ chức xã hội dân sự và các nhà nghiên cứu độc lập. Trước hai ngày tổ chức hội nghị năm, đoàn phỏng vấn đã nắm bắt tận dụng khoảng thời gian trống của hoạt động, và vinh dự được phỏng vấn nhiều người và nhiều chuyên gia về nhân quyền, không chỉ làm quen được với kỹ năng và kinh nghiệm thực vụ xuyên quốc gia trên nhiều phương diện, mà còn hiểu thêm cách nhìn và sự mong đợi đối với FIHRM-AP của hội viên các nước và những người phát biểu.

Hội nghị năm của FIHRM-AP mời chuyên gia trong lĩnh vực nhân quyền, bà Linda Norris người phụ nữ đứng ở giữa bức ảnh, chuyên viên lâu năm của Liên minh Quốc tế Di chỉ Lương Tri (ICSC) (Chụp ảnh/FIHRM-AP)

Hội nghị năm của FIHRM-AP mời chuyên gia trong lĩnh vực nhân quyền, bà Linda Norris người phụ nữ đứng ở giữa bức ảnh, chuyên viên lâu năm của Liên minh Quốc tế Di chỉ Lương Tri (ICSC) (Chụp ảnh/FIHRM-AP)

Hội nghị năm của FIHRM-AP là cơ hội để các diễn giả trong và ngoài nước được giao lưu ở khoảng cách gần nhau hơn, bên trái là bà Vương Trường Hoa, Viện trưởng Viện bảo tàng Lịch sử Quốc lập, bên phải là bà Tracy Puklowski, Giám đốc lâu năm của Chính phủ lãnh thổ bắc Úc (Chụp ảnh: FIHRM-AP)

Hội nghị năm của FIHRM-AP là cơ hội để các diễn giả trong và ngoài nước được giao lưu ở khoảng cách gần nhau hơn, bên trái là bà Vương Trường Hoa, Viện trưởng Viện bảo tàng Lịch sử Quốc lập, bên phải là bà Tracy Puklowski, Giám đốc lâu năm của Chính phủ lãnh thổ bắc Úc (Chụp ảnh: FIHRM-AP)

Sử dụng phương tiện truyền thông để kết nối với nhân quyền và dùng thời gian để kết nối với trái tim

Trong các trường hợp về việc thúc đẩy giáo dục nhân quyền tại Viện bảo tàng, có nhiều viện bảo tàng có liên quan đến các chủ đề nhân quyền, đã kéo gần khoảng cách của dân chúng với những đề tài nghiêm trọng về nhân quyền thông qua các trung gian khác nhau. Viện bảo tàng Suiheisha ở Nhật Bản đã sử dụng sách tranh, truyện tranh, các thiết bị hỏi đáp làm trung gian để mở ra sự kết nối của trẻ nhỏ với chủ đề nhân quyền; Bảo tàng Tibet xây dựng triển lãm kỹ thuật số AR và hệ thống thờ cúng trực tuyến, khắc phục những hạn chế về áp lực chính trị và khu vực; giáo sư Trần Giai Lợi Viện nghiên cứu bảo tàng của Đại học Nghệ thuật Đài Bắc chia sẻ 5 mẫu “Hộp dụng cụ giáo dục nhân quyền” mà Viện bảo tàng Nhân quyền Quốc gia cho ra đời, cùng với trò chơi (board game) “Sách sự kiện lưu vong” về 713 sự kiện của Bành Hồ do giáo sư Lâm Bảo An của Đại học Kỹ thuật Bành Hồ giới thiệu, mở ra những con đường để học sinh có thể tiếp xúc với chủ đề nhân quyền, cung cấp càng nhiều cơ hội và kinh nghiệm học tập thú vị cho học sinh.

Trong các trường hợp về sự hợp tác giữa tổ chức nhân quyền và cộng đồng, Giám đốc điều hành Pooja Pant của tổ chức Voices of Women Media về các chủ đề quan tâm đến nhân quyền của nữ giới ở Nepal, trong buổi phỏng vấn đã chia sẻ kỹ năng hợp tác với cộng đồng, nhấn mạnh sự then chốt của việc hợp tác với cộng đồng, chính là sự đồng hành lâu dài và xây dựng mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau; vừa đúng với nội dung mà Trợ lý giáo sư Phrae Sirisakdamkoeng của Khoa khảo cổ học Đại học Nghệ thuật Thái Lan và nghiên cứu viên độc lập Patporn Phoothong đã trả lời trong buổi phỏng vấn: có nhiều người bị hại dưới áp lực của sự bóc lột và đe dọa trong một thời gian dài, từ lâu đã mất đi dũng khí lên tiếng bày tỏ suy nghĩ, thông qua sự đồng hành và quan tâm lâu dài mà thiết lập mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau, đây chính là bước đi đầu tiên để người bị hại lấy lại tự tin và mở rộng lòng chia sẻ. Cũng có cùng một quan điểm như trên, người thiết kế triển lãm “Cuộc đối thoại trăm năm” của Viện bảo tàng Quốc lập Đài Loan, cô Viên Tự Văn cũng nhấn mạnh tính quan trọng của việc giữ gìn mối liên hệ gắn kết chặt chẽ, Viện bảo tàng Quốc lập Đài Loan có thể xây dựng mối quan hệ ổn định với người lao động nước ngoài ở Đài Loan, chính là nhờ vào việc xây dựng quan hệ hợp tác cùng có lợi trong 9 năm qua. Có một điều đáng chú ý là nội dung mà Pooja Pant nhấn mạnh trong buổi phỏng vấn, khi nhóm của cô đi vào cộng đồng, rất coi trọng việc cộng đồng có đạt được sự bình đẳng về địa vị và quyền lợi hay không, nhóm của cô chưa bao giờ mong muốn rằng tiếp cận cộng đồng với thân phận là một tổ chức, mà luôn mong rằng sau khi đồng hành lâu dài được cộng đồng đón nhận và trở thành một thành viên trong đó. Nói tóm lại, bất luận là công việc hợp tác với cộng đồng để xây dựng quan điểm đa dạng, hoặc là cùng nhau chống lại thể chế uy quyền và các thủ đoạn bất chính, bảo tàng đều cần phải đồng hành lâu dài để đạt được sự tín nhiệm, đồng thời phải luôn giữ suy nghĩ bình đẳng chứ không phải “đưa tay giúp đỡ”, tích cực mời các đoàn thể cộng đồng tham gia vào việc lập kế hoạch và xây dựng chính sách cho bảo tàng, như thế mới có thể thiết lập một mối quan hệ hợp tác bền vững và lâu dài.

FIHRM-AP cung cấp sân khấu cho chuyên gia nhân quyền của các nước Châu Á – Thái Bình Dương phát biểu. Từ phải sang là chuyên gia Thái Lan Patporn Phoothong, Thrae Sirisakdamkoeng, chuyên gia người Indonesia Andi Achdian, chuyên gia Nhật Bản Tadayuki Komai, Trần Giai Lợi, chuyên gia Mỹ Linda Norris (Chụp ảnh/ FIHRM-AP)

FIHRM-AP cung cấp sân khấu cho chuyên gia nhân quyền của các nước Châu Á – Thái Bình Dương phát biểu. Từ phải sang là chuyên gia Thái Lan Patporn Phoothong, Thrae Sirisakdamkoeng, chuyên gia người Indonesia Andi Achdian, chuyên gia Nhật Bản Tadayuki Komai, Trần Giai Lợi, chuyên gia Mỹ Linda Norris (Chụp ảnh/ FIHRM-AP)

Trong thời gian nghỉ giữa giờ trà nước, người tham dự được trải nghiệm trò chơi “Sách sự kiện lưu vong” (Chụp ảnh/ FIHRM-AP)

Trong thời gian nghỉ giữa giờ trà nước, người tham dự được trải nghiệm trò chơi “Sách sự kiện lưu vong” (Chụp ảnh/ FIHRM-AP)

Cộng hưởng, đồng cảm và cộng sinh: sự khuấy động và vang dội của nhiều âm thanh

Về cảm tưởng của Hội nghị năm lần này, Trợ lý giáo sư trường Đại học Quốc lập Indonesia và cố vấn Viện bảo tàng nhân quyền Munir, Andi Achdian cho biết, rất vui vì được có mặt ở đây có thể giao lưu với chuyên gia các nước, đồng thời học được nhiều phương pháp thúc đẩy quyền bình đẳng và giáo dục nhân quyền thực tiễn của các cơ quan khác nhau. Đặc biệt có cơ hội làm quen với khu vực thâm nam Thái Lan,Tibet và các quốc gia mà các thể chế gây hại vẫn còn tồn tại, mặc dù hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn hành động trượng nghĩa không ngại lên tiếng giúp các dân tộc bị hại phản ánh, đây là một điều vô cùng có ý nghĩa cổ vũ lòng người. Ngoài ra, Viện trưởng Tadayuki Komai của Viện bảo tàng lịch sử Suiheisha cũng cho biết, thông qua việc giao lưu trực tiếp với các học giả, các đơn vị, cơ quan nghiên cứu trong lĩnh vực nhân quyền của Hội nghị năm FIHRM-AP, không chỉ có thể mở ra thêm càng nhiều phương pháp giáo dục nhân quyền hơn, mà còn thực tiễn hóa tuyên ngôn của Suiheisha, tiến thêm một bước “sáng tạo một thế giới ấm áp hơn” (Tiếng Nhật: もっと暖かい人の世を).

Chuyên gia nhân quyền các nước nhiệt tình tham gia, sôi nổi thảo luận trong Hội nghị. Từ trái qua Tadayuki Komai, nhân viên phiên dịch Trung Nhật, chuyên gia Úc Tracy Puklowski (Chụp ảnh/ FIHRM-AP)

Chuyên gia nhân quyền các nước nhiệt tình tham gia, sôi nổi thảo luận trong Hội nghị. Từ trái qua Tadayuki Komai, nhân viên phiên dịch Trung Nhật, chuyên gia Úc Tracy Puklowski (Chụp ảnh/ FIHRM-AP)

FIHRM-AP thúc đẩy giao lưu giữa các chuyên gia nhân quyền các nước, mọi người nói chuyện rất vui vẻ. Từ trái qua chuyên gia Nepal Pooja Pant, chuyên gia Thái Lan Padtheera Narkurairattana, chuyên gia Mỹ Linda Norris (Chụp ảnh/ FIHRM-AP)

FIHRM-AP thúc đẩy giao lưu giữa các chuyên gia nhân quyền các nước, mọi người nói chuyện rất vui vẻ. Từ trái qua chuyên gia Nepal Pooja Pant, chuyên gia Thái Lan Padtheera Narkurairattana, chuyên gia Mỹ Linda Norris (Chụp ảnh/ FIHRM-AP)

Viện bảo tàng là một con đường quan trọng trong vấn đề thúc đẩy quyền bình đẳng, hồi đáp đương đại, mặc dù ngay lúc này đây vẫn còn những quốc gia đang phải đối mặt với hiện thực tàn khốc đói kém, chiến tranh, so với hiện thực này, sự hồi đáp và sức ảnh hưởng của viện bảo tàng là một điều lý tưởng nhưng lại nhỏ bé. Nhưng sau khi nhóm phỏng vấn đối thoại với Linda Norris và Pooja Pant, đã dập tắt đi những bất an và hoài nghi nhanh chóng, và lấy lại niềm tin và hi vọng đối với viện bảo tàng. Họ cổ vũ rằng: Bạn không bao giờ biết được bảo tàng sẽ có thể tiếp xúc với những nhóm cộng đồng nào, cũng không nên xem nhẹ bất cứ khách tham quan bị cảm động bởi những triển lãm của bảo tàng nào, chúng ta không thể biết những điều này sẽ mang đến những hành động và thay đổi gì; cũng đừng quên rằng bảo tàng là cầu nối quan trọng có thể phá bỏ những luận điểm đơn phương, trình bày quan điểm và luận điểm đa dạng, đồng thời theo đuổi việc tái hiện sự thật, là chức năng và vai trò quan trọng của bảo tàng trong việc đề xướng nhân quyền. Xin được trích dẫn lời phát biểu của Richard Benjamin, là giáo viên thực tiễn lâu năm của Viện bảo tàng Đương Đại, chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu nô dịch quốc tế của trường Đại học Liverpool, như một lời hồi đáp: “Viện bảo tàng và cộng đồng hoặc NGO hợp tác để biểu đạt lập trường đặc biệt, là một quyết định vô cùng to gan và dũng cảm. Và có lúc, nếu như bảo tàng và cộng đồng đều có niềm tin sâu sắc rằng tất cả là để theo đuổi một tương lai bình đẳng và chính nghĩa, vậy thì giữ vững sự ngây thơ (naive) và lòng nhiệt tình (enthusiastic), vì cuối cùng tín niệm đó chính là một động lực quan trọng để có thể hướng đến cột mốc hành trình mới.” Trên con đường đề xướng nhân quyền gập ghềnh này, mặc dù con đường phía trước có khó khăn đến mức nào, thì cũng đừng quên rằng các nhóm cộng đồng cùng hợp sức sẽ mang đến những bước ngoặt và chuyển biến, cũng càng không nên coi thường sức mạnh của bảo tàng và những cơ quan, cá nhân thúc đẩy đề xướng nhân quyền. Hi vọng trên con đường nhân quyền, sẽ có thêm càng nhiều người cùng chung sức tiếp tục cộng hưởng và cùng nắm tay tiến lên.