:::

2022 「Biến đổi khí hậu」 FIHRM-AP Tài liệu học tập chung – Các Viện bảo tàng và Tổ chức phi chính phủ cùng nhau thảo luận và hành động

Hình 1 Trình diễn của Đoàn kịch Playback Theatre

Hình 1 Trình diễn của Đoàn kịch Playback Theatre

Trước vấn đề biến đổi khí hậu, với vai trò của các bảo tàng có thể thực hiện những hành động cụ thể nào để làm cầu nối cho khách tham quan nhận thức được? Hưởng ứng chủ đề của Đại hội ICOM Praha năm nay “Sức ảnh hưởng của các Viện bảo tàng”, Chi nhánh Châu Á - Thái Bình Dương của Liên đoàn Quốc tế các Bảo tàng Nhân quyền (FIHRM-AP), đã tiếp nối với mô hình đào tạo Nhân quyền của năm 2020. Chủ đề lần này là “Biến đổi khí hậu và các vấn đề về quyền con người”, dưới hình thức mở ra các cuộc họp hàng tháng, khảo sát thực tế, thảo luận, liên tục kéo dài trong 5 tháng, FIHRM-AP đã mời 12 tổ chức phi chính phủ1 và 9 bảo tàng quốc gia2 tham gia, cả hai bên cùng hành động nhằm góp phần cải thiện cho các vấn đề khí hậu và nhân quyền.

FIHRM-AP xem xét lại những điểm giống và khác nhau giữa các tổ chức phi chính phủ và viện bảo tàng

Mục đích của hoạt động này là thúc đẩy trao đổi về biến đổi khí hậu và các vấn đề nhân quyền, đồng thời đi sâu hơn nữa là sẽ trao đổi các bước thực hiện về kế hoạch chi tiết cho các vấn đề khí hậu và nhân quyền dựa vào thế mạnh của cả hai. Trong buổi thảo luận đầu tiên này, cô Trần Thư Đình là nhà nghiên cứu của Hiệp hội Liên minh Hành động Công dân Xanh, đã được mời đến giảng giải về vấn đề khí hậu, qua đó ta có thể thấy rằng các đoàn thể này rất có lợi thế trong việc ủng hộ và thúc đẩy các hành động về các vấn đề khí hậu, như: xúc tiến chính sách, họp báo, đào tạo giáo viên và các hình thức khác. Mặt khác, bảo tàng đã mời ông Hoàng Húc, một nhà nghiên cứu của Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Quốc gia, lấy đề tài khí hậu để làm ví dụ cho kế hoạc triển lãm với chủ đề “Triển lãm nhiếp ảnh Nam Phong: Câu chuyện về ngôi làng Đài Tây”, nói rõ cách mà bảo tàng thực hiện, thảo luận và nghiên cứu các vấn đề khí hậu là như thế nào, đồng thời chia sẻ cụ thể tư duy và phương hướng triển lãm. Hai bên thảo luận trao đổi thông qua hình thức hội thảo, để hiểu hơn về những khác biệt và trí tưởng tượng giữa bảo tàng với tổ chức phi chính phủ là gì, nhìn nhận xem xét kỹ hơn về mối quan hệ hợp tác giữa hai bên, phải chăng thích hợp cùng nhau thực hiện chung một dự án.             

1Các đơn vị tổ chức phi chính phủ tham gia bao gồm: Tổ chức Bảo vệ Môi trường Liên minh Những người Nội trợ、Liên minh Khí hậu Thanh niên Đài Loan、Quỹ Công dân Trái đất、Hiệp hội thúc đẩy nhân quyền Đài Loan、Hiệp hội Xúc tiến Học viện Người bản địa Đài Loan、Hiệp hội Liên minh Hành động Công dân Xanh Đài Loan、Nhóm nghiên cứu sau thảm họa Morakot thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ、Hiệp hội Bảo tồn Hoang dã Chiayi、Đại học Quốc gia Trung Sơn Trung tâm Đảo Nam、Tổ chức Ân xá Quốc tế chi nhánh Đài Loan、Liên minh nhân quyền Người bản địa sau thảm họa Morakot、Quỹ Bảo đảm Quyền Môi trường

2 Các bảo tàng tham gia gồm có: Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Quốc gia、Bảo tàng Khoa học và Công nghệ Quốc gia、Bảo tàng thẩm mỹ sống quốc gia Đài Đông、Bảo tàng Văn hóa Tiền sử Quốc gia Đài Loan、Trung tâm Giáo dục Khoa học Quốc gia Đài Loan、Bảo tàng quốc gia Đài Loan、Bảo tàng lịch sử quốc gia Đài Loan、Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia

Đoàn kịch Mỗi người Một câu chuyện (Playback Theatre)  - Truyền tải các hình thức tương tác và quan điểm khác nhau

Nói về đề tài biến đổi khí hậu, ngoài các khởi xướng của tổ chức phi chính phủ và các loại hình triển lãm trong bảo tàng ra, thì còn cách nào nữa không? FIHRM-AP đã mời đoàn kịch Playback Theatre sử dụng hình thức trình diễn ngẫu hứng trực tiếp để dẫn dắt cuộc thảo luận giữa những người tham gia. Dựa vào thế mạnh của diễn xuất, mang lại cách tư duy và sự tương tác đa dạng hơn. Trước tiên, mời người tham gia chia sẻ mối quan tâm của họ về các vấn đề khí hậu, dùng cách biểu diễn để kết nối và tư suy lại về mối quan hệ hàng ngày giữa khí hậu và con người, đồng thời chính màn trình diễn đó như một câu trả lời cho khán giả. Sau đó, trưởng đoàn Cao Dư Trinh và giảng viên kịch Trần Chính Nhất, chia sẻ về thiết kế các giáo án trong cộng đồng và trường học. Bảo tàng và tổ chức phi chính phủ đã thông qua hình thức “trình diễn”, gợi ý một góc độ thảo luận mới cho những người tham gia đề tài này.

Hình 2 Thảo luận và động não trong hội thảo

Hình 2 Thảo luận và động não trong hội thảo

Hình 3 Thảo luận và động não trong hội thảo

Hình 3 Thảo luận và động não trong hội thảo

Từ tư duy đến hành động: Từ chuyến tham quan thực tế đến việc lập ra kế hoạch thực tiễn

Trong chương trình cùng nhau học tập về biến đổi khí hậu này, ngoài các bài phát biểu và thảo luận hội thảo ra, thì còn có tiết học thực tế, đưa học viên đến hiện trường để khảo sát thực tiễn, lấy các khu vực liên quan sau cơn bão Morakot làm trục chính của chuyến tham quan, như: Bảo tàng Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Làng trà Bình Đông, Trung tâm Văn hóa dân tộc Xiaolin, Bảo tàng Cộng đồng Wulipu Xiaolin, Nhà tưởng niệm Làng Xiaolin, v.v. Dựa vào sự khác biệt trong cách trưng bày và phương pháp diễn ngôn giữa viện bảo tàng và khu trưng bày công cộng, từ đó suy nghĩ về mối quan hệ quyền năng giữa viện bảo tàng và khu trung bày công cộng, như một cơ sở lập trình khởi xướng cho hành động vì khí hậu. Trong suốt thời gian học tập chung, bảo tàng và tổ chức phi chính phủ đã thông qua các khảo sát thực tế, để hiểu được những điểm giống và khác nhau của hai bên, đồng thời chia sẻ nhiều hơn về các khó khăn và kinh nghiệm thực tế, tập trung vào chủ đề biến đổi khí hậu để đề xuất các hoạt động có liên quan một cách thiết thực hơn, ví dụ: các chuyến tham quan và khảo sát theo chủ đề, triển lãm tour các vấn đề về nhà ở, doanh trại đào tạo tư vấn viên, và nhiều các hành động thực tiễn khác.

Hình 4 Kiểm tra thực tế

Hình 4 Kiểm tra thực tế

FIHRM-AP tiếp tục mô hình học tập chung của các đoàn thể xã hội và viện bảo tàng, trong quá khứ viện bảo tàng thường đóng vai trò như một nơi giáo dục trung gian cho khách tham quan. Nhưng ngày nay, sự hợp tác và hành động xuyên khu vực của các tổ chức phi chính phủ đã làm cho các viện bảo tàng trở thành một địa điểm chủ yếu để thúc đẩy các vấn đề cộng đồng. Thông qua sự kết nối và hợp tác của nền tảng FIHRM-AP, hồi đáp vấn đề về khí hậu và nhân quyền, đồng thời thể hiện đầy đủ chủ đề của ICOM lần này, đó là “Sức mạnh của các Viện bảo tàng”, hi vọng FIHRM-AP trong tương lai sẽ tạo thêm cơ hội cho viện bảo tàng và các tổ chức phi chính phủ có thể cùng nhau thực hiện các hành động cụ thể hơn nữa!