:::

Ánh sáng le lói phát ra từ vết nứt dài 1,5 mét

Thành phố càng phồn hoa thì càng không thể làm ngơ với cái nghèo đang tồn tại. (Ảnh:Do You A Flavor, Bánh xe khổng lồ mới)

Thành phố càng phồn hoa thì càng không thể làm ngơ với cái nghèo đang tồn tại. (Ảnh:Do You A Flavor, Bánh xe khổng lồ mới)

Giới thiệu về Chu Cương Dũng:

Chu Cương Dũng là một người theo đuổi công tác cộng đồng về vấn đề nghèo đói. Bà là người đồng sáng lập của tổ chức Do You A Flavor, tổ chức Learning From The Poor , là người giám tuyển triển lãm Đài Bắc Của Người Nghèo, đồng tác giả và xuất bản cuốn sách "Kim chỉ nam sinh tồn trên đường phố", "Tái tạo theo cách riêng: Đô thị cộng sinh-ing".

Giới thiệu về tổ chức:

Do You A Flavor là một tổ chức phi chính phủ nhằm góp phần giải quyết vấn đề vô gia cư và tình trạng nghèo đói trong đô thị. Kể từ năm 2014, tổ chức này tiếp tục khởi động các chương trình vận động cộng đồng và dịch vụ phục vụ trực tiếp, đồng thời liên kết với các đoàn thể cộng đồng, đoàn thể về bệnh tâm thần, về các vấn đề cư trú, lao động và giới tính…nỗ lực trở thành “nhịp cầu” đưa mọi người đi tìm hướng giải quyết các vấn đề xã hội.


Tổ chức các cuộc triển lãm của người nghèo trong lòng đô thị phồn hoa

“Nếu sẵn sàng nhìn lại lịch sử đã qua, chúng ta sẽ nhanh chóng nhận ra rằng: Thành phố Đài Bắc hoa lệ của ngày nay, thực ra được đánh đổi bằng rất nhiều sự nỗ lực, cống hiến và cả tâm huyết của những người theo đuổi mơ ước, những người tay trắng, tầng lớp lao động chân tay, những người nhập cư, người thổ cư và cả những người nghèo khổ từ nam chí bắc trong hơn một thế kỷ qua. Họ đến từ những ngọn núi cao, những miền hải đảo, hoặc từ các nước Đông Nam Á đến với Đài Bắc, bộ mặt mới của một thành phố vĩ đại được nhào nặn bằng đôi bàn tay họ. Từ một góc nhìn nào đó, Đài Bắc phồn vinh hôm nay không chỉ là Đài Bắc của những người thành đạt và giàu có, mà Đài Bắc còn là của những người khốn khổ, nghèo khó.” ——Trích từ phần Lời dẫn của Tôn Đại Xuyên, trong Đài Bắc Của Người Nghèo.

Trong thế kỷ hiện nay, thế giới đã nhận định nghèo khó là một vấn đề quan trọng và cấp bách cần được giải quyết*, nhưng tiếng nói của những người nghèo ở đâu khi thảo luận về các vấn đề này? Con người là chủ thể trực tiếp cảm nhận và phản ứng với đói nghèo, có kinh nghiệm và trải nghiệm sâu sắc. Nhưng trong bầu không khí xã hội vẫn còn đầy rẫy những định kiến tiêu cực về đói nghèo, hầu hết tầng lớp người nghèo đều chọn cách che giấu hoặc phủ nhận những trải nghiệm của chính họ và trở nên im lặng.

Kể từ năm 2017, đã kết hợp với các tổ chức hỗ trợ những nhóm người nằm bên rìa xã hội, như những người vô gia cư, người thổ cư trong đô thị, các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, thanh thiếu niên cần hỗ trợ đặc biệt, người từng bị bệnh tâm thần, cùng chung tay phát động hoạt động Đài Bắc Của Người Nghèo, thông qua những hành động đề xuất hàng năm, mong muốn công chúng bước vào thế giới của người nghèo để từ đó hiểu biết thêm về vấn đề nghèo đói trong đô thị.

Việc quản lý tổ chức triển lãm của NGO: Đi xa còn quan trọng hơn là đi nhanh

Hàng năm, triển lãm Đài Bắc Của Người Nghèo đã mời một số người nghèo, nhân viên công tác xã hội và nghệ sĩ cùng tham gia sáng tạo nghệ thuật, nhằm đưa người xem đi sâu tìm hiểu thế giới nghèo khó, thông qua các chủ đề khác nhau như “Bốn giờ sáng” và “Sự lựa chọn không được thấu hiểu”. Trong môi trường mà họ cảm thấy an toàn và được tôn trọng, mọi người bắt đầu chia sẻ kinh nghiệm và nội tâm của họ, sau đó chuyển thể những câu chuyện đó thành bài hát, tranh vẽ, phim kịch, trò chơi…, tạo nên những sự trải lòng nhẹ nhàng nhưng đầy sức thuyết phục thông qua triển lãm.

Trong suốt hành trình, có được sự tin tưởng từ các phía chính là điều quan trọng nhất. Ngoài việc nhanh chóng nhận định được tình trạng và mong muốn xuất hiện trên triển lãm của người nghèo, các nhân viên xã hội còn có thể rút ra nhiều kinh nghiệm mới sau quá trình tổ chức triển lãm, để đưa vào áp dụng trong công việc thường ngày, tạo ra những kết nối sâu sắc và bền vững hơn với những người có những hoàn cảnh tương tự. Mặc dù mất rất nhiều thời gian để xác nhận đi xác nhận lại, nhưng những yếu tố không chắc chắn vẫn không thể tránh khỏi, (ví dụ như năm 2018, đã xảy ra trường hợp là một nhân vật chính ban đầu đã đồng ý ghi hình ở một góc nghiêng, nhưng sau đó lại từ chối xuất hiện). Nhưng đối với ban tổ chức triển lãm Đài Bắc Của Người Nghèo, việc người nghèo lên tiếng không chỉ là để giãi bày, mà còn là một cuộc chiến bên trong nội tâm của họ, do đó, việc tạm hoãn hay từ chối xuất hiện là điều bình thường và đáng được tôn trọng. Bên cạnh đó, qua một thời gian dài hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, các tổ chức khác cũng tin tưởng Đài Bắc Của Người Nghèo là nơi ghi lại và lan toả những câu chuyện và những ý tưởng mới hàng năm.

Khu triển lãm sáng tác thơ ca người vô gia cư với chủ đề “Tập Lên Tiếng” của triển lãm Đài Bắc Của Người Nghèo năm 2020. https://doyouaflavor.wixsite.com/mysite-3

Khu triển lãm sáng tác thơ ca người vô gia cư với chủ đề “Tập Lên Tiếng” của triển lãm Đài Bắc Của Người Nghèo năm 2020. https://doyouaflavor.wixsite.com/mysite-3

Khu triển lãm sáng tác thơ ca người vô gia cư với chủ đề “Tập Lên Tiếng” của triển lãm Đài Bắc Của Người Nghèo năm 2020. https://doyouaflavor.wixsite.com/mysite-3

Khu triển lãm sáng tác thơ ca người vô gia cư với chủ đề “Tập Lên Tiếng” của triển lãm Đài Bắc Của Người Nghèo năm 2020. https://doyouaflavor.wixsite.com/mysite-3

Triển lãm trực tuyến: Làm thế nào để giữ chân mọi người khi giản cách 1,5 mét?

Vào năm 2021, khi dịch bệnh đã nâng mức cảnh báo lên cấp độ ba, các tổ chức NGO đã hoà mình vào hoạt động hỗ trợ khẩn cấp và thu thập đồ thiết yếu, khu Wanhua – nơi đặt triển lãm Đài Bắc Của Người Nghèo, bị báo đài, dư luận quy kết là “lỗ hổng trong phòng chống dịch”, kéo theo đó là rất nhiều tiếng xấu. Để giảm thiểu rủi ro, cuộc triển lãm Đài Bắc Của Người Nghèo buộc phải chuyển sang hình thức triển lãm trực tuyến, làm thế nào để lên ý tưởng cho một chủ đề và sưu tầm các vật trưng bày trong tình trạng nhân lực khá hạn chế, đó là một thử thách đáng nhớ nhất trong năm ngoái.

Trong khi người dân ở yên trong nhà để phòng chống dịch, thì những người làm triển lãm lại phải dấn thân vào nơi được cho là “lỗ hổng phòng dịch” để cùng đồng hành với những người nghèo đói. Bà Chu và đồng nghiệp đã đi từ góc phố này sang góc phố khác, đi sâu tìm hiểu những nơi mà người khác khó mà trông thấy. Vì vậy, ban tổ chức triễn lãm đã hợp tác với các nhân viên công tác xã hội để phỏng vấn và tổng hợp lại những gì họ nhìn thấy và cảm nhận được, từ đó tạo ra một triển lãm với chủ đề “Ánh Sáng Ghé Qua”. Ngoài ra, vì triển lãm trực tuyến thì không cần chi phí cho không gian triển lãm và thiết bị phần cứng, nên kinh phí triển lãm đã dành ra một phần làm tiền “nhuận bút”, và mời chính những người nghèo tham gia triển lãm bằng cách viết bài, quay phim, chụp ảnh, hoặc ghi âm kể về cuộc sống của họ trong khoảng thời gian cảnh báo cấp độ 3.

Để mọi người có thể mở lòng mình chia sẻ, tuyên truyền và sáng tác triển lãm bất cứ lúc nào, chúng tôi đã lập triển lãm trên instagram, cũng bởi vì kênh này không giới hạn lượt đăng tải và lượt xem, nên lần này đã có 89 người nghèo và các nhân viên xã hội tham gia chia sẻ, với tổng cộng 196 tác phẩm.

 

Ánh sáng le lói phát ra từ vết nứt dài 1,5 mét

Ánh sáng le lói phát ra từ vết nứt dài 1,5 mét

Ngoài ra, những nỗ lực của dân cư khu Wanhua và mạng lưới NGO trong công tác phòng chống dịch đã trở thành một dấu ấn đậm nét trong năm ngoái. Ban tổ chức triển lãm đã đánh dấu các cửa hàng và tổ dân phố trong lúc cấp bách đã quyên góp đồ thiết yếu và hỗ trợ mọi người trên bản đồ mã nguồn mở, nhằm ghi lại những câu chuyện hỗ trợ lẫn nhau vào thời điểm đó, đồng thời cũng là để kêu gọi mọi người hãy đến những cửa hàng này mua sắm ủng hộ sau khi dịch bệnh lắng xuống.

Ánh sáng le lói phát ra từ vết nứt dài 1,5 mét

Ánh sáng le lói phát ra từ vết nứt dài 1,5 mét

1,5 mét là khoảng cách quy định trong phòng chống dịch, là sự thoả thuận giữa người với người. Cũng vào tháng 5 năm ngoái, sinh mạng của rất nhiều người đã hoàn toàn bước sang trang khác, nhưng chúng tôi tin rằng vẫn có ánh sáng trong vết nứt dài 1,5 mét này. Mọi người vẫn có thể soi sáng và sưởi ấm lẫn nhau, đợi khi ánh sáng xuyên qua và phản chiếu lại thì sẽ thấy cầu vồng.