:::

CÁC NHÀ BẢO TÀNG LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỐI MẶT VỚI CÁC VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN ĐƯƠNG ĐẠI? TỪ ĐỒNG HỌC ĐẾN VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH “Ayo-Ayo! Ngày mai sẽ tốt đẹp hơn - TRIỂN LÃM CHUYÊN ĐỀ VỀ NHÂN QUYỀN CHO TÂN DI DÂN ”

Ảnh các thành viên trong 「Bài giảng đồng học và đào tạo về nhân quyền cho dân di cư năm 2020」Nguồn:Bảo Tàng Nhân Quyền Quốc Gia

Ảnh các thành viên trong 「Bài giảng đồng học và đào tạo về nhân quyền cho dân di cư năm 2020」Nguồn:Bảo Tàng Nhân Quyền Quốc Gia

Giới thiệu về tác giả: Bà Trương Văn Hinh

Trương Văn Hinh hiện là nhân viên của Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia và Ban Thư ký FIHRM-AP, chịu trách nhiệm điều phối và lập kế hoạch tổng thể cho bài giảng đồng học và đào tạo FIHRM-AP. Từ năm 2020 đến năm 2021, bà đã tổ chức Bài Giảng Đồng Học Và Đào Tạo Nhân Quyền Cho Dân Di Cư, Diễn Đàn Trực Tuyến Nhân Quyền Cho Dân Di Cư, Diễn Đàn Và Hội Thảo Trực Tuyến Nhân Quyền Cho Dân Di Cư Quốc Tế.

Giới thiệu về Bảo Tàng Nhân Quyền Quốc Gia

Bảo Tàng Nhân Quyền Quốc Gia là bảo tàng đầu tiên ở Châu Á kết hợp các di tích lịch sử để minh chứng chế độ độc tài trong quá khứ đã vi phạm nhân quyền như thế nào. Bảo Tàng Nhân Quyền có hai di tích lịch sử là “Công Viên Tưởng Niệm Khủng Bố Trắng” (Jing-Mei White Terror Memorial Park) và “Công Viên Tưởng Niệm Khủng Bố Trắng Đảo Xanh”( Green Island White Terror Memorial Park), hai công viên này đã ghi lại những câu chuyện cuộc đời và ký ức lịch sử của nhiều tù nhân chính trị trong thời kỳ khủng bố trắng của Đài Loan, và giờ đây đã được chuyển thành các địa danh tưởng niệm minh chứng về sự phát triển của nhân quyền ở Đài Loan.


Trong những năm gần đây, các học giả và chuyên gia về bảo tàng đã có những tranh luận về các giá trị cốt lõi và đạo đức của bảo tàng, xem xét lại trách nhiệm xã hội và vai trò của bảo tàng, kết quả là chủ đề hoạt động của bảo tàng về nhân quyền và các vấn đề xã hội không còn là chủ đề ưu tiên của bảo tàng nữa, có ý kiến cho rằng, các bảo tàng nên bỏ quan niệm trung lập và trở thành những nhân tố tích cực trong việc tham gia xã hội, phát huy sức ảnh hưởng của mình vào chính trị và công chúng.

Vào năm 2019 tại Đại hội Viện Bảo tàng (ICOM) lần thứ 25 được tổ chức ở Kyoto, ông David Fleming, chủ tịch sáng lập Liên đoàn các Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế đã tuyên bố rằng Liên đoàn Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế - Châu Á Thái Bình Dương (Federation of International Human Rights Museums- Asia Pacific, gọi tắt là FIRM-AP) chính thức được thành lập tại Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia Đài Loan (sau đây gọi tắt là Bảo tàng Nhân quyền). FIHRM-AP cho rằng khi đối mặt với các vấn đề khó khăn, thường là những vấn đề tranh chấp và nhạy cảm, chẳng hạn như nhân quyền đương đại, các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và các vấn đề cấp bách khác liên quan đến công bằng xã hội, phúc lợi con người và phát triển bền vững, các bảo tàng không nên chỉ bận tâm đến công việc kinh doanh của mình, mà khuyến khích thông qua Trao quyền(Empowerment), Cộng tác(Collaboration), Tương tác (Engagement) và Quan hệ Đối tác (Partnership), phá bỏ ranh giới của giới thượng lưu và chính quyền truyền thống, tích cực tham gia đối thoại và hợp tác với xã hội công dân, tận dụng sức ảnh hưởng của viện bảo tàng với xã hội.

XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG HỌC VỀ NHÂN QUYỀN CHO TÂN DI DÂN ĐỊNH HÌNH CHIẾN LƯỢC HÀNH ĐỘNG LIÊN MINH

Năm 2020, để hưởng ứng chủ đề Ngày Bảo tàng 518 “Bảo tàng Bình đẳng: Đa dạng và Hòa nhập(Museums for Equality:Diversity and Inclusion)”, FIHRM-AP đã mời 14 nhà bảo tàng công và tư ở Đài Loan và 15 tổ chức phi chính phủ từ lâu đã lên tiếng ủng hộ nhân quyền cho dân di cư xuyên quốc gia, một nhóm đồng học đã được thành lập để tìm ra các hành động hợp tác khả thi cho quyền lợi của người lao động di cư.

Các vấn đề về lao động di cư xuyên quốc gia và nhân quyền không phải là một hiện tượng riêng của một quốc gia nào, mà là kết quả của sự mở rộng và tích lũy vốn của các tập đoàn đa quốc gia gắn liền với bối cảnh toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa. Kể từ những năm 1980, Đài Loan đã cạnh tranh để giành được vị trí nửa biên giới trên thị trường vốn toàn cầu hóa và gia nhập hàng ngũ “công xưởng thế giới”, từ những năm 1990, khi đất nước phải đối mặt với việc tăng lương cơ bản, hiện tượng “thiếu việc làm” vì sự già hoá dân số, do đó chính phủ đã hợp pháp hoá việc đưa lao động nhập cư từ các nước như Thái Lan, Philippines, Việt Nam và Indonesia. Từ những năm qua, xã hội Đài Loan đã được hưởng lợi từ thành quả lao động “rẻ mạt” của những người lao động nhập cư, nhưng mà không cho họ sự đối xử bình đẳng và bảo vệ các quyền cơ bản của con người như việc làm, xã hội, chính trị và văn hóa. Các hệ thống kiểm soát thị trường lao động như chế độ lao động nước ngoài đã đảm bảo rằng các nhà tư bản và các tổ chức trung gian (môi giới) thu được lợi ích kinh tế rất nhiều từ người lao động nước ngoài. Các quy định thậm chí còn tước quyền thay đổi công việc của người lao động nhập cư, củng cố thêm sự mất cân xứng trong quan hệ việc làm và làm trầm trọng thêm tình trạng áp bức chủng tộc, tầng lớp xã hội và giới tính. Mặc dù các tổ chức phi chính phủ đã vận động nhiều năm, nhưng các vấn đề về cơ cấu và chính sách vẫn không dao động.

Trước các vấn đề nhân quyền và các vấn đề chính trị hóc búa của vấn đề di cư xuyên quốc gia, FIHRM-AP đã tổ chức hội thảo đồng học và đào tạo, thông qua các buổi họp mặt hàng tháng, một cộng đồng đồng học được hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối thoại và kết nối giữa các viện bảo tàng và các tổ chức phi chính phủ, và sắp xếp các chuyến tham quan thực tế đến các viện bảo tàng, trung tâm tạm trú, hiện trường vụ nhân quyền về ngư dân người nước ngoài thiệt mạng trong vụ sập cầu Nam Phương Úc, học hỏi lẫn nhau những phương pháp thực tế và kinh nghiệm hành động của các tổ chức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề nhân quyền. Từ đó, các bảo tàng và các tổ chức phi chính phủ phát triển một nền tảng tin cậy lẫn nhau và thúc đẩy mối quan hệ đối tác giữa các khu vực công và tư. Mối quan hệ của đồng học được phát triển bởi một quá trình tự nhiên và năng động, thông qua trao đổi hai chiều để đạt được sự đồng thuận và gắn kết các mục tiêu chung, từ các chiến lược hành động khác biệt, chẳng hạn như các phương pháp tiếp cận văn hóa như triển lãm, chương trình giáo dục, phim, điện ảnh v..v.; đến các phong trào xã hội như tuần hành, biểu tình và phản đối, các thành viên của cộng đồng này đã tìm kiếm các kế hoạch hành động phù hợp với nhau, xây dựng một không gian dựa trên “bảo tàng” cho các cuộc đối thoại công cộng về chiến lược chính sách và truyền thông xã hội.

QUYẾT ĐỊNH CHUNG ĐỂ BẮT ĐẦU LẬP KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC TRIỂN LÃM VỀ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI

Để tăng cường sự đồng thuận và các mục tiêu của hội thảo đồng học, Bảo tàng Nhân quyền đã làm việc với 15 tổ chức phi chính phủ để tổ chức một cuộc triển lãm vào năm 2021, các tổ chức phi chính phủ là nhóm tham dự chính của mô hình giám tuyển và kiểm soát sự diễn giải và thuyết minh trong quá trình triển lãm này, thay thế mô hình giám tuyển truyền thống của bảo tàng trong đó người phụ trách dẫn đầu và nghiên cứu thực địa đi trước quy trình. Nhân viên viện bảo tàng là “người quản lý chương trình” và “điều phối viên truyền thông”, và một “nhóm giám tuyển” được đưa vào để hỗ trợ trong việc thiết kế và sản xuất triển lãm.Nhân viên bảo tàng và nhóm giám tuyển đóng vai trò “những người hỗ trợ giám tuyển”, hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ xác định tầm nhìn và mục tiêu hành động của triển lãm, bằng cơ sở đồng học trước đó họ đã biên soạn hơn 100 từ khóa liên quan đến vấn đề nhân quyền của dân di cư, chúng được thảo luận tại các cuộc họp giám tuyển triển lãm, tạo điều kiện cho sự đồng thuận phát triển thành cơ cấu và nội dung triển lãm, đồng thời chịu trách nhiệm bổ sung nội dung nghiên cứu, hỗ trợ những công việc như viết bảng hướng dẫn cho việc trưng bày. Các vật trưng bày được mượn từ các tổ chức phi chính phủ, bao gồm các đạo cụ biểu tình và thành quả những lần hoạt động nhân quyền, chẳng hạn như những con rối khổng lồ được sử dụng cho cuộc biểu tình của công nhân nhập cư, di vật của những ngư dân nhâp cư đã bị nạn, các tác phẩm văn học được giải thưởng của công nhân di cư, và các bản in khắc gỗ do công nhân di cư thực hiện v.v.

Cuối cùng, sau những thảo luận của các tổ chức phi chính phủ, cuộc triển lãm được quyết định chia thành 4 phần, bao gồm: “Ngắm nhìn - khám phá lại không gian sống”, “Hiện trường- gia công rủi ro tiềm ẩn ”, “Thực hành - bình đẳng và chung sống cho ngày mai”, và “Phòng đọc sách” và các khu triển lãm khác, khiến khán giả phải nghĩ lại về khoảng cách giữa họ và hoàn cảnh của người lao động nhập cư. Từ những mặt hàng thông dụng hàng ngày và danh mục sản phẩm quen thuộc, đưa khán giả vào "hiện trường lao động" của những người lao động nhâp cư, cùng trải nghiệm hoàn cảnh của người lao động nhập cư là cảm giác không thoải mái trong một không gian nhỏ, chật hẹp, tiếng ồn đinh tai nhức óc, và cảm giác khó chịu khi luôn bị theo dõi. Qua những lời khai và bằng chứng của những người lao động nhập cư mà lắng nghe tiếng nói thực sự trong lòng của họ. Tiếp theo là phần giới thiệu những hành động thiết thực của các tổ chức phi chính phủ “Nhân quyền cho người di cư” và đồng sáng tác “Đại ký sự nhân quyền cho người di cư” v.v. Tại đây, khán giả đã có cái nhìn tổng quan về lịch sử phong trào đấu tranh vì quyền của người di cư ở Đài Loan, một chặng đường hơn ba mươi năm hoạt động. Hy vọng thông qua triển lãm sẽ nâng cao nhận thức của công chúng về nhân quyền, xóa bỏ sự phân biệt đối xử và thành kiến của xã hội, từ đó tạo cơ hội cho các hành động thúc đẩy thay đổi xã hội.

Triển lãm được coi là một sự mở rộng giao tiếp xã hội và vận động các tổ chức phi chính phủ, thiết kế và lập kế hoạch cho một “khu vực mô phỏng trưng cầu dân ý”, truyền tải các yêu cầu vận động chính sách của các tổ chức phi chính phủ, cho phép khách tham quan bày tỏ quan điểm của họ về việc có nên ủng hộ việc sửa đổi chính sách nhập cư hay không; và thiết kế trò chơi để hướng khách tham quan vào các vấn đề xã hội mà họ quan tâm, khuyến khích họ thoát ra phạm vi bảo tàng và tham gia vào hoạt động của các tổ chức phi chính phủ. Các triển lãm bảo tàng không chỉ đóng vai trò là nền tảng cho các cuộc đối thoại công khai về các vấn đề cộng đồng, mà còn đóng vai trò là trung tâm kết nối khách tham quan bảo tàng với các hoạt động nhân quyền (Hub).

Triển lãm nhắc nhở khán giả về sự hiện diện của「bóng dáng người lao động nhâp cư」trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta thông qua việc trưng bày các mặt hàng thiết yếu hàng ngày Nguồn:Bảo Tàng Nhân Quyền Quốc Gia

Triển lãm nhắc nhở khán giả về sự hiện diện của「bóng dáng người lao động nhâp cư」trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta thông qua việc trưng bày các mặt hàng thiết yếu hàng ngày Nguồn:Bảo Tàng Nhân Quyền Quốc Gia

Triển lãm đã phơi bày môi trường làm việc của nữ nhập cư giúp việc gia đình trong môi trường làm việc khép kín, thường xuyên bị giám sát và thiếu sự riêng tư Nguồn:Bảo Tàng Nhân Quyền Quốc Gia

Triển lãm đã phơi bày môi trường làm việc của nữ nhập cư giúp việc gia đình trong môi trường làm việc khép kín, thường xuyên bị giám sát và thiếu sự riêng tư Nguồn:Bảo Tàng Nhân Quyền Quốc Gia

Triển lãm đã trình bày cách các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ và đào tạo người lao động nhập cư thông qua các khóa học tiếng Trung, Pháp lý, Hướng dẫn trang điểm và Hội thảo. Nguồn:Bảo Tàng Nhân Quyền Quốc Gia

Triển lãm đã trình bày cách các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ và đào tạo người lao động nhập cư thông qua các khóa học tiếng Trung, Pháp lý, Hướng dẫn trang điểm và Hội thảo. Nguồn:Bảo Tàng Nhân Quyền Quốc Gia

PHẦN KẾT BÀI

Làm thế nào để chúng ta thông qua việc làm của các bảo tàng để cải cách xã hội và sự chi phối của các chính sách nhằm đáp ứng các vấn đề đương đại khó khăn và gây tranh cãi? Khi hoạt động một mình, các bảo tàng phải vật lộn với những hạn chế và thách thức. Bằng cách xây dựng quan hệ đối tác (Partnership) hợp tác (Collaborative) với các tổ chức phi chính phủ, từ bỏ quyền lực, chia sẻ nguồn lực, các bảo tàng sẽ nhận thấy mức độ can thiệp của các vấn đề xã hội và hợp tác với các cộng đồng được hạ thấp, sức mạnh tổng hợp có hiệu quả cao trong việc truyền năng lượng tích cực cho các hoạt động xã hội hơn. Bảo tàng sử dụng triển lãm như một cách can thiệp để gắn kết xã hội, có thể trao quyền cho các cộng đồng bị tước đi quyền lên tiếng, những người bị thiệt thòi, bị kỳ thị và những người dưới đáy xã hội được lắng nghe và nhìn thấy, bằng cách mở cửa (số nhiều) cho người dân và các tổ chức phi chính phủ tham gia, tạo ra không gian đối thoại về các vấn đề công cộng, các bảo tàng không chỉ thể hiện các giá trị cốt lõi của họ trong lĩnh vực công cộng của một xã hội dân chủ mà còn phát huy sức mạnh tổng hợp để có sức ảnh hưởng xã hội lớn hơn.