:::

Sức mạnh của hành động – báo cáo Hội nghị năm (phần 2) Sự cộng hưởng nhân quyền FIHRM-AP 2023

Giới thiệu tác giả: Trần Nghi San và Ngạn Nguyệt cùng biên soạn, nghiên cứu sinh Viện nghiên cứu Bảo tàng học Đại học Phụ Nhân


Sức mạnh của hành động – báo cáo Hội nghị năm (phần 2) Sự cộng hưởng nhân quyền FIHRM-AP 2023

Thuyết minh những đồ vật của Tổ chức dân gian Hongkong Objournalist và Viện triển lãm mang tính thực nghiệm NewYork Mmuseumm vào năm 2020 cùng tổ chức triển lãm “Are We Being Heard? Tools of Protest”, tìm kiếm và triển lãm những đồ vật có liên quan đến cuộc vận động phản đối của Hongkong, kể những câu chuyện về người Hongkong đã dùng cách của chính mình để chống lại cực quyền trong cuộc phản đối. (©thuyết ming đồ vật Objournalist)

Thuyết minh những đồ vật của Tổ chức dân gian Hongkong Objournalist và Viện triển lãm mang tính thực nghiệm NewYork Mmuseumm vào năm 2020 cùng tổ chức triển lãm “Are We Being Heard? Tools of Protest”, tìm kiếm và triển lãm những đồ vật có liên quan đến cuộc vận động phản đối của Hongkong, kể những câu chuyện về người Hongkong đã dùng cách của chính mình để chống lại cực quyền trong cuộc phản đối. (©thuyết ming đồ vật Objournalist)

Người đề xướng chủ đề đương đại – Xem bảo tàng là một phương pháp để thực tiễn nhân quyền

Chủ nghĩa bảo tàng hành động và chủ đề đương đại luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, do Bảo tàng V&A của nước Anh vào năm 2014 dẫn đầu phong trào “thu thập hồi ứng nhanh chóng” (Rapid Response Collecting), trong vòng 10 năm nay đã hỗ trợ bảo tàng kịp thời ghi chép lại những sự kiện trọng đại ở nhiều nơi trên toàn cầu như dịch bệnh Covid-19, vận động xã hội, v.v. Giáo sư Trần Giai Lợi, Viện nghiên cứu bảo tàng Đại học Quốc lập Nghệ thuật Đài Bắc, đã lấy “vận động phản đối dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc của Hongkong” làm ví dụ, tập trung các bảo tàng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, thảo luận làm thế nào để thúc đẩy thực tiễn nhân quyền thông qua chủ nghĩa hành động, nhấn mạnh tác dụng của chủ nghĩa hành động đối với việc bảo tàng bảo tồn, triển lãm, mở rộng tinh thần và lý niệm vận động xã hội, đồng thời đi sâu phân tích bảo tàng làm thế nào để trở thành tiếng nói đại diện và là người ghi chép lại những cuộc vận động xã hội, thúc đẩy con người chú ý và suy ngẫm về đề tài xã hội đương đại.

Cùng với phương pháp viện bảo tàng hành động để thực tiễn hóa, đồng thời nỗ lực thực hiện chuyển hình chính nghĩa, một ví dụ đến từ Trợ lý Giáo sư Phrae Sirisakdamkoeng, Khoa Khảo cổ học Đại học Nghệ thuật Thái Lan, và người nghiên cứu độc lập Patporn Phoothong cùng khởi xướng “Kế hoạch đề xướng bảo tàng và tư liệu khu vực thâm nam Thái Lan”, thông qua việc thu thập, bảo tồn và triển lãm những chứng cứ tài liệu và sự việc mà người bị nạn ở khu vực thâm nam đã trải qua, sử dụng triển lãm làm công cụ thiết lập tiếng nói đa nguyên, bao dung và dân chủ, đồng thời đề xuất hướng dẫn cho viện bảo tàng hành động vì hòa bình và chính nghĩa, để dân làng và thế hệ trẻ có thể thông qua đối thoại mà hiểu rõ hơn về lịch sử đau thương tập thể của địa phương.

 

Tự kể câu chuyện của chính mình! Thúc đẩy nhóm cộng đồng tham gia và lên tiếng cho nhân quyền

Những năm gần đây, việc trao trả quyền lên tiếng và tính năng động cho người đương sự trở thành một đề tài quan trọng của bảo tàng, “Wirrin Yira Koorl (trong ngôn ngữ của dân tộc nguyên trú địa phương có nghĩa là “giải phóng linh hồn”): Kế hoạch quản lý di sản văn hóa của dân tộc nguyên trú nhà tù Fremantle Prison” của Phòng kế hoạch di tích và đất đai khu vực Tây Úc, sẽ thị phạm cho chúng ta thấy sự tham gia của nhóm cộng đồng đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc thuyết minh di sản tiêu cực và văn hóa thực dân của bảo tàng. Nhân viên thuyết minh di sản nhà tù Fremantle, Oonagh Quigley chia sẻ rằng họ đã lên kế hoạch 5 năm “điều chỉnh tiêu điểm, chuyển hình, tăng tốc, tái điều chỉnh tiêu điểm” để tiến hành giao lưu mật thiết với hơn 200 nhóm cộng đồng dân tộc nguyên trú ở Tây Úc, và trao quyền quyết định và sự năng động cho nhóm dân tộc nguyên trú.

Sự tham gia của nhóm cộng đồng người bị hại tại khu vực xung đột, Voice of Women Media ở Nepal và các gia đình của người bị hại khu vực nông thôn đã cùng hợp tác, và khi đề xướng kế hoạch “Ký ức, sự thật và chính nghĩa” (MT&J) đã sử dụng đồ vật trung gian mà họ thu thập được từ câu chuyện của hơn 100 người bị hại như hình ảnh, âm thanh, sách vở, ghi chép lại sự ảnh hưởng mang tính hủy diệt đối với khu vực nông thôn của sự kiện xung đột Nepal kéo dài trong thời gian dài 10 năm mà thế lực chủ lưu của Nepal đã ngó lơ, đồng thời hi vọng thông qua triển lãm có thể thiết lập nhiều cuộc đối thoại mở và không gian hòa giải. Người nghiên cứu độc lập Patporn Phoothong thì đưa chúng ta đến với khu vực Thái Lan, thông qua việc điều tra điền dã lâu dài, nhóm nghiên cứu đã cùng với phụ nữ Hồi giáo ở khu vực thâm nam thảo luận đưa ra ý tưởng “Bảo tàng Hòa bình”, để cung cấp một khu vực công cộng cho những người phụ nữ yếu thế trong xã hội trên các phương diện như chính trị, kinh tế, giáo dục, để họ có thể tự kể lại nỗi đau khi mất mát người thân, những nội dung lịch sử mà chính phủ muốn che giấu, và có được sự tôn nghiêm mà họ đang tìm kiếm mà một con người cần phải có.

 

Mục tiêu của kế hoạch “Ký ức, sự thật và chính nghĩa” (MEMORY, TRUTH & JUSTICE, gọi tắt là MT&J) là ghi chép, lưu trữ và chia sẻ câu chuyện của những người còn sống sót và người thân của người bị hại trong cuộc xung đột vũ trang Nepal; đồng thời sau khi kế hoạch kết thúc sẽ thông qua trang web và kế hoạch ngoại triển giáo dục để cho công chúng thấy chứng từ của người bị hại, những hình ảnh và video phỏng vấn.

Mục tiêu của kế hoạch “Ký ức, sự thật và chính nghĩa” (MEMORY, TRUTH & JUSTICE, gọi tắt là MT&J) là ghi chép, lưu trữ và chia sẻ câu chuyện của những người còn sống sót và người thân của người bị hại trong cuộc xung đột vũ trang Nepal; đồng thời sau khi kế hoạch kết thúc sẽ thông qua trang web và kế hoạch ngoại triển giáo dục để cho công chúng thấy chứng từ của người bị hại, những hình ảnh và video phỏng vấn.

Trang web Viện bảo tàng Tibet cung cấp thuyết minh giới thiệu 3D trên mạng của triển lãm “We are Tibet & This is our story”, triển lãm văn hóa Tibet, lịch sử lưu vong, cùng với di sản văn hóa và giáo huấn của Đạt Lai Lạt Ma.

Trang web Viện bảo tàng Tibet cung cấp thuyết minh giới thiệu 3D trên mạng của triển lãm “We are Tibet & This is our story”, triển lãm văn hóa Tibet, lịch sử lưu vong, cùng với di sản văn hóa và giáo huấn của Đạt Lai Lạt Ma.

Bảo tàng Tibet (The Tibet Museum) nằm ở Ấn Độ là điển phạm cho việc cùng tham gia của nhóm cộng đồng lưu vong, do Bảo tàng Tibet tự xây dựng kế hoạch, nỗ lực nhấn mạnh với cả thế giới về quyền văn hóa và quyền tự trị của dân tộc, đồng thời tiết lộ sự thật tàn khốc mà dân tộc này đã bị bức hại chính trị như thế nào. Viện trưởng Tenzin Topdhen đã xem bảo tàng như một nơi trung gian quan trọng để tuyên dương nhân quyền và thúc đẩy xóa bỏ thực dân, trung tâm câu chuyện của những triển lãm lâu dài lấy trọng tâm là triển lãm dân tộc Tibet, không chỉ đưa ra những đồ vật thường ngày mà người dân phải lưu vong đến khắp nơi trên thế giới quyên tặng, mà còn có những hình ảnh quý giá, chứng từ tội phạm chính trị và các tư liệu văn vật khác, còn một điều đặc biệt nữa là triển lãm ảnh chân dung và di thư để tưởng niệm cho việc tranh đấu giành tự do dân tộc mà tự thiêu của 157 người Tibet, hi vọng thông qua việc truyền đạt chính xác câu chuyện và chân tướng sự thật lịch sử, để đối kháng với hành vi hủy diệt văn hóa Tibet của chính phủ trung cộng.

“Đối thoại trăm năm: sự gặp gỡ giữa người dịch chuyển xuyên quốc gia và vật phẩm bảo tàng” của Viện bảo tàng Quốc lập Đài Loan, người thiết kế triển lãm Viên Văn Tự chia sẻ quá trình thiết kế triển lãm, đưa bảo tàng trở thành một sân khấu giao lưu xuyên văn hóa, hợp tác với các nhóm cộng đồng đa văn hóa thực tiễn bình đẳng quyền văn hóa. (© Liên minh bảo tàng nhân quyền quốc tế, Phân hội Châu Á Thái Bình Dương)

“Đối thoại trăm năm: sự gặp gỡ giữa người dịch chuyển xuyên quốc gia và vật phẩm bảo tàng” của Viện bảo tàng Quốc lập Đài Loan, người thiết kế triển lãm Viên Văn Tự chia sẻ quá trình thiết kế triển lãm, đưa bảo tàng trở thành một sân khấu giao lưu xuyên văn hóa, hợp tác với các nhóm cộng đồng đa văn hóa thực tiễn bình đẳng quyền văn hóa. (© Liên minh bảo tàng nhân quyền quốc tế, Phân hội Châu Á Thái Bình Dương)

Nhóm cộng đồng đa văn hóa – bảo tàng và nhân quyền di động

Cùng với sự gia tăng của số lượng nhóm người xuyên quốc gia và biên giới, chủ đề di dân, di công trở thành một trong những chủ đề đương đại cần kể lại của bảo tàng. Nhà nghiên cứu độc lập Claus K.Meyer và Phó giáo sư Morakot Meyer, Trung tâm nghiên cứu hòa bình và nhân quyền, Đại học Mahidol Thái Lan, đều xuất phát từ góc độ di dân nội bộ Thái Lan và di dân qua nước khác, thảo luận triển lãm sự di dân của người Thái trong bảo tàng làm thế nào để xây dựng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng giá trị quan và sự chấp nhận trong việc kể chuyện vĩ đại của quốc gia. Trợ lý nghiên cứu Viên Tự Văn, Viện bảo tàng Quốc lập Đài Loan đã lấy ví dụ là triển lãm đặc biệt năm 2022: “Đối thoại trăm năm: sự gặp gỡ giữa người dịch chuyển xuyên quốc gia và vật phẩm bảo tàng”, nghiên cứu xoay quanh sự hợp tác giữa di dân Đông Nam Á và nhân viên nghiên cứu của bảo tàng trong 10 năm trở lại đây, phân tích trong đó có khả năng xuất hiện hiện tượng “bao dung” và “bài trừ”, đồng thời thông qua đó tìm kiếm những liên kết với nhau, thiết lập năng lực trao đổi xuyên văn hóa.

Lời kết

Hội nghị năm lần này đã cho thấy tinh thần vượt qua thử thách của các bảo tàng và tổ chức văn hóa ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương với chủ đề thúc đẩy nhân quyền, không khiếp sợ cường quyền, cũng không bằng lòng với tình hình hiện tại, tiếp tục nỗ lực kiên trì chiến đấu cho giá trị nhân quyền kiên định mà chúng ta tin tưởng. Cùng với những ví dụ và nghiên cứu mà những người phát biểu đã giới thiệu, chúng ta có thể thấy chủ nghĩa bảo tàng hành động trong những năm nay đã mang đến một nguồn năng lượng dồi dào, mặc dù tình trạng ở mỗi nơi không giống nhau, nhưng vẫn có thể từ đó mà quy nạp thành ba lý niệm quan trọng sau – tích cực hành động, thân thiện đa nguyên, hợp tác cùng sáng tạo. Bất luận là viện bảo tàng có địa điểm cố định, hay là sử dụng phương pháp triển lãm di động, các tổ chức văn hóa không có địa điểm thực, đều phải có tinh thần tích cực “Phải hành động! cứ làm là đúng rồi!”, cho mọi người thấy quyền tự chủ và tính năng động, tạo ra một không gian để những con người có bối cảnh văn hóa, giai cấp xã hội, lập trường chính trị khác nhau có thể lên tiếng tự do đối thoại và bao dung văn hóa; những người làm công tác nhân quyền cũng tiến thêm một bước lan tỏa tinh thần năng động đến với những người bị hại trong quá trình hợp tác với nhóm cộng đồng, để người đương sự nắm bắt quyền lên tiếng, lấy sức mạnh của kinh nghiệm thực tế của bản thân để chống lại chính phủ cực quyền.

Những hành động tích cực này cũng sẽ khiến người công tác nhân quyền tuyến đầu lo lắng, ví dụ như bị uy hiếp an toàn bản thân, khi cộng tác với nhóm cộng đồng người bị hại sẽ có những ảnh hưởng tâm trạng tiêu cực mà rất khó để giải quyết. Khi bảo tàng vì nhóm cộng đồng người bị hại mà giơ cao cây cờ hành động, thì cũng nên quay lại chăm sóc những người công tác nhân quyền, chính là những người giương cờ, chỉ có duy nhất đảm bảo an toàn cả về thể chất và tâm lý của họ, cùng với việc đảm bảo môi trường sức khỏe, công tác nhân quyền của bảo tàng mới có thể bền vững được.