:::

Sức mạnh của hành động – báo cáo Hội nghị năm (phần 1) Sự cộng hưởng nhân quyền FIHRM-AP 2023

Giới thiệu tác giả: Trần Nghi San và Ngạn Nguyệt cùng biên soạn, nghiên cứu sinh Viện nghiên cứu Bảo tàng học Đại học Phụ Nhân


Sức mạnh của hành động – báo cáo Hội nghị năm (phần 1) Sự cộng hưởng nhân quyền FIHRM-AP 2023

Lễ khai mạc Hội nghị năm FIHRM-AP 2023 “Cộng hưởng nhân quyền: Bảo tàng Châu Á Thái Bình Dương và nhóm cộng đồng cùng hợp sức nỗ lực” (©Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế - Phân hội Châu Á Thái Bình Dương)

Lễ khai mạc Hội nghị năm FIHRM-AP 2023 “Cộng hưởng nhân quyền: Bảo tàng Châu Á Thái Bình Dương và nhóm cộng đồng cùng hợp sức nỗ lực” (©Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế - Phân hội Châu Á Thái Bình Dương)

Lời dẫn

Mục đích của Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế - Phân hội Châu Á Thái Bình Dương (FIHRM-AP) là trở thành một cầu nối liên kết quốc tế, kết nối viện bảo tàng khu vực châu Á Thái Bình Dương với các tổ chức có liên quan đến nhân quyền, thông qua việc giao lưu hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, cùng thúc đẩy thực tiễn lý tưởng nhân quyền đương đại. Năm 2023 Hội nghị năm FIHRM-AP lần đầu tiên được tổ chức tại Đài Loan, do Viện bảo tàng Nhân quyền Quốc gia tổ chức trong thời gian 3 ngày bắt đầu từ ngày 6 tháng 11, với khẩu hiệu là “cộng hưởng nhân quyền”, quy tụ những người làm việc cho bảo tàng, những người nghiên cứu, nhà công tác nhân quyền từ Đài Loan, Nhật Bản, Indonesia, Nepal, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Úc..., với ba buổi diễn thuyết chuyên đề, 16 bài luận văn phát biểu và một buổi thảo luận trao đổi của Liên minh Di chỉ Lương Tri Quốc tế (ICSC) với hình thứ đa dạng, kích thích mở ra những tư duy mới về việc mở rộng giáo dục nhân quyền, di sản tiêu cực, hợp tác với nhóm cộng đồng, nhân quyền di động và xuyên lĩnh vực, mang lại tác dụng cộng hưởng cho viện bảo tàng và các lĩnh vực khác. Người tham gia ngoài các chuyên gia, học giả và những thính giả quan tâm đến chủ đề nhân quyền đến từ các nơi trên thế giới ra, còn có những người bị hại chính trị trong cuộc khủng bố trắng như Trần Khâm Sinh, Trương Tắc Châu, Châu Hiền Nông, Ngũ Quốc Thủ cũng đến hiện trường, chia sẻ sự cổ vũ và biết ơn từ tận đáy lòng với những người làm công tác nhân quyền.

Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Nô dịch quốc tế Đại học Liverpool kiêm Giảng viên lâu năm thực tiễn Bảo tàng Đương đại, ông Richard Benjamin chia sẻ Liverpool xử lý lịch sử chủ đề mua bán nô lệ địa phương. (©Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế - Phân hội Châu Á Thái Bình Dương)

Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Nô dịch quốc tế Đại học Liverpool kiêm Giảng viên lâu năm thực tiễn Bảo tàng Đương đại, ông Richard Benjamin chia sẻ Liverpool xử lý lịch sử chủ đề mua bán nô lệ địa phương. (©Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế - Phân hội Châu Á Thái Bình Dương)

Sức mạnh hành động của Bảo tàng – đứng lên và hành động là đúng rồi!

Đối mặt với lịch sử khó khăn, ngoài việc kiểm điểm suy nghĩ và tưởng niệm, bảo tàng còn có thể làm được nhiều hơn thế! Giống như ông Richard Benjamin, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Nô dịch quốc tế Đại học Liverpool kiêm Giảng viên lâu năm thực tiễn Bảo tàng Đương đại đã nói: “Chúng ta ghi nhớ; chúng ta hành động (We Remember; We Act.)” Ông có nói đến khi Bảo tàng Nô lệ Quốc tế Liverpool xử lý lịch sử mua bán nô lệ rất dễ gây ra sự cộng hưởng với người tham quan, các câu chuyện cá nhân hoặc câu chuyện lịch sử gia đình sẽ được thêm vào triển lãm, từ đó mà thúc đẩy sự quan tâm và hiểu biết của công chúng đối với các vấn đề lịch sử nhạy cảm; đồng thời thông qua việc “cộng tác” và “cộng hưởng” với các đoàn thể địa phương, khiến bảo tàng trở thành một người khởi xướng chủ đề nhân quyền đương đại, sử dụng hình thức triển lãm ghi chép lại sự xâm phạm nhân quyền〔ghi chú 1〕 xảy ra trong thời kỳ thực dân của Belgisch Congo và Phong trào Black Lives Matter, để thảo luận về chủ đề nhân quyền trong quá khứ, hiện tại và tương lai với cách thức và quan điểm khác nhau. Trong khi viện bảo tàng đương đại thúc đẩy quyền lợi thì cũng đã chuyển hướng nhìn đến các nhóm cộng đồng đa dạng khác, Viện bảo tàng Suiheisha Nhật Bản được thành lập với mục tiêu là “chống kỳ thị bộ lạc” trong những năm gần đây đã bắt đầu chú ý đến quyền lợi tiếp cận sử dụng của người tham quan có nhiều thân phận, quy hoạch mới và thiết lập cách thức triển lãm và kể chuyện triển lãm sáng tạo – thêm màn hình cảm ứng có thể tương tác trên các thiết bị cứng, cài đặt độ cao thích hợp với trẻ nhỏ và người tham quan sử dụng xe lăn; nội dung triển lãm kết hợp sử dụng các phương pháp thân thiện với người dân như thẻ giải câu đố, truyện tranh, sách tranh ảnh, với tiêu chí nội dung thú vị và dễ hiểu để giảm thấp tiêu chuẩn xem triển lãm xuống, nhờ đó mà truyền đạt quan niệm nhân quyền đến người tham quan ở các độ tuổi và bối cảnh khác nhau.

Trong tương và hiện tại, công nghệ cao đã kéo gần khoảng cách giữa con người với tương lai, sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (dưới đây sẽ gọi tắt là AI) là một trong những chủ đề được nhiều người quan tâm nhất những năm gần đây. Giám đốc có thâm niên của Chính phủ khu vực Bắc Châu Úc Tracy Puklowski chia sẻ tiềm lực và nguy hiểm khi ứng dụng AI trong Viện bảo tàng: phân tích số liệu của AI có thể giúp bảo tàng nắm bắt đặc trưng và nhu cầu của người tham quan, chúng ta có thể cung cấp cho người dân sự trải nghiệm cá nhân hóa, thậm chí là người tham quan đa dạng hệ thần kinh (ghi chú 2) cũng có thể cảm thấy thoải mái, bao dung đáp ứng trải nghiệm triển lãm cho các nhu cầu khác nhau.Ngoài ra, AI có thể được sử dụng để hỗ trợ xử lý các chủ để nhạy cảm của bảo tàng, có thể giải thích lịch sử khó khăn bằng nhiều ngôn ngữ, thậm chí còn được sử dụng để xây dựng “sản phẩm phục chế kỹ thuật số”, tiến hành “trả lại ảo”, nhờ đó mà “trả lại di tích văn hoá” được xem là một khả năng để xây dựng mối quan hệ đối thoại văn hóa, mà không phải là tổn thất hay từ bỏ, hai bên có lẽ có thể sẽ càng dễ dàng bước đi bước đầu tiên. Đối mặt với AI, nhân viên bảo tàng cũng phải học hỏi làm thế nào để đảm bảo xác nhận tính chân thật của thông tin, đồng thời thông qua thực tiễn, khiến công nghệ mới được phát huy tác dụng tích cực trong bảo tàng. Ngoài ra, bảo tàng cũng thông qua các hình thức đa dạng phong phú như nghệ thuật, truyện tranh vẽ, trò chơi để sáng tạo nhiều trải nghiệm thân cận. Giáo sư Lâm Bảo An,Trung tâm Giáo dục Kiến thức Đại cương Đại học Quốc lập Kỹ thuật Bành Hồ đã dẫn đầu đội ngũ cùng với nhóm công tác nhân quyền đoàn Quốc giáo huyện Bành Hồ, đưa sự kiện Bành Hồ 713 vào trong trò chơi “Sách câu chuyện lưu vong”, để các lớp trẻ tham gia trò chơi bằng hình thức quen thuộc, qua đó có thể hiểu về các sự kiện lịch sử như thầy trò lưu vong Sơn Đông đã trải qua thời chiến tranh loạn lạc, bị cưỡng bức tham gia quân đội, vì sự kiện 713 mà bị vu oan phải ngồi tù và thậm chí là bị bắn chết, đấu tranh để được đi học trở lại, cắm rễ nỗ lực để có cuộc sống bình yên, trò chơi này là một chuỗi các sự kiện lịch sử và các câu chuyện về cuộc đời.

Người tham gia Hội nghị năm, chơi thử trò chơi “sách sự kiện lưu vong” phía ngoài Hội trường. (©Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế - Phân hội Châu Á Thái Bình Dương)

Người tham gia Hội nghị năm, chơi thử trò chơi “sách sự kiện lưu vong” phía ngoài Hội trường. (©Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế - Phân hội Châu Á Thái Bình Dương)

Người tham gia Hội nghị năm, chơi thử trò chơi “sách sự kiện lưu vong” phía ngoài Hội trường. (©Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế - Phân hội Châu Á Thái Bình Dương)

Người tham gia Hội nghị năm, chơi thử trò chơi “sách sự kiện lưu vong” phía ngoài Hội trường. (©Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế - Phân hội Châu Á Thái Bình Dương)

Ví dụ của Đài Loan do Viện trưởng Viện bảo tàng Nhân quyền Quốc Gia, ôngThế Phương chia sẻ, xuất phát từ lịch sử thời kỳ thống trị uy quyền, ông chia sẻ những khó khăn mà Bảo tàng gặp phải trong việc định vị, thúc đẩy đối thoại xã hội và đối diện chủ đề nhân quyền đương đại, bao gồm vấn đề định vị cho “khó khăn của các di tích văn hoá” hay “viện bảo tàng”, hướng lựa chọn giữa “nhân quyền chính trị” hay “nhân quyền đa nguyên”, và trách nhiệm kép “bảo tồn bản gốc” hay “hồi sinh tái tạo”; cùng với những khó khăn khi chấp hành việc “tài liệu lưu trữ không có nghĩa là sự thật”, “phỏng vấn miệng không được tính là tài liệu lưu trữ”, và phải suy nghĩ làm thế nào để thông qua nhóm người có cùng tần số với nhau cùng truyền bá rộng rãi hơn để thu hút càng nhiều khách tham quan bước vào viện bảo tàng.

 

Định vị mới cho di sản tiêu cực – tái hiện và chuyển hóa không gian ký ức tổn thương

Khó khăn và lo lắng của di sản tiêu cực

Di sản tiêu cực (negative heritage) hay còn được gọi là “di sản khó khăn” (difficul heritage) là nơi tập hợp những hình thức tạo thương tổn khác nhau như không gian hữu hình hoặc ký ức vô hình, phó giáo sư Hoàng Thư Mai- Viện nghiên cứu Kiến trúc và quy hoạch đô thị Đại học Quốc lập Đài Loan chỉ ra những khó khăn này có thể chia làm hai hướng: thứ nhất, xét về biểu tượng thì những di sản này có liên quan mật thiết với những kinh nghiệm lịch sử u ám nặng nề, không gian môi trường này sẽ khiến cho bản năng con người cảm thấy khó chịu và không thoải mái; thứ hai, xét từ bên trong, do lập trường của các nhóm cộng đồng trong quan hệ có lợi có hại khác nhau và sự khác biệt của nhận thức kinh nghiệm, các câu chuyện ký ức của họ thường sẽ phủ nhận lẫn nhau. Và trong dòng chảy lịch sử, “quan hệ khó khăn tưởng tượng đơn phương” lúc nào cũng lớn hơn việc đơn giản hóa thái độ thực tế của người gây hại/ người bị hại, người thực dân/ người bị thực dân. Chỉ có duy nhất thiết lập quan hệ hợp tác tin tưởng lẫn nhau lâu dài với nhóm cộng đồng, mới có thể đạt được hòa giải và có tiếng nói chung.

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Chu Phương Nghi, Khoa nhân loại học và phát triển xã hội Đại học Leiden Hà Lan, cũng bàn về việc di sản tiêu cực có thể sẽ gây ra những lo lắng của người dân xung quanh, lấy ví dụ là Đài tưởng niệm nhân quyền ở Lục đảo, do trước đây đa số tù nhân chính trị đều bị bỏ tù ở nhà tù Lục đảo, đài tưởng niệm sẽ khiến cho người dân trên đảo nhớ lại đoạn ký ức khó khăn này, đồng thời đa số cư dân trên đảo đều là người dân tộc Hán, “sự không may mắn” của đài tưởng niệm sẽ khiến cho cư dân trên đảo tìm cách xóa bỏ vết nhơ và sự uy hiếp này bằng hành vi tấn công như “đổ máu chó”. Ý nghĩa phía sau của điều này đại diện cho mâu thuẫn sản sinh ra do tín ngưỡng quỷ thần truyền thống của dân tộc Hán và sự mơ hồ về tính chủ đề của đài tưởng niệm, từ đó mà chỉ cho chúng ta thấy rằng cần phải suy xét kỹ càng lại về việc xây dựng đài tưởng niệm.

 

Phá vỡ câu chuyện lịch sử đơn lẻ thông qua Bảo tàng di sản tiêu cực, sáng tạo không gian ký ức tập thể

Xuất phát điểm của việc thiết lập đài tưởng niệm cho các sự kiện xung đột nên đi từ việc tưởng nhớ người bị hại, ghi nhớ những ký ức thương tổn đồng thời kiểm điểm để tránh đi vào vết xe đổ, và câu chuyện lịch sử đơn lẻ của chính phủ uy quyền thường lúc nào cũng có lợi cho người nắm quyền, và xem nhóm người thiểu số bị áp bức như là phần tử phản loạn, với góc nhìn phiến diện chưa từ nhiều phía. Giảng viên Padtheera Narkurairattana Trung tâm Nghiên cứu Nhân quyền và Hòa Bình Đại học Mahidol Thái Lan, lấy đài tưởng niệm Dusun Nyor của khu vực thâm nam Thái Lan và đài tưởng niệm cầu nguyện cho 7 liệt sĩ Son Khon ở Đông Bắc bộ làm ví dụ, thông qua việc thu thập ký ức tập thể từ các nhóm khác nhau, kể câu chuyện về việc Thái lan từ xa xưa vẫn luôn tin sùng Phật giáo, dẫn đến sự việc các nhóm người thiểu số tin sùng các tôn giáo khác (Đạo Hồi Malaysia, tín đồ Thiên Chúa giáo) bị trấn áp và xâm hại nhân quyền, từ đó mà thảo luận làm thế nào để lấy lại chức năng mà đài tưởng niệm nên có, trả lại sự tôn nghiêm cho nhóm người bị hại, để làm nổi bật chức năng của đài tưởng niệm là một nơi quan trọng của ký ức tập thể, đồng thời tránh lặp lại việc bức hại tôn giáo tương tự như vậy.

Phó giáo sư Maria del Pilar Alvarez lấy ví dụ phong trào vận động dân chủ Gwangju, phân tích quá trình bảo tàng hóa di tích lịch sử. (©Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế - Phân hội Châu Á Thái Bình Dương)

Phó giáo sư Maria del Pilar Alvarez lấy ví dụ phong trào vận động dân chủ Gwangju, phân tích quá trình bảo tàng hóa di tích lịch sử. (©Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế - Phân hội Châu Á Thái Bình Dương)

Bảo tàng không chỉ là nơi lưu trữ, triển lãm và phát triển giáo dục, mà còn có chức năng bảo tồn và tái hiện, thông qua việc bảo tàng hóa di sản tiêu cực, có thể tích cực ghi nhớ các sự kiện lịch sử. Phó giáo sư Maria del Pilar Alvarez, Chương trình nghiên cứu Hàn Quốc, Xã hội học, Đại học El Salvador của Argentina, đã nghiên cứu về tính chất của khu vực đa ký ức Gwangju, cách thức phỏng vấn thành viên của Quỹ tưởng niệm 518, phân tích quá trình bảo tàng hóa hơn 10 không gian ký ức có liên quan đến phong trào vận động dân chủ Gwangju 518 Nam Hàn, xác lập tái hiện và khu vực hóa ký ức được tạo thành do sự kết hợp cùng xây dựng giữa ký ức và khung không gian. Do Gwangju đã bảo tồn được khu vực hồi ức, lại có được sự ủng hộ mạnh mẽ của khu vực địa phương, nên mới có thể trở thành một thành phố “ký ức”.

Lấy trọng tâm triển lãm là bạo lực quốc gia, Trợ lý giáo sư Đại học Quốc lập Indonesia kiêm Cố vấn Viện bảo tàng nhân quyền Munir, Andi Achdian, đã lấy ví dụ là Viện bảo tàng Comarca-Balide, thảo luận đưa di chỉ bất nghĩa (năm 1975 nhà tù tội phạm chính trị tại East-Timor) chuyển hóa thành cơ sở thực tiễn của Viện bảo tàng Nhân quyền, khiến vùng đất này được có thêm một ý nghĩa mới. Đồng thời tích cực đưa triển lãm dung nhập với nhân quyền phổ biến, tiếp nhận các chủ đề về nhân quyền LGBTQ, nữ giới và nhi đồng, hồi đáp chủ đề đương đại đồng thời cổ vũ khích lệ người tham quan suy nghĩ và hành động.

※Chi chú:

Ghi chú 1: Năm 2015 Viện bảo tàng Nô lệ Quốc tế Liverpool nước Anh cùng với Hiệp hội cải cách Congo (the Congo Reform Association) cùng tổ chức triển lãm Brutal ExPosure The Congo, ghi chép lại những hành vi tàn bạo và sự bóc lột mà nhân dân Congo phải gánh chịu trong lịch sử thực dân khi Quốc vương Leopold II của Bỉ cưỡng chế đô hộ Congo.

Ghi chú 2: đa dạng hệ thần kinh (neurodiversity) chỉ sự đa dạng khi phát triển thần kinh của con người, khái niệm này bao gồm nhiều loại các nhóm người có liên quan đến sự phát triển của thần kinh, ví dụ như tăng động và không đủ sự chú ý, hội chứng Tourette, trở ngại phát triển ngôn ngữ, trở ngại phát triển động tác và trở ngại học tập, v.v.