:::

Sống như một người dân của tộc Ainu – lời dạy dỗ của bà và những câu chuyện muốn truyền đạt ở Viện bảo tàng

Akemi Oshino

Là người làm công việc kế thừa và lưu truyền văn hóa dân tộc Ainu tại khu vực Hokkaido-Mukawa. Từng đảm nhận người thiết kế triển lãm của bộ phận nghiên cứu học nghệ của Viện bảo tàng Quốc lập Ainu, hiện đang làm việc ở Khoa giáo dục trải nghiệm Bộ phận xúc tiến văn hóa của không gian tượng trưng cộng sinh dân tộc “UPOPOY”, là một chuyên gia người dân tộc Ainu phụ trách lên kế hoạch và tổ chức chương trình giáo dục trải nghiệm, giới thiệu thuyết minh cho người đến Viện bảo tàng tham quan và biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Ngoài ra, tác giả còn là người lãnh đạo làng truyền thống “Cotan”, vừa là người biểu diễn nghệ thuật truyền thống Ainu, vừa là giáo viên nhạc dân gian Esashi Oiwke.

 

About UPOPOY: National Ainu Museum and Park

Về không gian tượng trưng cộng sinh “UPOPOY”, là một cơ quan quốc gia được thành lập năm 2020, với mục tiêu là tuyên truyền tôn trọng sự tôn nghiêm của dân tộc nguyên trú, xây dựng một xã hội phồn vinh đa dạng không có sự kỳ thị. Đồng thời đây cũng là nơi để học tập và truyền bá văn hóa lịch sử của dân tộc Ainu, còn là trung tâm lưu truyền, phục hưng và sáng tạo văn hóa dân tộc Ainu. Trong “UPOPOY” có “Viện bảo tàng Quốc lập dân tộc Ainu”, “Công viên cộng sinh dân tộc quốc gia” và “khu vực thờ cúng”. Công viên quốc gia có chức năng hỗ trợ phát huy chức năng hoạt động ngoài trời của Viện bảo tàng, có thể trải nghiệm các đơn vị như sảnh giao lưu, khu học tập, phòng làm việc thủ công mỹ nghệ, có thể trải nghiệm truyền thống sinh hoạt Cotan trước đây, người tham quan có thể trải nghiệm văn hóa lịch sử, cách sinh sống và biểu diễn nghệ thuật của dân tộc Ainu thông qua các khóa học.

“UPOPOY” Nằm ở Hokkaido-Shiraoi-cho, được xem là nơi lưu truyền và phát huy văn hóa của dân tộc Ainu của địa phương, có lịch sử lâu dài lên đến 150 năm. Từ những năm 1960, nơi đây được cải tạo lại thành khu du lịch “Poroto Kotan”, đồng thời vào năm 1984 thành lập Viện bảo tàng dân tộc Ainu, đương thời là một Viện bảo tàng tư nhân nhưng đã đóng cửa vào năm 2018, sau khi cơ quan quốc gia “Tổ chức nghiên cứu và phát triển văn hóa Ainu” và cơ quan kinh doanh Poroto Kotan tư nhân “Tổ chức bảo tàng Ainu” sáp nhập, năm 2020 đã thành lập cơ quan quốc gia “UPOPOY”, và tổ chức lại cơ cấu vận hành hiện nay.

 


 

Sống như một người dân của tộc Ainu – lời dạy dỗ của bà và những câu chuyện muốn truyền đạt ở Viện bảo tàng

Xuất thân và gia đình của tôi

Tôi sinh năm 1985, sinh ra và lớn lên ở Mukawa-cho, thuộc phía nam của Hokkaido Nhật Bản. Mẹ là người Ainu, bố không phải người Ainu. Tôi có chị, anh, và em gái sinh đôi.

Ngôi nhà mà tôi sinh ra và lớn lên, nằm trên mảnh đất mà tổ tiên của mẹ tôi đã sinh sống từ rất lâu. Hai chị em sinh đôi chúng tôi chịu ảnh hưởng từ bà ngoại từ khi còn nhỏ, cũng chính là ảnh hưởng từ nền văn hóa dân tộc Ainu trên mảnh đất Mukawa-cho này.

Đặc biệt là, tôi và em gái sinh đôi cùng nhau học tập văn hóa, cùng chia sẻ những niềm vui và khó khăn khi là một người dân tộc Ainu. Em gái tôi là một người không thể thiếu khi nói về đề tài “Sống như một người dân Ainu” này.”

Tác giả giới thiệu văn hóa tại khu làng truyền thống “Kotan” ©Tổ chức văn hóa dân tộc Ainu

Tác giả giới thiệu văn hóa tại khu làng truyền thống “Kotan” ©Tổ chức văn hóa dân tộc Ainu

Công việc của tôi

Là một chuyên viên văn hóa của tổ chức công ích văn hóa dân tộc Ainu, tôi làm việc ở không gian tượng trưng cộng sinh dân tộc “UPOPOY”. “UPOPOY” là một cơ quan văn hóa được xây dựng ở Hokkaido-Shiraoi-cho, cũng là khuôn viên quốc gia đầu tiên chuyên nghiên cứu về văn hóa dân tộc Ainu.

Mục đích của việc xây dựng “UPOPOY” là hồi sinh, sáng tạo văn hóa dân tộc Ainu”, và hi vọng nơi đây trở thành một địa điểm tượng trưng cho sự tôn nghiêm của dân tộc nguyên trú, xây dựng một xã hội không có kỳ thị, một xã hội đa dạng tràn đầy sức sống của văn hóa đa nguyên phong phú”. (trích từ trang mạng UPOPOY). Khu vực “UPOPOY” có Viện bảo tàng quốc gia dân tộc Ainu và công viên cộng sinh dân tộc. “Công viên” này trở thành một Viện bảo tàng ngoài trời, có thể sử dụng sảnh giao lưu, phòng học tập, phòng làm việc để trải nghiệm cuộc sống phong cảnh xưa của truyền thống “Kotan”, qua đó có thể trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa, lịch sử, tập tục của dân tộc Ainu, và truyền bá nghệ thuật thủ công mỹ nghệ. Ngoài ra, còn có thể tham gia các khóa học khác.

“UPOPOY” được mở cửa vào năm 2020. Qua một quãng thời gian nỗ lực lâu dài, dân tộc Ainu cuối cùng cũng được pháp luật công nhận là “dân tộc nguyên trú” của Nhật Bản. Tuy khuôn viên bảo tàng quốc gia đã mở cửa 3 năm rồi, nhưng vẫn còn “Viện bảo tàng dân tộc Ainu” do dân tộc Ainu kinh doanh tư nhân ở Shiraoi-cho, lấy tên gọi của hồ Poroto ở trước Viện bảo tàng, gọi là “ Poroto Kotan” (“Kotan” trong tiếng Ainu có nghĩa là “làng hoặc bộ lạc”). Mặc dù ở Hokkaido có rất nhiều địa điểm du lịch và Viện bảo tàng tư nhân do người Ainu tự kinh doanh giới thiệu văn hóa và lịch sử của dân tộc Ainu, nhưng Shiraoi-cho được chọn để xây dựng khuôn viên bảo tàng quốc gia, và vào năm 2018 cơ quan quốc gia “Tổ chức nghiên cứu và phát triển văn hóa Ainu” và cơ quan kinh doanh Poroto Kotan tư nhân “Tổ chức bảo tàng Ainu” sáp nhập, thành lập cơ cấu vận hành hiện nay.

Từ tháng 4 năm 2013 tôi đã làm việc tại Viện bảo tàng dân tộc Ainu của tổ chức trước khi được sáp nhập. Hiện nay thì công việc của tôi chủ yếu là đảm nhận nghiệp vụ của “UPOPOY”, tổ chức các hoạt động trải nghiệm phong cảnh cuộc sống ngày xưa của khu vực “truyền thống Kotan”, phụ trách giới thiệu cuộc sống truyền thống của dân tộc Ainu cho khách tham quan đến Viện, đồng thời còn giới thiệu nghệ thuật truyền thống của dân tộc Ainu.

Toàn cảnh của “UPOPOY” không gian tượng trưng cộng sinh dân tộc ©Tổ chức văn hóa dân tộc Ainu/ ảnh là ảnh biểu thị

Toàn cảnh của “UPOPOY” không gian tượng trưng cộng sinh dân tộc ©Tổ chức văn hóa dân tộc Ainu/ ảnh là ảnh biểu thị

Khu làng truyền thống “Kotan”

Khu làng truyền thống “Kotan”

Viện bảo tàng dân tộc Ainu quốc gia và phòng trưng bày dài hạn ©Viện bảo tàng dân tộc Ainu quốc gia

Viện bảo tàng dân tộc Ainu quốc gia và phòng trưng bày dài hạn ©Viện bảo tàng dân tộc Ainu quốc gia

Viện bảo tàng dân tộc Ainu quốc gia và phòng trưng bày dài hạn ©Viện bảo tàng dân tộc Ainu quốc gia

Viện bảo tàng dân tộc Ainu quốc gia và phòng trưng bày dài hạn ©Viện bảo tàng dân tộc Ainu quốc gia

Sống như một người dân của tộc Ainu – Phần mở đầu

Tôi đã làm công việc giới thiệu và gìn giữ văn hóa Ainu như thế nào, nguyên nhân lớn nhất chính là do sự ảnh hưởng của bà ngoại. Vì khi tôi 5 tuổi bố tôi đã qua đời, từ đó tôi đã sống với bà trong một thời gian dài.

Bà sinh năm 1926, trước 7 tuổi bà sống trong ngôi nhà truyền thống “cise” của dân tộc Ainu, “cise” trong tiếng Ainu có nghĩa là “nhà”. Mỗi vùng miền sẽ sử dụng vật liệu xây dựng khác nhau, và ngôi nhà cise mà bà ở được làm từ cỏ tranh. Do bố mẹ của bà, tức là ông bà cụ của tôi đều sử dụng tiếng Ainu để giao tiếp hàng ngày, vì thế bà cũng tự nhiên mà biết và nhớ tiếng Ainu.

Trong khoảng thời gian sống cùng bà, bà đã dạy cho hai chị em sinh đôi chúng tôi một ít tiếng Ainu và các bài hát điệu nhảy đơn giản. Ngoài ra còn dạy chúng tôi rất nhiều chuyện khác, với thân phận là một người dân tộc Ainu, bà đã trải qua những kinh nghiệm khó khăn gian khổ, và bà cũng kế thừa thế giới quan của dân tộc Ainu từ ông bà cụ.

Tôi và bà (qua đời năm 2022) Ảnh: tác giả cung cấp

Tôi và bà (qua đời năm 2022) Ảnh: tác giả cung cấp

Kiến trúc nhà truyền thống “cise” của dân tộc Ainu tại “UPOPOY” Ảnh: tác giả cung cấp

Kiến trúc nhà truyền thống “cise” của dân tộc Ainu tại “UPOPOY” Ảnh: tác giả cung cấp

Sống như một người dân của tộc Ainu – kế thừa

Trong quá trình chị em sinh đôi chúng tôi học ca hát nhảy múa, cũng học được nhiều kiến thức về văn hóa Ainu từ bà.

Ví dụ, người Ainu gọi thế giới tự nhiên là “kamuy”. Kamuy giống như sự tồn tại của thần thánh. Kamuy không chỉ đại diện cho một sự vật tốt, mà còn dùng để chỉ một sự vật xấu. Ví dụ, lửa được gọi là “ape huci kamuy”, được xem là một bà cụ vô cùng được tôn kính bên cạnh chúng ta. Khi có ước nguyện gì đó, nhất định phải cầu nguyện với “ape huci kamuy”, và “ape huci kamuy” sẽ truyền đạt cho “kamuy” khác những lời nguyện cầu của con người chúng ta. Dùng những bài hát để truyền đạt những câu chuyện xưa được gọi là truyền thống truyền miệng, trong tiếng Ainu được gọi là “yukar”, bà nói hai chị em sinh đôi chúng tôi chính là “yukar” được kế thừa từ bà, và “ape huci kamuy” sẽ trở thành nhân vật chính, tổ tiên muôn đời của chúng tôi sẽ học tập những giá trị đạo đức và trí tuệ trong cuộc sống thông qua “yukar”.

Ngoài ra, mọi sự vật trong thế giới tự nhiên như động vật, thực vật, biển, nước, núi đều được xem là “kamuy”. Ví dụ dịch bệnh Covid-19 đang truyền nhiễm ở Nhật Bản và trên toàn thế giới ngày nay chính là một “kamuy” xấu, được gọi là “payoka kamuy”. Bà còn dạy hai chị em sinh đôi chúng tôi những lời cầu nguyện và vũ đạo để xua đuổi các dịch bệnh. Đến nay, với mục tiêu là phát động công việc truyền bá văn hóa dân tộc Ainu và Viện bảo tàng, chúng tôi đã triển lãm giới thiệu những bài hát dân gian, những khúc hát ru và truyền đạt những câu chuyện truyền thống. Ý nghĩa lời bài hát và cách thể hiện bài hát đều là do bà đã dạy dỗ cho chị em sinh đôi chúng tôi từng li từng tí.

Ngoài bài hát và những câu chuyện ra, thứ mà bà luôn trân trọng “tamasay” là sợi dây chuyền mà người phụ nữ dân tộc Ainu sẽ đeo trong những dịp trọng đại. Bà nói, sợi dây chuyền “tamasay” này là khi bà hơn 20 tuổi được bà thím khoảng 90 tuổi tặng cho. Tôi và em gái đã kế thừa bảo vật quý giá này, hiện nay đang được triển lãm cùng với hình ảnh của chúng tôi ở khu triển lãm dài hạn “tìm hiểu triển lãm Tempa Tempa” trong Viện bảo tàng dân tộc Ainu quốc gia ở khu “UPOPOY”.

“Tamasay” trong triển lãm “tìm hiểu triển lãm Tempa Tempa” Do dòng tộc truyền lại ©Viện bảo tàng dân tộc Ainu quốc gia

“Tamasay” trong triển lãm “tìm hiểu triển lãm Tempa Tempa” Do dòng tộc truyền lại ©Viện bảo tàng dân tộc Ainu quốc gia

Triển lãm “tìm hiểu triển lãm Tempa Tempa” ©Viện bảo tàng dân tộc Ainu quốc gia

Triển lãm “tìm hiểu triển lãm Tempa Tempa” ©Viện bảo tàng dân tộc Ainu quốc gia

Sống như một người dân của tộc Ainu – Kế thừa

Năm 2013 tôi bắt đầu làm việc ở “Viện bảo tàng dân tộc Ainu” là tiền thân của UPOPOY, khoảng 60 năm trước đây, trên mảnh đất mà UPOPOY được xây dựng bây giờ, là khu du lịch tư nhân Shiraoi-cho do dân tộc Ainu tự kinh doanh. Shiraoi-cho giống như Mukawa – cho nơi mà tôi được sinh ra và lớn lên, là mảnh đất mà nền văn hóa Ainu ăn sâu bén rễ từ bao đời nay, Viện bảo tàng này đã giữ gìn và truyền bá văn hóa Ainu của Shiraoi-cho trong một thời gian dài.

Lần đầu tiên tôi đến Poroto Kotan là năm tôi 9 hoặc 10 tuổi. Bà và chị của bà đưa tôi đến Poroto Kotan. Bà và chị của bà với thân phận là người kế thừa văn hóa Ainu của Mukawa-cho, thường xuyên tham gia hợp tác trong nghiên cứu có liên quan đến những câu chuyện và tiếng Ainu của Viện bảo tàng dân tộc Ainu. Lúc đó, hai chị em sinh đôi chúng tôi cũng thường được đưa đến, lúc nhỏ thường thì mỗi nửa năm sẽ đến đây một chuyến.

Khi bà và chị của bà đang hợp tác nghiên cứu tại Viện bảo tàng, hai chị em chúng tôi bị thu hút bởi những ca khúc và điệu múa được biểu diễn bên ngoài Viện. Hai chị em chúng tôi đặc biệt yêu thích âm sắc của một loại nhạc khí được gọi là “mukkur”. Mukkur được xem là nhạc khí thuộc loại đàn thổi bằng miệng, được làm từ rất nhiều loại nguyên liệu, đàn dùng để biểu diễn ở Shiraoi-cho được làm từ trúc. Không có bất cứ quy định nào để phát ra âm thanh, mọi thứ đều do người biểu diễn tự sáng tạo, khi biểu diễn sẽ phát ra các âm sắc khác nhau. Chúng tôi không chỉ xem, mà còn học được cách sử dụng các loại nhạc khí, cách tạo ra âm thanh từ các nhân viên. Tôi bị mê hoặc bởi vũ điệu Rondo và vũ điệu thể hiện các loại chim. Mặc dù trong nghệ thuật biểu diễn của dân tộc Ainu ở Mukawa-cho cũng có điệu nhảy vòng tròn và các vũ điệu thể hiện các loài chim, nhưng sử dụng vũ đạo của truyền thống Poroto Kotan truyền lại, trong ký ức của hai chị em sinh đôi chúng tôi thực sự rất “ngầu”. Những nhân viên công tác khi đó cũng giống như những nhân viên ở “UPOPOY” bây giờ, trên mặt của các anh chị cô chú lúc nào cũng rạng ngời nụ cười, và đối xử rất dịu dàng với chúng tôi. Trong đó có “một người rất là ngầu” mà bây giờ đang đảm nhận chức trưởng phòng bộ phận kinh doanh của “UPOPOY”. Chị ấy có thể hát và nhảy múa đều rất điệu nghệ, và cũng có thể giới thiệu về văn hóa Ainu một cách rất bình thản, chị ấy chính là thần tượng của chị em chúng tôi khi còn nhỏ. Sau khi được giới thiệu và tiếp xúc với văn hóa Poroto Kotan, hai chị em chúng tôi cũng thường trao đổi ý kiến để càng nỗ lực thúc đẩy việc biểu diễn nghệ thuật truyền thống ở Mukawa-cho.

Cũng do hai chị em sinh đôi chúng tôi từ nhỏ đã thường chơi ở khu Poroto Kotan nên đã có một ước mơ là “sau này lớn lên sẽ làm việc ở đây”. Trong khoảng thời gian học trung học cơ sở và trung học phổ thông, tích cực tham gia các hoạt động giới thiệu văn hóa Ainu của địa phương. Trong trường đại học được chính thức học tập lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa của Ainu, đồng thời lấy được tư cách người thiết kế triển lãm. Mặc dù sau khi tốt nghiệp đại học, công việc mà tôi làm không có liên quan đến văn hóa Ainu, nhưng tôi vẫn tiếp tục phổ cập và phát động các hoạt động văn hóa Ainu, cuối cùng đến năm 2013 tôi đã được làm việc tại Poroto Kotan.

Khi học ở trường đại học, tôi học được các kiến thức cơ bản và tổng thể của văn hóa Ainu. Ví dụ, chính thức học tập tiếng Ainu là ở thời đại học, sử dụng cơ sở học được ở trường, so sánh đối chiếu với tiếng Ainu mà bà nói, tôi cảm thấy càng khai thác được nhiều hơn, học tập ngôn ngữ địa phương của Mukawa-cho. Tôi cảm thấy ở trường đại học mới có thể học được kiến thức cơ bản một cách thấu triệt. Nhưng bây giờ, hai chị em sinh đôi chúng tôi có được thân phận là người dân của tộc Ainu, là do chúng tôi có được kinh nghiệm, kiến thức khi sống chung với bà. Trước khi hai chị em chúng tôi hiểu chuyện, bà đã dạy bảo những khái niệm về đạo đức, về thế giới tự nhiên qua cuộc sống hàng ngày. Vì thế có thể nói kiến thức tôi học được ở đại học là khái quát cơ bản của văn hóa Ainu, kiến thức mà tôi học được ở nhà là chi tiết (văn hóa Ainu của gia đình ở Mukawa-cho). Lúc đầu, lí do quan trọng mà tôi muốn làm việc ở Viện bảo tàng này là tôi muốn nói cho rất nhiều người về văn hóa Ainu mà tôi đã học và kế thừa từ bà, thậm chí tôi còn muốn kết nối văn hóa truyền thống Ainu của Mukawa-cho và nguồn gốc của chính mình với nhiều người hơn nữa, giữ gìn và truyền bá những kiến thức đó. Đặc biệt là xem việc giới thiệu nghệ thuật vũ đạo và ca nhạc mà tôi hiểu cho mọi người như một công việc chuyên nghiệp.

Tuy là rất yêu quý văn hóa Ainu, nhưng mỗi một nơi khác nhau có phương ngữ khác nhau, vật liệu xây nhà cũng khác nhau xa, không thể sử dụng “văn hóa Ainu” để nói chung, tôi nghĩ có lẽ đây cũng chính là điều thú vị và sâu sắc của văn hóa Ainu. Đương nhiên những điểm khác biệt này có thể tìm thấy trong sách vở, nhưng sau khi tôi làm việc ở Shiraoi-cho, cũng học được rất nhiều kiến thức văn hóa đặc biệt của Shiraoi-cho từ đồng nghiệp và các bậc tiền bối, vì thế tôi càng ngày càng cảm thấy “văn hóa Ainu độc đáo của nơi đó”, điều này rất thú vị. Đồng thời tôi cũng bắt đầu suy nghĩ quê hương của mình sẽ như thế nào, và nhận thức bản thân là một người dân Ainu của tôi cũng rất mạnh mẽ.

 

Sống như một người dân của tộc Ainu – Hướng đến tương lai

Hiện nay, “cise” mới được xây dựng lại ở UPOPOY, chủ yếu phụ trách giới thiệu văn hóa dân tộc Ainu, cuộc sống trong quá khứ và hiện tại, và nghệ thuật truyền thống cho khách tham quan. Trong quá trình giao tiếp với khách tham quan khi làm việc, mỗi ngày tôi đều bị hỏi: “Bây giờ còn có dân tộc Ainu không? Họ sống như thế nào?” Mặc dù tôi trả lời rằng: “Tôi chính là người dân tộc Ainu, cũng có cuộc sống giống như mọi người”, nhưng vẫn còn tồn tại những suy nghĩ phiến diện như “Ainu đã không còn tồn tại nữa” hoặc “bây giờ Ainu cũng vẫn sống cuộc sống ngày xưa”. Vì thế, là một người dân tộc Ainu, tôi làm việc ở UPOPOY để kế thừa và truyền bá cho càng nhiều người hiểu rõ về văn hóa Ainu của gia đình tôi, đồng thời truyền đạt tình trạng chính xác về cuộc sống của dân tộc Ainu hiện nay.

Đến tham quan “UPOPOY” ngoài người Nhật ra, còn có rất nhiều khách tham quan đến từ các nước. “UPOPOY” không chỉ có người dân tộc Ainu làm việc, còn có nhiều nhân viên không phải người dân tộc Ainu, người nước ngoài cũng làm việc tại đây. Trong môi trường có rất nhiều chủng người như dân tộc Ainu, người nước ngoài, người khuyết tật làm việc, điều này cũng thể hiện rõ tư tưởng “cộng sinh dân tộc” mà “UPOPOY” xây dựng. Đến đây và hiểu thêm về “dân tộc Ainu hiện nay”, cũng có thể hiểu thêm về các dân tộc khác nhau trên thế giới, có thể có nhiều nhận thức về bản thân. Từ nay về sau, với thân phận là một người dân tộc Ainu, lấy đó làm động lực, tôi cũng muốn tiếp tục nỗ lực truyền bá văn hóa dân tộc Ainu, như vậy thì tôi có thể sống với mục tiêu thiện ý của “dân tộc cộng sinh”.