:::

Bảo tàng bom mìn Campuchia: một trái bom, một mạng sống

Tác giả: Bill Morse

Bill Morse và vợ là bà Jill sống ở Palm Springs thuộc bang California hơn 20 năm. Năm 2003, họ biết đến Aki Ra, là một người mang trong mình sứ mệnh rà phá bom mìn ở Camphuchia. Từ đó, họ đã thành lập Quỹ rà phá bom mìn (Landmine Relief Fund) là một tổ chức từ thiện của Mỹ theo quy định 501(c)(3) để hỗ trợ anh ấy. Vì Aki Ra nhận nuôi hơn 20 đứa trẻ, nên Bill thường đến Campuchia để giúp đỡ anh. Năm 2007, sau khi chính phủ ra lệnh ngưng hoạt động rà phá bom mìn của Aki Ra, vợ chồng Bill đã giúp đỡ để thành lập tổ chức phi chính phủ “Tự rà phá bom mìn Campuchia” (Cambodian Self Help Demining, CSHD). Năm 2008, tổ chức này nhận được giấy phép của chính phủ, năm 2009 Bill và vợ dọn đến Campuchia sống để tiếp tục hỗ trợ, Jill đảm nhận công việc chỉ đạo lên kế hoạch và vận hành tổ chức.

Bảo tàng bom mìn Campuchia và Aki Ra

Aki Ra sinh năm 1970, là một nhân vật nổi tiếng đã cống hiến hết mình cho việc rà phá bom mìn, để người dân tránh khỏi nguy cơ bom mìn nổ. Năm 5 tuổi, anh bị chính quyền Khmer Đỏ bắt đi, và hoạt động trong các đội quân khác nhau cho đến năm 35 tuổi. Những năm đầu thập niên 1990, anh và Liên Hợp Quốc đã hợp tác để gỡ bỏ bom mìn quanh khu vực Angkor Wat. Năm 2007, anh thành lập Bảo tàng bom mìn Campuchia (Cambodia Landmine Museum) và Trung tâm cứu trợ, năm 2008 anh thành lập tổ chức Tự rà phá bom mìn Campuchia. Từ năm 2013, sau khi lui về sau khỏi đội ngũ hàng đầu rà phá bom mìn, anh tập trung điều hành bảo tàng và giáo dục nâng cao nhận thức của người dân Campuchia về bom mìn.


Bảo tàng bom mìn Campuchia: một trái bom, một mạng sống

Người dân tự làm chân giả trong những năm chiến tranh

Người dân tự làm chân giả trong những năm chiến tranh

I. Dội bom xuống Campuchia: Chiến tranh Việt Nam và sự trỗi dậy của Khmer Đỏ[1]

Mỹ bắt đầu ném bom Campuchia từ giữa những năm 1960, nhằm ngăn chặn hành động của quân đội miền Bắc Việt Nam, vì họ đã xây dựng một con đường thông qua Lào và Campuchia để vận chuyển binh lính và vật tư từ miền Bắc Việt Nam đến miền Nam Việt Nam. Sau năm 1970, tổng thống Mỹ đương thời là Richard Nixon và cố vấn an ninh quốc qia Henry Kissinger tăng cường nỗ lực ném bom ở đó. Trong thời gian từ 1965 đến 1973, tổng cộng có hơn 65.000 vụ ném bom và đã thả hơn 3 triệu tấn bom xuống Campuchia.

Vụ đánh bom với quy mô này đã khiến Campuchia bất ổn, dẫn đến việc chính phủ bị lật đổ vào năm 1970. Ngày 17 tháng 4 năm 1975, Khmer Đỏ chiếm lĩnh thủ đô Phnom Penh, cổ xúy tư tưởng Maoism cực đoan, chủ trương đưa Campuchia trở về quá khứ xã hội nông nghiệp và quyết tâm xóa bỏ giai cấp trung thượng lưu.

Khmer Đỏ lấy danh nghĩa thanh lọc sắc tộc đã giết hại gần 2 triệu người. Những người Campuchia trốn sang Việt Nam trong giai đoạn này, đã ủng hộ quân đội Việt Nam, dưới sự giúp đỡ của quân đội, cuối cùng vào ngày 7 tháng 1 năm 1979 đã thành công lật đổ chính quyền Khmer Đỏ. Cuộc chiến kéo dài gần 20 năm, loại vũ khí phổ biến trong số đó là hàng triệu quả mìn được gài, nhưng không có bất kỳ ghi chép lại về vị trí chính xác của các quả mìn.

Cuối những năm 1990, thủ lĩnh Khmer Đỏ là Pon Pot qua đời, cuộc chiến cũng bước đến hồi kết. Toàn bộ tàn quân của Khmer Đỏ đầu hàng trước quân đội Campuchia, nhưng hàng triệu quả mìn được gài trong thời gian chiến tranh vẫn tiếp tục đe dọa sự an toàn của người dân Campuchia.

Aki Ra

Aki Ra

II. Nguồn gốc của Bảo tàng bom mìn Campuchia

Bảo tàng bom mìn Campuchia được thành lập vào đầu những năm 1970, thông qua câu chuyện về một câu bé bị bắt đi lính khi còn nhỏ, để người dân có nhận thức về bom mìn và sự khủng khiếp của bom mìn chưa nổ. Cậu bé này chính là Aki Ra, khi cậu 5 tuổi Khmer Đỏ thực hiện chính sách diệt chủng, cậu đã bị bắt đi khỏi gia đình, 10 tuổi trở thành lính nhi đồng. Thời kỳ 1975 đến 1979 Khmer Đỏ thống trị Campuchia, Aki Ra đã tham gia hoạt động vũ trang dưới chủ nghĩa cộng sản cực đoan lúc bấy giờ, cho đến khi bị bắt và buộc phải gia nhập quân đội Việt Nam. Năm 1989 sau khi người Việt Nam rời khỏi Campuchia, Aki Ra mới chuyển gia nhập quân đội chính quy Campuchia. Những năm đầu thập niên 1990, anh bắt đầu rá phá bom mìn, và phát hiện bản thân mình rất giỏi gỡ những vũ khí nguy hiểm này, vì trong quá khứ anh đã từng cài đặt rất nhiều quả mìn. Từ đó, anh bắt đầu nỗ lực tìm kiếm tất cả bom mìn, cũng thường hợp tác với cảnh sát và thôn làng của địa phương, với mục tiêu càng ngày càng rõ rệt là “đồng bảo có thể yên tâm sinh sống trên đất nước của tôi”.

Bảo tàng mà Aki thành lập ban đầu được xây dựng dọc theo sông Siem Reap tại thành phố cùng tên Siem Reap. Lúc đầu đó là một kiến trúc gỗ, có hàng rào vây quanh. Aki Ra chỉ cần biết chỗ nào có bom mìn, là anh sẽ đến để gỡ, và đều tay không gỡ bom, hoặc là sử dụng những kỹ thuật tự phát minh để dẫn nổ. Nhưng do anh không có giấy phép của chính phủ, vì thế mà thỉnh thoảng sẽ có xung đột với cơ quan chính phủ địa phương. Khi đó không chỉ có một mình anh rà phá bom mìn ở quê, và thường có tin lan truyền có người bị thương hoặc chết trong quá trình xử lý.

Trong quá trình này anh cũng gặp rất nhiều trẻ mồ côi, còn có trẻ em bị vứt bỏ, và những người bị nổ bom bị thương. Anh đưa họ về nhà, cho họ ăn uống, và còn cho các em nhỏ đi học.

Năm 2007, do vấn đề sở hữu đất, cộng thêm việc Aki Ra tự thu thập thuốc nổ và vũ khí đều chưa thông qua sự kiểm tra của chính phủ, để đảm bảo an toàn, chính phủ ra lệnh đóng cửa bảo tàng. Sau đó, dưới sự giúp đỡ của một tổ chức Canada, bảo tàng đã di dời và xây mới tại vị trí gần Đền Banteay Srey trong khu vực Angkor Wat, cũng nhận nuôi vài chục trẻ em mồ côi và bị bỏ rơi, trong đó có nhiều người đều là nạn nhân của việc nổ bom. Mãi đến năm 2018, chính phủ bắt đầu đóng cửa các trung tâm nuôi dưỡng không có giấy phép, thì tất cả các trẻ em sống tại bảo tàng đều đã chuyển về nhà hoặc là chuyển đến các cơ sở được chính phủ cấp phép.

III. Quá trình thể chế hóa: Bảo tàng bom mìn Campuchia và các tổ chức chị em

Bill Morse

Bill Morse

Năm 2003, Quỹ rà phá bom mìn ra sức hỗ trợ

Aki Ra muốn xin giấy phép, bắt buộc phải thành lập tổ chức phi chính phủ, và được chính phủ phê duyệt. Năm 2003, Bill Morse, một cựu sĩ quan Quân đội Mỹ, đã nghe nói về câu chuyện của Aki Ra, một cựu binh sĩ Khmer Đỏ chuyên tay không gỡ mìn. Bill Morse và vợ đã tới Siem Reap Campuchia để tìm Aki và tìm hiểu thêm về công việc của anh. Sau khi gặp Aki Ra, liền về Mỹ thành lập Quỹ rà phá bom mìn, tiếp tục ủng hộ công việc rà phá bom mìn của Aki Ra. Đây là cơ quan từ thiện của Mỹ 501 (c), tổng bộ đặt tại Palm Springs, California.

Bill Morse và vợ Jill

Bill Morse và vợ Jill

Năm 2008, thành lập tổ chức phi chính phủ chị em của bảo tàng, tổ chức “Tự rà phá bom mìn Campuchia” (CSHD)

Dưới sự hỗ trợ của Quỹ rà phá bom mìn, Aki Ra đã xin được giấy phép của chính phủ, cuối cùng cũng có thể làm việc trong hệ thống, và thành lập một đội rà phá bom mìn nhỏ. Quỹ đã chuẩn bị kinh phí để đưa Aki Ra đến Anh đào tạo chính quy, và đã lấy được chứng nhận gỡ mìn chuyên nghiệp để chứng minh khả năng của mình. Khóa đào tạo này đã củng cố chuyên môn của anh ấy, và chứng chỉ đào tạo đã thuyết phục chính phủ rằng anh ấy là một chuyên gia rà phá bom mìn có trình độ. Sau khi được chính phủ cấp giấy phép, năm 2008 thành lập tổ chức “Tự rà phá bom mìn Campuchia”, từ năm 2009 đến năm 2023 Aki Ra đảm nhiệm người phụ trách của tổ chức phi chính phủ này, sau khi nghỉ hưu anh tập trung điều hành Bảo tàng bom mìn Campuchia.

IV. Cống hiến cho việc rà phá mìn và giáo dục kiến thức về bom mìn

Ngoài mìn ra, đất nước Campuchia còn đầy rẫy những vật nổ chưa phát nổ, như bom, đạn cối, đạn pháo và các vật gây nổ còn sót lại trong thời chiến, thường xảy ra các vụ nổ gây thương tích cho con người bất kể nam nữ già trẻ. Những năm 1990, mỗi năm số người chết và bị thương do nổ mìn lên tới hơn 1000 người; mãi đến năm 2003, con số này mới hạ xuống mức dưới 40 người. Việc rà phá bom mìn kết hợp với giáo dục đã làm giảm đáng kể số người thương vong.

Giai đoạn 1: Dỡ bỏ bãi mìn

Hiện nay tổ chức Tự rà phá bom mìn Campuchia đã sẵn sàng một tiểu đội gỡ mìn, hai tiểu đội xử lý vật gây nổ, và một tiểu đội giáo dục về sự nguy hiểm của vật gây nổ, chuyên mở các lớp học tại thôn làng và trường học, chỉ dẫn người dân địa phương nhận biết, đánh dấu và báo cáo về vật nghi ngờ. Cho đến nay, tiểu đội gỡ mìn đã làm sạch ít nhất 250 bãi mìn, với diện tích bao phủ lên tới gần 9 triệu m2. Đối với hàng chục nghìn người dân mà nói, nơi đây đã từng là mảnh đất có thể trực tiếp cướp đi sinh mạng của họ, nhưng cuối cùng họ đã có thể trở về.

Tổ chức Tự rà phá bom mìn Campuchia bắt đầu làm sạch các bãi mìn từ năm 2008, đa số các bãi mìn đều nằm ở vị trí biên giới của Thái và Campuchia, vì năm 1965 đến 1973 Mỹ đã từng ném bom tại đây, quân đội Khmer Đỏ cũng đã từng xây dựng chiến hạo, rất khó để xây dựng các cơ sở thiết bị dân sinh ở đây, cho đến những năm cuối thập niên 1990, sau khi cuộc giao tranh chấm dứt mới có thể bắt đầu xây dựng. Lấy ví dụ một làng nhỏ, trưởng làng Dong Tong đã từng mời tổ chức Tự rà phá bom mìn đến xây dựng một ngôi trường nhỏ bằng gỗ, và hai người phụ nữ biết đọc biết viết trong làng trở thành giáo viên. Nhóm đã mất khoảng 1 tháng để xây dựng ngôi trường thô sơ bằng gỗ trên nền đất. Quỹ rà phá bom mìn đã mua đồ dùng học tập và trả cho giáo viên một khoản hỗ trợ nhỏ. Trong vòng một năm, tân Bộ trưởng Bộ giáo dục đã cho phép ngôi trường này và các ngôi trường bằng gỗ khác trở thành một phần của hệ thống trường học của Campuchia, đồng thời cũng thu hút các giáo viên có chứng nhận đến dạy, và đưa học sinh vào hệ thống giáo dục chính quy.

Giai đoạn 2: Xây dựng trường học nông thôn, năm 2019 thành lập tổ chức phi chính phủ chị em khác – Tổ chức hỗ trợ trường học nông thôn

Quỹ rà phá bom mìn tiếp tục hỗ trợ tổ chức Tự rà phá bom mìn Campuchia xây dựng trường học ở nông thôn. Năm 2018, do quy mô của kế hoạch xây dựng trường học đã có thể trở thành một đơn vị phi chính phủ, vì thế độc lập khỏi tổ chức Tự rà phá bom mìn, năm 2019 thành lập Tổ chức hỗ trợ trường học nông thôn (Rural School Support Organization, RSSO). Đến hết tháng 4 năm 2024, tổ chức này đã xây dựng 32 ngôi trường ở 7 tỉnh thành, giúp đỡ hơn 4.000 em học sinh tiểu học được đến trường. RSSO sẽ làm việc với nhiều làng để xác định quy hoạch diện tích đất được cấp để xây trường, sau khi được phép xây dựng trường học, Quỹ rà phá bom mìn sẽ gây quỹ cần thiết để xây dựng trường và trang bị bàn học, bảng đen và mua sách giáo khoa, đồng thời còn cung cấp đồ dùng học tập cần thiết cho tất cả các em học sinh. Chỉ riêng chi phí xây dựng trường học, có 4 phòng học được trang bị đầy đủ, đã mất khoảng 30.000 đô la Mỹ.

Năm 2019, tổ chức này đưa ra kế hoạch hợp tác “The Together Project”, xây dựng mô hình trang trại giảng dạy, dạy người dân trồng cây hữu cơ, bao gồm trồng trong nước, trồng trong nhà kính hoặc trồng nấm trong nhà v.v, kinh phí do Quỹ rà phá bom mìn cung cấp, tất cả các lớp học đều miễn phí. Người đưa ý tưởng thành lập và điều hành trường học này chính là người lớn lên tại Bảo tàng bom mìn, sau này học tập và tốt nghiệp trường Đại học Nông nghiệp Hoàng Gia.

V. Hiện trạng Bảo tàng bom mìn Campuchia

Bảo tàng bao gồm bốn phòng trưng bày triển lãm xây quanh một cái hồ. Giữa hồ là một cái đình, xung quanh xây bằng kính, trong đình đặt hàng nghìn quả bom mìn của các nước như Nga, Trung Quốc, Mỹ, Đông Đức, Việt Nam, Campuchia, Liên Xô cũ v.v, đều do Akia Ra và đội ngũ rà phà bom mìn gỡ bỏ.

Bộ sưu tập bom mìn trong Bảo tàng

Bộ sưu tập bom mìn trong Bảo tàng

Bộ sưu tập bom mìn trong Bảo tàng

Bộ sưu tập bom mìn trong Bảo tàng

Lối vào Bảo tàng bom mìn Campuchia

Lối vào Bảo tàng bom mìn Campuchia

Du khách đến tham quan bảo tàng ngày càng nhiều, điều này đã đặt ra một thách thức, đó là phải cần bao nhiêu ngôn ngữ mới đủ để kể những câu chuyện cho du khách. Bảo tàng cung cấp hướng dẫn bằng văn bản với 7 ngôn ngữ. Hiện nay, mỗi một phòng trưng bày đều có mã QR Code, bao gồm nội dung giới thiệu bằng tiếng Anh, Pháp, Trung, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Nga, cộng thêm hướng dẫn viên sẽ thuyết trình bằng tiếng Campuchia hoặc tiếng Anh, giới thiệu về xung đột trong nước của Campuchia, tình hình sử dụng bom mìn, và các vật gây nổ trong thời chiến, đồng thời những nguy hiểm mà người dân địa phương gặp phải trong một thời gian dài.

Ngoài ra, các tour du lịch dành cho công dân Campuchia cũng khác nhiều so với các tour dành cho du khách nước ngoài. Nếu là người nước ngoài, sẽ được nghe giảng giải về lịch sử của bom mìn Campuchia và quá trình rà phá. Nhưng du khách địa phương sẽ được tham gia một lớp giáo dục về bom mìn, để họ nhận thức được mối nguy hiểm của bom mìn, và hướng dẫn họ khi đến vùng quê cần phải chú ý những gì, làm thế nào để nhận thức khu vực nguy hiểm, đánh dấu và thông báo cho ai.

Con của Aki Ra

Con của Aki Ra

VI. Tương lai và thách thức mà Bảo tàng phải đối mặt

Mục tiêu của Campuchia là trước cuối năm 2030 sẽ rà phá tất cả các bãi mìn được công nhận. Sau đó là vật chưa nổ (UXO) các nơi trên toàn quốc, số lượng vật chưa nổ rơi vào con số khoảng vài trăm nghìn cho đến vài triệu, cho đến ngày nay, vẫn còn nhiều quốc gia vẫn đang gỡ bỏ vật chưa nổ để lại từ chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1918, và việc này sẽ tiếp diễn trong nhiều năm.

Nội chiến Campuchia đến cuối những năm 1990 mới kết thúc, những người từng trải qua và lớn lên trong thời kỳ đó, đến nay vẫn mắc phải hội chứng căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD). Campuchia chưa từng tuyên chiến với bất kỳ ai, thế nhưng nhân dân phải sống trong chiến sự tàn khốc gần 35 năm, chỉ vì bị cuốn vào chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam. Vết thương chiến tranh sẽ không thể tự lành nếu không có sự hỗ trợ chuyên nghiệp.

Bảo tàng bom mìn Campuchia là một lời nhắc nhở sâu sắc, hi vọng mọi người hiểu rõ về ảnh hưởng to lớn mà chiến tranh đã gây ra cho trẻ em, đặc biệt là bom mìn. Ảnh hưởng đối với một đứa trẻ là như vậy, bạn có thể nhân lên sự ảnh hưởng đó hàng triệu lần, không khó để có thể tưởng tượng ra tình hình của Campuchia trong hơn 60 năm qua. Vốn dĩ bảo tàng này rất đơn giản, có một người thành lập ra để kể những câu chuyện của cá nhân, và khích lệ khách du lịch mang những câu chuyện đó về nhà, hi vọng các quốc gia sẽ không bao giờ sử dụng bom mìn nữa. Để có thể thành lập và vận hành bảo tàng này, đều dựa vào số tiền gây quỹ và bán vé tham quan, mà không có sự hỗ trợ hàng triệu đô la từ chính phủ hay các tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, sự đơn giản của nó lại gây tiếng vang với du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Sau khi chính phủ Campuchia phê duyệt thành lập bảo tàng, bảo tàng cũng đã hợp tác chặt chẽ với nhiều đơn vị rà phá bom mìn trong nước. Aki Ra được các tổ chức trên toàn thế giới vinh danh vì nỗ lực của anh. Năm 2010, anh được chọn là anh hùng của năm của Mạng tin tức truyền hình Mỹ CNN, năm đó có hơn 10.000 người được đề cử cho các hạng mục “người tạo ra sự khác biệt” và Aki là một trong mười người được chọn để vinh danh. Năm 2012, Aki đã vinh dự giành được giải thưởng Manhae vì hòa bình của Hàn Quốc (Manhae Grand Prize for Peace in South Korea).

Đã từng có người hỏi tôi có phải là người Campuchia không (chỉ tác giả Bill Morse, là người có huyết thống Châu Âu), lúc đó tôi trả lời vâng, và đồng thời tôi cũng là người Mỹ, người Đức, người Trung Quốc, người Úc, người Nga; tôi là một đứa trẻ của hành tinh này. Tôi cũng hỏi lại em sinh viên đó, tôi hỏi em ấy có đồng ý với câu trả lời của tôi không, em ấy nói đồng ý. Vì thế tôi nói với em ấy, em ấy giống như em gái của tôi, em ấy cũng có thể xem tôi là anh trai. Nếu anh em của bạn bị ngã, bạn có tự nhiên mà đưa tay ra đỡ anh em không; Điều mà chúng tôi làm ở Bảo tàng bom mìn Campuchia chính là vậy.


[1] Chính quyền Khmer đỏ chịu ảnh hưởng của tư tưởng Mao Trạch Đông, chủ trương chủ nghĩa xã hội nông nghiệp, với tư tưởng cực đoan thực thi chế độ chuyên chính một đảng, phản đối cơ sở đô thị hiện đại và tư duy phương Tây, tịch thu tất cả tài sản cá nhân. “Nguồn gốc của Khmer đỏ”, Bảo tàng lưu niệm thảm sát Mỹ.