FIHRM-ASIA PACIFIC
Thông qua các hành động của Viện Bảo tàng, thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng nhân quyền ở Châu Á.
Đăng kí thành viên
FIHRM-ASIA PACIFIC
Thông qua các hành động của Viện Bảo tàng, thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng nhân quyền ở Châu Á.
Đăng kí thành viên
FIHRM-ASIA PACIFIC
Thông qua các hành động của Viện Bảo tàng, thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng nhân quyền ở Châu Á.
Đăng kí thành viên

FIHRM-ASIA PACIFIC Sự kiện

Tin Tức Mới Nhất

2024-05-25

ĐẠI HỘI FIHRM-AP VÀ NGÀY HỘI CHIA SẺ HƯỚNG DẪN TRƯỚC BUỔI HỘI THẢO “QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI: SỰ TỰ DO DIỄN ĐẠT SÁNG TẠO VÀ NGHỆ THUẬT”  Chủ đề thảo luận: Xuất phát từ kinh nghiệm của Đài Loan – Đài Loan làm cách nào để đối diện và chữa lành những đau thương trong lịch sử?  Thời gian: 14:00-16:30 (giờ Đài Loan) ngày 29 tháng 5 năm 2024  Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế - Phân hội Châu Á Thái Bình Dương (FIHRM-AP) được thành lập vào tháng 9 năm 2019 tại Đại hội ICOM Kyoto, thực hành theo mục đích của Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế (FIHRM), FIHRM-AP đóng vai trò là một cầu nối giao lưu của các bảo tàng khu vực Châu Á Thái Bình Dương với các tổ chức, mời gọi các nước cùng quan tâm đến tình hình nhân quyền ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, xây dựng giá trị của bảo tàng lấy nhân quyền làm trọng tâm, thúc đẩy thực tiễn lý tưởng nhân quyền đương đại.  Tháng sáu năm nay, Bảo tàng Nhân quyền quốc gia (NHRM) đã hợp tác với Tổ chức các nhà nghệ thuật gặp rủi ro (ARC) cùng tổ chức buổi thảo luận “Quá khứ, hiện tại và tương lai: sự tự do diễn đạt sáng tạo và nghệ thuật”. Buổi thảo luận lần này chính là một sân khấu để đối thoại và suy ngẫm, thảo luận về việc thúc đẩy thực tiễn nghệ thuật để xúc tiến nhân quyền. Chúng tôi đã tổ chức một buổi chia sẻ online như một chương trình khởi động trước buổi thảo luận, mời các nhà nghệ thuật và những người thiết kế triển lãm, xuất phát từ kinh nghiệm của Đài Loan thảo luận về việc “làm thế nào để đối diện và chữa lành những đau thương lịch sử trong quá khứ”. Hội nghị lần này hoan nghênh tất cả mọi người có quan tâm đến việc đề xướng nhân quyền tham gia thảo luận, hội nghị sử dụng sẽ tiến hành dịch miệng tiếng Trung Anh, kính mời đăng ký tham gia sớm.  *Xin bấm vào link đăng ký tham gia* Sau khi báo danh thành công sẽ gửi link tham gia hội nghị      Chương trình hội nghị:  📍 14:00 — 14:05   Lời phát biểu Hồng Thế Phương - Chủ tịch Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế - Phân hội Châu Á Thái Bình Dương (FIHRM-AP)  📍 14:05 — 14:45   Chia sẻ (1) Chủ đề | Những ghi chép về kí ức lịch sử: Xem lại kinh nghiệm sáng tác của luật sư Diêu Gia Văn  Diễn giả | Diêu Gia Văn – Cố vấn chính trị Phủ Tổng thống, nạn nhân của cuộc khủng bố Trắng  📍 14:45 — 15:25   Chia sẻ (2) Chủ đề | Chia sẻ về kinh nghiệm sáng tác, tự do và chữa lành vết thương  Diễn giả | Thái Hải Như – nhà nghệ thuật, người thiết kế triển lãm và người nhà của nạn nhân cuộc khủng bố Trắng   📍 15:25 — 16:05   Chia sẻ (3) Chủ đề | Tìm hiểu lịch sử trong nhà hát kịch  Diễn giả | Khâu An Thầm – Trưởng đoàn kịch Đồng Đảng  📍 16:05 — 16:30   Thảo luận chung Người chủ trì | Thẩm Phi Bỉ - Nghệ thuật gia và Điều phối viên nghệ thuật  *Buổi chia sẻ này có tiến hành dịch đuổi Trung Anh  *Link tham gia hội nghị sẽ được gửi đến email người đăng ký tham gia *Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hoan nghênh gửi thư đến email: nhrm.fihrmap@gmail.com

2024-05-25

ĐẠI HỘI FIHRM-AP VÀ NGÀY HỘI CHIA SẺ HƯỚNG DẪN TRƯỚC BUỔI HỘI THẢO “QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI: SỰ TỰ DO DIỄN ĐẠT SÁNG TẠO VÀ NGHỆ THUẬT”  Chủ đề thảo luận: Chia sẻ kinh nghiệm Châu Á Thái Bình Dương – người thiết kế triển lãm và nghệ thuật gia làm thế nào để xử lý chủ đề nhân quyền phức tạp?  Thời gian: 14:00-16:45 ngày 5 tháng 6 năm 2024 (giờ Đài Loan)  Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế - Phân hội Châu Á Thái Bình Dương (FIHRM-AP) được thành lập vào tháng 9 năm 2019 tại Đại hội ICOM Kyoto, thực hành theo mục đích của Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế (FIHRM), FIHRM-AP đóng vai trò là một cầu nối giao lưu của các bảo tàng khu vực Châu Á Thái Bình Dương với các tổ chức, mời gọi các nước cùng quan tâm đến tình hình nhân quyền ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, xây dựng giá trị của bảo tàng lấy nhân quyền làm trọng tâm, thúc đẩy hiện thực lý tưởng nhân quyền đương đại.  Tháng sáu năm nay, Bảo tàng Nhân quyền quốc gia (NHRM) đã hợp tác với Tổ chức các nhà nghệ thuật gặp rủi ro (ARC) cùng tổ chức buổi thảo luận “Quá khứ, hiện tại và tương lai: sự tự do diễn đạt sáng tạo và nghệ thuật”. Buổi thảo luận lần này chính là một sân khấu để đối thoại và suy ngẫm, thảo luận về việc thúc đẩy thực tiễn nghệ thuật để xúc tiến nhân quyền. Chúng tôi đã tổ chức một buổi chia sẻ online như một chương trình khởi động trước buổi thảo luận, mời các nhà nghệ thuật và những người thiết kế triển lãm, xuất phát từ kinh nghiệm của Đài Loan thảo luận về việc “làm thế nào để đối diện và chữa lành những đau thương lịch sử trong quá khứ”. Hội nghị lần này hoan nghênh tất cả mọi người quan tâm đến việc đề xướng nhân quyền tham gia thảo luận, hội thảo có cung cấp dịch miệng tiếng Trung Anh, kính mời đăng ký tham gia sớm.  *Xin bấm vào link đăng ký tham gia* Sau khi báo danh thành công sẽ gửi link tham gia hội nghị    Chương trình hội nghị:  📍 14:00 — 14:05   Lời phát biểu Hồng Thế Phương - Chủ tịch Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế - Phân hội Châu Á Thái Bình Dương (FIHRM-AP)  📍 14:05 — 14:45   Chia sẻ (1) Chủ đề | Queer hóa Bảo tàng – Sự siêu việt và bao dung của LGBTIQ+  Diễn giả | Craig Middleton – Nhà thiết kế triển lãm lâu năm tại Bảo tàng Quốc gia Úc  📍 14:45 — 15:25   Chia sẻ (2) Chủ đề | Tàn tro âm ỉ  Diễn giả | Pooja Pant – tổng giám đốc Tiếng nói Phụ nữ  📍 15:25 — 16:15   Chia sẻ (3) Chủ đề | Không gian nghệ thuật Pattani – nghệ thuật và nhóm cộng đồng  Diễn giả | Jehabdulloh jehsorhoh – Tổng giám đốc Không gian nghệ thuật Pattani, trợ lý giáo sư trường Đại học Prince of Songkla Khoa Nghệ thuật thị giác  📍 16:20 — 16:45   Thảo luận chung Người chủ trì | Lâm Văn Linh – Trợ lý giáo sư Viện nghiên cứu Quản lý nghệ thuật và chính sách Văn hóa, Đại học Quốc lập Nghệ thuật Đài Loan  Người bình luận | Ngô Giới Tường – Giáo sư Khoa Mỹ thuật, Đại học Quốc lập Sư Phạm Chương Hóa  *Buổi chia sẻ này sẽ tiến hành dịch đuổi Trung Anh *Link tham gia hội nghị sẽ được gửi đến email người đăng ký tham gia *Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hoan nghênh gửi thư đến email: nhrm.fihrmap@gmail.com

2023-11-06

Hội nghị năm FIHRM-AP lần này được Viện bảo tàng Nhân quyền Quốc gia chuẩn bị về mọi mặt, do Viện bảo tàng Đại học Fujen hiệp sức lên kế hoạch, với khẩu hiệu là “cộng hưởng nhân quyền”, từ ngày 6 tháng 11 đến ngày 7 tháng 11 tổng cộng có 3 buổi diễn thuyết chuyên đề, và 16 bài luận văn phát biểu, là thành quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đến từ nhiều nước như Đài Loan, Nhật Bản, Indonesia, Nepal, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Úc, Argentina, sẽ được tổ chức tại Sảnh hội nghị quốc tế Tòa nhà Lâm Trạch Đại học Đài Loan. Sáng ngày 8 tháng 11 sẽ mời Liên minh di chỉ lương tâm quốc tế (International Coalition of Sites of Conscience, ICSC) thảo luận về sự tham gia của công chúng trong viện bảo tàng thông qua buổi thảo luận và học tập với chủ đề “Sự cộng hưởng nhân quyền: Bảo tàng Châu Á Thái Bình Dương hiệp sức cùng với các nhóm cộng đồng”, khơi nguồn suy nghĩ và chia sẻ kinh nghiệm, hoạt động được tổ chức tại Trung tâm học tập Lầu 1 Viện bảo tàng Nhân quyền Quốc gia. Thông báo, tin tức mới nhất, nội dung chi tiết của Hội nghị năm lần này, kính mời theo dõi trang web chuyên dụng Hội nghị năm 2023FIHRM-AP, để nhận được thông tin mới nhất!   Đơn vị tổ chức: Đơn vị tổ chức chính: Viện bảo tàng Nhân quyền Quốc gia Đơn vị thực hiện: viện nghiên cứu bảo tàng học Đại học Fujen, công ty hữu hạn phát triển sự nghiệp Greensill Người tổ chức: Nhóm giáo dục Triển lãm Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia| 02-2218-2438 #605 | nhrm.fihrmap@gmail.com Email chuyên dụng của Hội nghị năm 2023 FIHRM-AP| fihrmap2023@gmail.com

Chuyên mục

2024-11-17

Giới thiệu tác giả: Diệp Trấn Nguyên Tốt nghiệp tiến sĩ khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Quốc lập Giao thông. Hiện đang đảm nhiệm phó nghiên cứu viên Bộ phận Quản lý Lưu trữ và Thông tin, kiêm Trưởng Khoa Thông tin thư viện của Bảo tàng Quốc gia Khoa học Tự nhiên. Giới thiệu về đơn vị: Bảo tàng Quốc gia Khoa học Tự nhiên. Nằm tại trung tâm thành phố Đài Trung, là Bảo tàng khoa học đầu tiên được nhà nước xây dựng, và cũng là bảo tàng đầu tiên đưa khoa học tự nhiên vào trong cuộc sống! Nội dung khu triển lãm thường xuyên của Bảo tàng được trình bày rất đa dạng, các khu triển lãm chủ yếu bao gồm: Rạp chiếu vũ trụ, Rạp chiếu ba chiều, Trung tâm khoa học, Phòng khoa học và sự sống, Phòng môi trường và trái đất, Phòng văn hóa nhân loại, Khu vườn thực vật, v.v, với nội dung phong phú và mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Mỗi năm bình quân Bảo tàng có khoảng 3 triệu lượt người tham quan, trở thành Bảo tàng lịch sử tự nhiên được yêu thích nhất. Tham gia hành động vì khí hậu của Bảo tàng: lấy ví dụ từ Triển lãm đặc biệt “Hành động vì khí hậu – thời đại nóng lên toàn cầu” của Bảo tàng Quốc gia Khoa học Tự nhiên.

2024-10-04

Tác giả: Bill Morse Bill Morse và vợ là bà Jill sống ở Palm Springs thuộc bang California hơn 20 năm. Năm 2003, họ biết đến Aki Ra, là một người mang trong mình sứ mệnh rà phá bom mìn ở Camphuchia. Từ đó, họ đã thành lập Quỹ rà phá bom mìn (Landmine Relief Fund) là một tổ chức từ thiện của Mỹ theo quy định 501(c)(3) để hỗ trợ anh ấy. Vì Aki Ra nhận nuôi hơn 20 đứa trẻ, nên Bill thường đến Campuchia để giúp đỡ anh. Năm 2007, sau khi chính phủ ra lệnh ngưng hoạt động rà phá bom mìn của Aki Ra, vợ chồng Bill đã giúp đỡ để thành lập tổ chức phi chính phủ “Tự rà phá bom mìn Campuchia” (Cambodian Self Help Demining, CSHD). Năm 2008, tổ chức này nhận được giấy phép của chính phủ, năm 2009 Bill và vợ dọn đến Campuchia sống để tiếp tục hỗ trợ, Jill đảm nhận công việc chỉ đạo lên kế hoạch và vận hành tổ chức. Bảo tàng bom mìn Campuchia và Aki Ra Aki Ra sinh năm 1970, là một nhân vật nổi tiếng đã cống hiến hết mình cho việc rà phá bom mìn, để người dân tránh khỏi nguy cơ bom mìn nổ. Năm 5 tuổi, anh bị chính quyền Khmer Đỏ bắt đi, và hoạt động trong các đội quân khác nhau cho đến năm 35 tuổi. Những năm đầu thập niên 1990, anh và Liên Hợp Quốc đã hợp tác để gỡ bỏ bom mìn quanh khu vực Angkor Wat. Năm 2007, anh thành lập Bảo tàng bom mìn Campuchia (Cambodia Landmine Museum) và Trung tâm cứu trợ, năm 2008 anh thành lập tổ chức Tự rà phá bom mìn Campuchia. Từ năm 2013, sau khi lui về sau khỏi đội ngũ hàng đầu rà phá bom mìn, anh tập trung điều hành bảo tàng và giáo dục nâng cao nhận thức của người dân Campuchia về bom mìn. Bảo tàng bom mìn Campuchia: một trái bom, một mạng sống

2024-06-12

Giới thiệu tác giả: Eunice Báez Sánchez Eunice Báez Sánchez phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực bảo tàng với kinh nghiệm phong phú, ngoài việc cung cấp dịch vụ cố vấn cho bảo tàng, cô còn là một nhà truyền thông tin tức văn hóa và đảm nhận vai trò quan trọng trong việc tiếp thị và quản lý truyền thông, nỗ lực quảng bá đa văn hóa. Hiện nay Eunice Báez Sánchez đảm nhận vị trí giám đốc Hiệp hội Bảo tàng Quốc tế (International Council of Museums,ICOM ) chi nhánh Costa Rica, và cũng là đồng chủ tịch của Bảo tàng Tự hào và Bản sắc (Museo de la Identidad y el Orgullo, MIO), đây là bảo tàng về LGBTIQ+ đầu tiên tại địa phương. Ngoài ra, Sánchez cũng đã phát huy tối đa chuyên môn của mình ở vị trí Cố vấn truyền thông, phục vụ tuyến đầu tại Văn phòng đa ngành khu vực thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc tại San José, Costa Rica. Eunice Báez Sánchez tận tâm ủng hộ tuyên truyền văn hóa và di sản, sử dụng truyền thông và văn hóa làm chất xúc tác để thay đổi xã hội theo hướng tích cực và có ý nghĩa to lớn.     Hồi ức của tôi, bạn và chúng ta – Bảo tàng Tự hào và Bản sắc   Bảo tàng Tự hào và Bản sắc được ra đời bởi chủ nghĩa tích cực (activism). Người sáng lập tin rằng, không gian này có thể hội tụ những người cùng chí hướng để bảo tồn ký ức cộng đồng LGBTIQ+ ở Costa Rica. “MIO” trong tiếng Tây Ban Nha đại diện cho ba chữ: bảo tàng (Museo), xác nhận bản sắc (Identidad), tự hào (Orgullo); và “MIO” đồng thời cũng có ý nghĩa là “của tôi”. Đội ngũ sáng lập không phải ngẫu nhiên nghĩ ra cái tên này, mà đây là kết quả của việc thảo luận và suy nghĩ kỹ lưỡng, quyết tâm phải thành lập một viện bảo tàng tại đất nước Costa Rica nhỏ bé này. Costa Rica nổi tiếng trên thế giới vì thiên nhiên và đa dạng sinh học, và cũng bởi vì đây là một đất nước hòa bình, vì quân đội đã bị bãi bỏ kể từ năm 1948. Tuy nhiên, Costa Rica vẫn không phải là một ngoại lệ đối với việc kỳ thị cộng đồng LGBTIQ+, vì trong quá khứ đã có nhiều trường hợp vi phạm nhân quyền đối với nhóm người này. Khoảng hơn 30 năm trước, trong suốt đại dịch AIDS toàn cầu, tại thủ đô Costa Rican mọi người thường thấy cảnh sát đột kích quán bar “Ambiente”, nơi mà những người LGBTIQ+ thường đến và gặp gỡ một cách bí mật. Khi đó có rất nhiều sự kiện xung đột và đàn áp như bạo lực, xỉ nhục người khác, những câu chuyện này đều do những người trải qua kể lại, tuy là bây giờ đã trở thành một giai thoại về một quá khứ rất xa xôi, nhưng mãi đến nay mới bắt đầu có sự thay đổi. Năm 2020, Costa Rica chính thức thông qua luật hôn nhân đồng giới, trở thành nước đầu tiên ở Trung Mỹ đảm bảo quyền lợi và địa vị gia đình cho người hôn nhân đồng giới. Nhưng điều luật này không phải một lần mà thông qua, và trở nên hợp pháp trong một thời gian ngắn, mà đây là kết quả của sự phấn đấu của vô số con người, trong đó có nhiều người đã bị xâm hại quyền lợi trong quá khứ. Cựu nghị viên của Đại hội Lập pháp Costa Rica, Enrique Sánchez Carballo, ông là nghị viên quốc hội đầu tiên công khai mình là người đồng giới, và cũng là một trong những người sáng lập Bảo tàng Tự hào và Bản sắc. Ông chia sẻ: “Tôi tin rằng khi các nước trên thế giới đã đạt được nhiều tiến triển đáng kể về quyền lợi của LGBTIQ+, như bình đẳng hôn nhân tại Costa Rica, thì sẽ có hai rủi ro chủ yếu; đầu tiên, thế hệ trẻ sẽ quên đi chặng đường vất vả với bao hi sinh và đấu tranh của nhiều cá nhân và tổ chức đã phải trải qua để có được những thành tựu này; thứ hai là trên con đường đấu tranh vì bình đẳng, sẽ có nhiều người coi bình đẳng hôn nhân chính là thành tựu cuối cùng.” Nghị viên Sánchez phát hiện, những thành tựu quan trọng này có ảnh hưởng to lớn đến cả nước Costa Rica, có khả năng sẽ làm lu mờ quá khứ đấu tranh, dẫn đến việc không thể hệ thống hóa sưu tập các cộng đồng địa phương và lưu trữ những câu chuyện của cá nhân, thậm chí là không còn không gian để lưu truyền những câu chuyện này. Điều mà chúng ta cần suy nghĩ là, làm thế nào để bảo tồn lịch sử của một cộng đồng đã kiên cường nỗ lực trong quá khứ mới có thể đạt được những thành tựu như ngày hôm nay? Và hơn nữa, làm thế nào để tiếp tục nhắc nhở mọi người, vẫn còn rất nhiều cuộc chiến mà chúng ta phải tiếp tục đấu tranh.