“BUỔI HỘI THẢO NGÀY 5 THÁNG 6” ĐẠI HỘI FIHRM-AP VÀ NGÀY HỘI CHIA SẺ HƯỚNG DẪN TRƯỚC BUỔI HỘI THẢO “QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI: SỰ TỰ DO DIỄN ĐẠT SÁNG TẠO VÀ NGHỆ THUẬT”

Chủ đề thảo luận: Chia sẻ kinh nghiệm Châu Á Thái Bình Dương – người thiết kế triển lãm và nghệ thuật gia làm thế nào để xử lý chủ đề nhân quyền phức tạp?
ĐẠI HỘI FIHRM-AP VÀ NGÀY HỘI CHIA SẺ HƯỚNG DẪN TRƯỚC BUỔI HỘI THẢO “QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI: SỰ TỰ DO DIỄN ĐẠT SÁNG TẠO VÀ NGHỆ THUẬT”
- Chủ đề thảo luận: Chia sẻ kinh nghiệm Châu Á Thái Bình Dương – người thiết kế triển lãm và nghệ thuật gia làm thế nào để xử lý chủ đề nhân quyền phức tạp?
- Thời gian: 14:00-16:45 ngày 5 tháng 6 năm 2024 (giờ Đài Loan)
Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế - Phân hội Châu Á Thái Bình Dương (FIHRM-AP) được thành lập vào tháng 9 năm 2019 tại Đại hội ICOM Kyoto, thực hành theo mục đích của Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế (FIHRM), FIHRM-AP đóng vai trò là một cầu nối giao lưu của các bảo tàng khu vực Châu Á Thái Bình Dương với các tổ chức, mời gọi các nước cùng quan tâm đến tình hình nhân quyền ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, xây dựng giá trị của bảo tàng lấy nhân quyền làm trọng tâm, thúc đẩy hiện thực lý tưởng nhân quyền đương đại.
Tháng sáu năm nay, Bảo tàng Nhân quyền quốc gia (NHRM) đã hợp tác với Tổ chức các nhà nghệ thuật gặp rủi ro (ARC) cùng tổ chức buổi thảo luận “Quá khứ, hiện tại và tương lai: sự tự do diễn đạt sáng tạo và nghệ thuật”. Buổi thảo luận lần này chính là một sân khấu để đối thoại và suy ngẫm, thảo luận về việc thúc đẩy thực tiễn nghệ thuật để xúc tiến nhân quyền. Chúng tôi đã tổ chức một buổi chia sẻ online như một chương trình khởi động trước buổi thảo luận, mời các nhà nghệ thuật và những người thiết kế triển lãm, xuất phát từ kinh nghiệm của Đài Loan thảo luận về việc “làm thế nào để đối diện và chữa lành những đau thương lịch sử trong quá khứ”. Hội nghị lần này hoan nghênh tất cả mọi người quan tâm đến việc đề xướng nhân quyền tham gia thảo luận, hội thảo có cung cấp dịch miệng tiếng Trung Anh, kính mời đăng ký tham gia sớm.
*Xin bấm vào link đăng ký tham gia*
Sau khi báo danh thành công sẽ gửi link tham gia hội nghị
Chương trình hội nghị:
📍 14:00 — 14:05 Lời phát biểu
Hồng Thế Phương - Chủ tịch Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế - Phân hội Châu Á Thái Bình Dương (FIHRM-AP)
📍 14:05 — 14:45 Chia sẻ (1)
Chủ đề | Queer hóa Bảo tàng – Sự siêu việt và bao dung của LGBTIQ+
Diễn giả | Craig Middleton – Nhà thiết kế triển lãm lâu năm tại Bảo tàng Quốc gia Úc
📍 14:45 — 15:25 Chia sẻ (2)
Chủ đề | Tàn tro âm ỉ
Diễn giả | Pooja Pant – tổng giám đốc Tiếng nói Phụ nữ
📍 15:25 — 16:15 Chia sẻ (3)
Chủ đề | Không gian nghệ thuật Pattani – nghệ thuật và nhóm cộng đồng
Diễn giả | Jehabdulloh jehsorhoh – Tổng giám đốc Không gian nghệ thuật Pattani, trợ lý giáo sư trường Đại học Prince of Songkla Khoa Nghệ thuật thị giác
📍 16:20 — 16:45 Thảo luận chung
Người chủ trì | Lâm Văn Linh – Trợ lý giáo sư Viện nghiên cứu Quản lý nghệ thuật và chính sách Văn hóa, Đại học Quốc lập Nghệ thuật Đài Loan
Người bình luận | Ngô Giới Tường – Giáo sư Khoa Mỹ thuật, Đại học Quốc lập Sư Phạm Chương Hóa
*Buổi chia sẻ này sẽ tiến hành dịch đuổi Trung Anh
*Link tham gia hội nghị sẽ được gửi đến email người đăng ký tham gia
*Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hoan nghênh gửi thư đến email: nhrm.fihrmap@gmail.com
Giới thiệu diễn giả:
Craig Middleton là nhà thiết kế triển lãm lâu năm của Bảo tàng Quốc gia Úc (National Museum of Australia), đồng thời cũng đảm nhận Giảng viên vinh hạnh của trường Đại hoc Quốc lập Úc tại Canberra (Australian National University in Canberra,ANU). Phụ trách công việc khơi gợi sáng tạo, sáng tác nội dung triển lãm, kết cấu lưu giữ của bảo tàng, các công việc của bộ phận tìm hiểu và lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia Úc. Nỗ lực thúc đẩy quan niệm bao dung, quan niệm này cũng được thể hiện thông qua các hạng mục dự án nghiên cứu, nội dung triển lãm của bảo tàng mà bà phụ trách; đồng thời bà cũng là một nhà sáng tác, từng hợp tác với tiến sĩ Nikki Sullivan sáng tác “Queering the Museum”, tác phẩm này được nhà xuất bản Anh Routledge xuất bản vào năm 2019.
Giới thiệu tác giả:
Pooja Pant là nhà sáng lập và Tổng giám đốc của Tiếng nói Phụ nữ (Voices of Women Media), đoàn thể này chuyên vận dụng đa truyền thông và kỹ thuật để đề xướng nữ quyền. Pant cũng là nhà sản xuất phim kí sự, nhà hoạt động nữ quyền, bà sử dụng các video để đưa tin, những đối tượng hợp tác sản xuất chuyên đề và chương trình bao gồm các cơ quan như Netflix, Đài tin tức Á Châu (Channel News Asia,CNA), công ty sản xuất truyền thông tại Luân Đôn - RAW Factual Productions, Xã tin tức Pháp (AFP), Liên hợp quốc, Trung tâm quốc tế phát triển tổng hợp khu vực miền núi (International Centre for Integrated Mountain Development,ICIMOD), Đài tin tức công ty phát thanh Anh Quốc (Quốc tế) (BBC World); hiện bà sống tại Nepal, ngoài việc chăm sóc con gái ra, bà vẫn tiếp tục tham gia nhiều hoạt động đề xướng, hành động, truyền bá câu chuyện và thông tin của các nơi.
Bài viết liên quan: Ký sự trầm mặc - Tiếng nói dũng cảm của nữ giới về bạo lực tình dục trong cuộc xung đột
Giới thiệu diễn giả:
Jehabdulloh jehsorhoh sinh năm 1983 tại tỉnh Pattani Thái Lan (Pattani Province), tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật và ứng dụng nghệ thuật tại trường Đại học Prince of Songkla (Prince of Songkla University) khu vực Pattani, chuyên ngành chính là Nghệ thuật thị giác; sau đó tốt nghiệp thạc sĩ tại Học viện Hội họa, điêu khắc, thiết kế đồ họa trường Đại học Mỹ thuật Thái Lan (Silpakorn University), học về nghệ thuật thị giác. Hiện nay ông đang dạy nghệ thuật thị giác tại học viện mà ông tốt nghiệp ở trường Đại học Prince of Songkla, ngoài ra ông còn thành lập Không gian nghệ thuật Pattani (Patani Artspace), chuyên chuẩn bị tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật nổi tiếng của Thái Lan. Linh cảm sáng tác này đến từ ý tượng của người Pattani Malay ở khu thâm nam Thái Lan (Deep South), lấy “The Image of Local Malay Pattani” làm ví dụ, linh cảm đến từ những chiếc thuyền cá truyền thống của địa phương – thiết kế mỹ thuật thuyền Kolae (Kolae boat); ngoài ra còn có “The Beauty in the Dark at Pattani”, lấy linh cảm từ các sáng tác vật dụng thường ngày của đạo Hồi, ví dụ như khăn che đầu (hijab) và bia mộ (batu nisan) ..., thảo luận về tín ngưỡng đạo Islam. Ông thường xuyên hoà trộn sử dụng các đề tài đa dạng để sáng tác, kết hợp với nghệ thuật giấy thủ công; hiện ông đang nghiên cứu vấn đề bạo loạn, sự kiện bạo lực, hoạt động của các tổ chức cực đoan tại khu vực thâm nam Thái Lan, Syria, Pakistan. Các chủ đề này có thể thấy rõ thông qua một loạt các tác phẩm của ông, ví dụ như “Budu Bomb” và “Born in the War”; ngoài ra cũng có một số tác phẩm phản ánh thế cục chính trị, có một số xảy ra ở 3 tỉnh gần biên giới khu vực thâm nam Thái Lan, có một số thì thể hiện tình hình quốc tế. Các đề tài sáng tác này bao gồm hội họa thông thường, hội họa đề tài phức hợp, điêu khắc, nghệ thuật trang trí, nhiếp ảnh, nghệ thuật hành vi; nội dung thì tập trung vào các chủ đề như bạo lực nơi công sở, sự an toàn của nhân dân, thế lực độc ác, không gian đỏ ...
Bài viết liên quan: GIẤU GIẾM SỰ CHẾT CHÓC: NGHỆ THUẬT VỀ XUNG ĐỘT Ở BIÊN GIỚI PHÍA NAM THÁI LAN