:::

Cùng chia sẻ lý tưởng thành lập câu lạc bộ Suiheisha, để cùng tạo nên một thế giới ấm áp

Cùng chia sẻ lý tưởng thành lập câu lạc bộ Suiheisha, để cùng tạo nên một thế giới ấm áp

Cùng chia sẻ lý tưởng thành lập câu lạc bộ Suiheisha, để cùng tạo nên một thế giới ấm áp

Bảo tàng Suiheisha (Suiheisha History Museum)

Bảo tàng Suiheisha mở cửa vào tháng 5 năm 1998 tại Kashiwabara, thành phố Gose, tỉnh Nara. Với mục đích phục hồi văn hóa nhân quyền và phổ cập các tư duy về quyền con người, truyền tải các thông điệp về phân biệt đối xử và nhân quyền.

Vào tháng 9 năm 2015, Câu lạc bộ Suiheisha lần đầu tiên tham gia hội nghị FIHRM (Liên đoàn Quốc tế về Bảo tàng Nhân quyền) tại Wellington, New Zealand, và là tổ chức đầu tiên của Nhật Bản trở thành thành viên của FIHRM vào tháng 12 cùng năm. Từ đó, Câu lạc bộ Suiheisha đã bắt đầu thúc đẩy nhiều hoạt động, để cùng với cả thế giới theo đuổi lý tưởng “Sự tôn nghiêm và hòa bình của nhân loại”.

Vào tháng 5 năm 2016, Câu lạc bộ Suiheisha tại Đại hội ICOM (Hội nghị Bảo tàng Quốc tế) và Đại hội FIHRM Rosario (Argentina), giới thiệu về “Bản ghi chép hợp tác giữa Câu lạc bộ Suiheisha và Câu lạc bộ Hyeongpyengsa về những người bị phân biệt đối xử xuyên biên giới” (5 bộ tư liệu lịch sử của Bảo tàng Suiheisha), đã được UNESCO ghi nhận trong hạng mục “Ký ức về thế giới(Memory of the World)” khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Và đồng thời tiếp tục phấn đấu hi vọng trong tương lai sẽ chính thức được ghi nhận trong danh sách hạng mục quốc tế. Vào ngày 3 tháng 3 năm 2022, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập câu lạc bộ Suiheisha, và bảo tàng này sau khi được trùng tu thì cũng chính thức được mở cửa trở lại.

Tadayuki Komai

Sinh năm 1972 tại thành phố Gose, tỉnh Nara, Nhật Bản. Năm 1998, Bảo tàng Suiheisha bắt đầu mở cửa, thì khi ấy anh đã đảm nhận vai trò là một chuyên viên nghệ thuật, đến năm 2015 anh trở thành giám đốc Viện. Thông qua các hoạt động của Liên đoàn Quốc tế Bảo tàng Nhân quyền và “Ký ức về thế giới”…, anh truyền tải thông điệp thành lập Câu lạc bộ Suiheisha đến với thế giới. Anh hiện đảm nhiệm công tác giảng dạy khóa học về nhân quyền tại Đại học Kobe College. Anh là đồng tác giả ấn bản mới của 『Nguồn gốc của Câu lạc bộ Suiheisha 』 (Nhà xuất bản Giải phóng, 2002), 『Nhiệt huyết và hào quang của tuyên ngôn câu lạc bộ Suiheisha 』 (Nhà xuất bản Giải phóng, 2012), 『Các vấn đề về bộ lạc hiện đại』 (『 Bài giảng về các vấn đề bộ lạc Nhật Bản hiện đại 1』, Nhà xuất bản Giải phóng, 2022)


Lời mở đầu

Ngày 3 tháng 3 năm 1922, tại Hội trường Công cộng Thành phố Kyoto, Câu lạc bộ Suiheisha Toàn quốc được thành lập với mục đích theo đuổi Sự tôn nghiêm và quyền bình đẳng của con người, đó được thành lập với những thành viên chính là những người trẻ tuổi sinh ra và lớn lên ở Kashiwabara, thành phố Gose, tỉnh Nara.

Vào thời kỳ đầu thành lập của câu lạc bộ Suiheisha Toàn quốc, chủ trương phong trào xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các bộ lạc, thúc đẩy tự do và bình đẳng, thiết lập quyền con người và theo đuổi giải phóng tự do cho các bộ lạc, tinh thần này đã được lưu truyền từ đời trước cho đến thế hệ đời sau. Vì để các thế hệ sau hiểu hơn về quá trình nỗ lực phấn đấu đó, vào tháng 5 năm 1998, dựa vào sự quyên góp kinh phí từ khắp cả nước, Bảo tàng Lịch sử Suiheisha chính thức được thành lập tại Kashiwabara ( và năm 1999 đổi tên thành Bảo tàng Suiheisha).

Lý tưởng sáng lập tạo nên sự cộng hưởng

Tuyên ngôn sáng lập của câu lạc bộ Suiheisha Toàn quốc là “Hãy giải phóng bản thân bằng cách tôn trọng người khác” và truyền bá tuyên ngôn của người sáng lập “Vì một thế giới ấm áp và cuộc sống tươi sáng”. Đây là bản tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên của Nhật Bản và là bản tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên trên thế giới do người đã từng bị phân biệt đối xử ban hành. Lý tưởng sáng lập của câu lạc bộ Suiheisha là muốn tạo ra một xã hội, mà nơi đó tất cả bản sắc đều được chấp nhận(identity). Đồng thời cùng nhau xây dựng một xã hội không có sự phân biệt đối xử. Lý tưởng này không chỉ kết nối được với những người trong bộ lạc(Burakumin), mà còn tạo nên được sự cộng hưởng với nhiều người ngoài kia. Đối với phong trào đấu tranh dân chủ về nhân quyền của người Triều Tiên ở Nhật Bản, người Uchinanchu, dân tộc Ainu, và những người đã từng khỏi bệnh phong, cũng mang lại cho họ tia hi vọng và lòng can cảm. Điều này cũng góp phần làm ảnh hưởng đến người Pekuchon, nhóm người bị phân biệt đối xử ở Bắc Triều Tiên. Vào tháng 4 năm 1923, người “Pekuchon” đã thành lập câu lạc bộ Hyeongpyengsa. Sự liên kết vào giao lưu giữa câu lạc bộ Suiheisha và Hyeongpyengsa , được ghi chép dựa trên các nguyên tắc chung về nhân quyền, tự do, bình đẳng, lòng yêu thương và nền chủ nghĩa dân chủ. Theo các tài liệu lịch sử ghi nhận lại “Câu lạc bộ Suiheisha và Hyeongpyengsa: Liên minh những người bị phân biệt đối xử xuyên biên giới”. Vào năm 2016, được UNESCO ghi danh trong “Ký ức về thế giới” khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài ra, việc thành lập Câu lạc bộ Suiheisha cũng đã thu hút được sự chú ý của giới truyền thông nước ngoài, tạp chí "The Nation" của Mỹ cũng đã đăng bản dịch tiếng Anh về tuyên ngôn của Câu lạc bộ Suiheisha trong một bài báo vào ngày 5 tháng 9 năm 1923.

Sự phân biệt đối xử đối với các bộ lạc mà Câu lạc bộ Suiheisha tìm cách xóa bỏ là gì ?

Dựa trên tuyên ngôn thành lập của Câu lạc bộ Suiheisha Toàn quốc, mục tiêu là xoá bỏ sự kỳ thị mà “Người bộ lạc” nhóm người thuộc dân tộc thiểu số trong xã hội đã phải chịu đựng. Căn nguyên của cái gọi là kỳ thị bộ lạc xuất phát từ hệ thống nhận dạng danh tính ở Nhật Bản thời kỳ trước hiện đại, họ bị gọi là “Eta” như một cách kỳ thị danh tính . Mặc dù Nhật Bản sau khi trở thành quốc gia hiện đại, đã bãi bỏ chế độ phân biệt danh tính trên hệ thống pháp luật, danh xưng "Eta”cũng đã bị bãi bỏ vào năm 1871, tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, sự phân biệt đối xử của bộ tộc được tái hiện lại một lần nữa, và hình thành một vấn đề xã hội cố hữu trong xã hội Nhật Bản. Hình thức phân biệt đối xử bộ lạc này tương tự như chế độ phân chia giai cấp ở Ấn Độ, họ bị gọi là “Người không nên tiếp cận(Untouchables)” và “người bị ruồng bỏ(outcasts)” , người Dalit.  (* Người không nên tiếp cận- Untouchables, người bị ruồng bỏ- outcasts, người Dalit, đều dùng để chỉ các tên khác nhau của những người bị phân biệt đối xử, không phải chủng tộc khác nhau).

Ngoài ra, sự phân biệt đối xử giữa các bộ lạc được ban hành trong Điều 14 của Hiến pháp Nhật Bản vào tháng 11 năm 1946, được định vị là phân biệt đối xử dựa trên “địa vị xã hội và hoàn cảnh gia đình”, như trong “Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc(ICERD)” được Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 20 thông qua vào tháng 12 năm 1965, được đặt vào vị trí phân biệt đối xử “thế hệ (descent)”. Nên việc xóa bỏ phân biệt đối xử, dù trong nước hay quốc tế, là một sứ mệnh rất quan trọng trong vấn đề nhân quyền.

Từ năm 1868, Nhật Bản lấy phong trào “Minh Trị Duy tân” làm điểm khởi đầu cho nhà nước hiện đại của mình, tuy nhiên, sự phân biệt đối xử về danh tính trước hiện đại đã hình thành một trật tự phân biệt đối xử mới trong xã hội mới, sự kỳ thị và chống lại người bộ lạc vẫn tồn tại trong xã hội hiện đại. Đặc biệt vào khoảng năm 1900, tình trạng phân biệt đối xử với các bộ lạc gia tăng nghiêm trọng, chính phủ và các cơ quan nhà nước bắt đầu thử sức thúc đẩy phong trào cải cách bộ lạc với chính sách cải thiện từ giai cấp cao đến giai cấp thấp. Xúc tiến sự hòa nhập của những người trong bộ lạc và những người bên ngoài bộ lạc.

Nhưng đối với những người bộ lạc, họ vẫn không hài lòng, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở nhiều nơi khác nhau, họ tự phát động phong trào giải phóng, độc lập, nhằm theo đuổi tự do, bình đẳng và lòng yêu thương. Hy vọng thực hiện được việc xoá bỏ sự phân biệt đối xử bộ lạc. Và khi đó câu lạc bộ Suiheisha giữ vai trò chính trong làn sóng đấu tranh giải phóng độc lập của các bộ lạc.

Nhắm đến mục tiêu đề cao nhân phẩm con người

Vào năm 1942, mặc dù Câu lạc bộ Suiheisha Toàn quốc về mặt pháp lý thì không còn tồn tại nữa, tuy nhiên lý tưởng sáng lập là đề cao nhân phẩm và quyền bình đẳng của con người mà Câu lạc bộ theo đuổi vẫn tiếp tục được lưu truyền lại, và phong trào giải phóng bộ lạc vẫn tiếp tục được diễn ra.

Năm 1948, Liên hợp quốc thông qua “Tuyên ngôn nhân quyền thế giới”, quy định các nguyên tắc về quyền con người, năm 1995, bắt đầu thúc đẩy “Thập kỷ Giáo dục Nhân quyền của Liên hợp quốc”, năm 2005 Liên hợp quốc chủ trương “Xu hướng chính về nhân quyền”, những hành động này tạo nên một làn sóng ủng hộ đáng kể, dần dần trở thành nhận thức chung của toàn thế giới. Ngoài ra, tại Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững của Liên hợp quốc năm 2015, tất cả các quốc gia thành viên đã nhất trí thông qua các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), nhằm tạo ra một tương lai mà không ai bị bỏ lại phía sau, và tất cả mọi người trên hành tinh này đều có thể sống một cuộc sống thịnh vượng và hạnh phúc. Để xây dựng một xã hội bền vững, các Mục tiêu Phát triển Bền vững lấy “quyền con người” làm từ khóa, đồng thời đặt ra 17 mục tiêu cốt lõi và 169 mục tiêu chi tiết, điều đó cũng phù hợp với tư tưởng “cốt yếu”của Câu lạc bộ Suiheisha “Đánh thức bản chất con người, để hướng tới sự hoàn thiện cao nhất của con người”. Bảo tàng Suiheisha là bảo tàng đầu tiên của Nhật Bản tham gia Liên đoàn Quốc tế về Bảo tàng Nhân quyền (FIHRM), Suiheisha đã thông qua các hoạt động của FIHRM và “Ký ức về thế giới”, truyền bá lý tưởng của câu lạc bộ Suiheisha đến với thế giới.

Bảo tàng Suiheisha nỗ lực theo đuổi phẩm giá con người thông qua việc trưng bày và truyền tải thông tin liên quan đến nhân quyền. Việc thúc đẩy các hoạt động này đã được nhiều tổ chức khác nhau hỗ trợ. Bảo tàng Suiheisha được thành lập ở Kashiwara vào năm 1999, khi ấy Bảo tàng Suiheisha được hình thành chủ yếu bởi các đoàn thể khác nhau, họ hoan nghênh tất cả người dân đến tham quan, bên cạnh đó họ cũng tiến hành trùng tu và trồng thêm cây xanh cho công viên gần bảo tàng.

 

Ngoài ra, để xúc tiến, duy trì và phát triển bảo tàng, các đoàn thể Giáo dục, Thể thao, Tôn giáo, Xí nghiệp, Liên đoàn lao động, v.v. của tỉnh Nara đã cùng nhau thành lập Hiệp hội Bảo trợ cho Bảo tàng Suiheisha. Và những thành viên trong Hiệp hội Bảo trợ này phải dựa trên tinh thần “Liên minh giải phóng bộ lạc Liên đoàn tỉnh Nara” làm lý tưởng theo đuổi chủ yếu, và tiếp tục kế thừa phong trào giải phóng bộ lạc. Bên cạnh đó, hàng năm phải mua ủng hộ một số lượng vé cố định để tăng lượt tham quan. Ngoài ra, tại lễ kỷ niệm 100 năm thành lập câu lạc bộ Suiheisha, bên phía bảo tàng đã phối hợp với đơn vị bảo trợ để cùng nhau xem xét các nội dung triển lãm, tiếp thu các ý kiến khác nhau, để nội dung triển lãm được phong phú và hoàn thiện hơn. Kết quả là đã khiến cho nhiều khách tham quan cảm thấy “vô cùng xúc động”.

Đặc biệt, trong khu triển lãm mới được tu sửa《Hậu ký(epilogue)》, đã trưng bày các câu danh ngôn rất cảm động của những người nổi tiếng, và đồng thời cũng có “Những lời nói ấn tượng và sâu sắc” mà bảo tàng thu thập được từ những người dân đóng góp. Trên các bức tường trắng, có những câu danh ngôn về “Xây dựng một thế giới ấm áp hơn” (Vui lòng tham khảo hình đính kèm bên dưới), cũng là chủ trương của câu lạc bộ Suiheisha, được hiện thị bằng chữ nổi cố định trên tường. Ngoài ra, trên 5 màn hình kích cỡ lớn được lắp trên tường, các dòng chữ chạm đến trái tim người tham quan lần lượt được hiện thị. Nên khu trưng bày này được gọi là “Viện mỹ thuật danh ngôn”, và trong tương lai viện bảo tàng sẽ tiếp dụng thu thập “Các ngôn từ cảm động” của mọi người. Hy vọng khu vực triển lãm này, sẽ là nơi mà bất kỳ ai cũng có thể tham gia và đóng góp, để không gian này sẽ là nơi mọi người cùng chia sẻ những điều về “Hiện thực hóa sự tôn nghiêm của con người”.

Tạo ra một xã hội ấm áp hơn

Năm 1992 sau khi thành lập câu lạc bộ Suiheisha, chiến dịch xóa bỏ sự phân biệt đối xử bộ lạc và thúc đẩy nhân quyền ở Nhật Bản và ở nước ngoài đã trải qua một thế kỷ lịch sử. Nhưng nhìn vào Nhật Bản ngày nay, những dân tộc thiểu số bị phân biệt đối xử trong thời kỳ đầu vẫn đang tiếp tục bị kỳ thị ngay trên các giấy tờ về hôn nhân, hoặc bất động sản, và khó có thể nói rằng sự phân biệt đối xử đã hoàn toàn bị xóa bỏ.

Ngoài ra, hiện nay cũng có nhiều hành vi xấu tràn lan trong xã hội, như lợi dụng sự hiểu lầm mà mọi người thường kiêng kỵ tiếp xúc với dân tộc thiểu số, để bán sách giá cao với lý do người dân không hiểu các vấn đề của bộ lạc, và lợi dụng các vấn đề bộ lạc như một cái cớ để trục lợi cá nhân, áp đặt họ thực hiện các nghĩa vụ không đáng có. Những hành vi này cũng là nguyên nhân gây ra định kiến và ý thức sai lầm. Hơn nữa, vô số tin nhắn vu khống và bình luận chống lại dân tộc thiểu số trên mạng cũng góp phần đề cao sự phân biệt đối xử.

Chính vì vậy, năm 2016, Nhật Bản ban hành ba đạo luật Nhân quyền, “Đạo luật Thúc đẩy Xóa bỏ Phân biệt Bộ tộc”, “Đạo luật Xóa bỏ Phân biệt Đối xử với Người Khuyết tật” và “Đạo luật Xóa bỏ lời nói gây thù hằn”. Và vào năm 2019, Đạo luật “Thúc đẩy chính sách quan tâm người Ainu” cũng được thực hiện.

Trong bối cảnh hiện trạng phân biệt đối xử người bộ lạc và các xu hướng liên quan đến quyền con người nêu trên, phong trào giải phóng bộ lạc và giải phóng nhân quyền được kết nối với nhau, cùng tập trung vào việc khắc phục tình trạng phân biệt đối xử. Lấy căn cứ điểm là tỉnh Nara để truyền thông tin liên quan ra thế giới bên ngoài. Bảo tàng Suiheisha bắt tay hợp tác với phong trào này và đảm nhận vai trò là cơ sở truyền tải thông tin về quyền con người, kế thừa lý tưởng của câu lạc bộ Suiheisha Toàn quốc là nâng cao nhân phẩm và bình đẳng của con người, cũng như tinh thần không bao giờ nhượng bộ trước sự phân biệt đối xử, và tiếp tục truyền lại sứ mệnh này cho thế hệ đời sau.

Hy vọng rằng chúng ta có thể cùng nhau “Tạo ra một thế giới ấm áp hơn” , tiếp tục theo đuổi và thực hiện lý tưởng, nguyện vọng của Câu lạc bộ Suiheisha, đồng thời cùng nhau tạo ra một xã hội khoan dung và hòa hợp, để mọi người có thể được là chính mình và sống tự do tự tại.

Chúng tôi tin chắc rằng, tất cả khách tham quan Bảo tàng Suiheisha đều sẽ đồng tình và ủng hộ quan điểm này.

“Nguyện ước cuộc sống tươi sáng và thế gian luôn ấm áp tình người”

Cùng chia sẻ lý tưởng thành lập câu lạc bộ Suiheisha, để cùng tạo nên một thế giới ấm áp

Cùng chia sẻ lý tưởng thành lập câu lạc bộ Suiheisha, để cùng tạo nên một thế giới ấm áp

【Tài liệu bổ sung】

Ngày 3 tháng 3 năm 1922, “Tiêu chí” và “Tuyên ngôn” đã được thông qua tại cuộc họp sáng lập của câu lạc bộ Suiheisha

(* Bản dịch tiếng Anh sẽ gửi sau) http://blltokyo.net/siryou/kiso/suiheisya_sengen3.html

Tiêu chí

l   Những người thuộc bộ lạc đặc biệt hy vọng được giải phóng tuyệt đối bằng chính hành động của họ

l   Những người thuộc bộ lạc đặc biệt như chúng tôi, mong muốn đòi hỏi và có được sự tự do tuyệt đối về kinh tế cũng như tự do nghề nghiệp từ xã hội

l   Chúng tôi đã nắm bắt được các nguyên tắc của bản chất con người, và chúng tôi sẽ tiến về phía trước với mục tiêu là con người ở mức cao nhất

Tuyên ngôn

Hỡi những người anh em bộ lạc đang sống khắp nơi trên đất nước, đoàn kết lại đi nhé !

Gửi đến những người anh em bị ngược đãi trong một thời gian dài, trong nửa thế kỷ qua, rất nhiều cách và rất nhiều phong trào vận động vì chúng ta, trên thực tế, nó không mang lại cho chúng ta bất kỳ tác dụng đáng kể nào, đây là một sự trừng phạt, vì chúng ta cho phép người khác xúc phạm đến nhân loại. Những phong trào trước đây tưởng chừng như đồng cảm với con người này, thực tế đã làm gục ngã những người anh em của chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta cần phải tự đứng lên phát động phong trào tập thể tự giải phóng chính mình.

Anh em ơi ! Tổ tiên của chúng ta là những người luôn khao khát tự do và bình đẳng. Cũng là nạn nhân hy sinh của những chính sách giai cấp hèn hạ, và những người đã phải ra đi vì các cuộc buôn bán man rợ. Khi chúng ta lột da một con thú hoang dã, và đổi lại là một con người đang sống sờ sờ lại bị lột da; cái giá của việc giết mổ lấy tim gan con thú là những trái tim ấm áp của con người cũng bị xé nát. Mặc dù bị chế giễu và xem thường, hay vừa trãi qua cơn ác mộng của một đêm bị nguyền rủa nào đó, thì dòng máu vinh quang trong con người chúng ta cũng không thể cạn. Chúng ta, những người được thừa hưởng dòng máu này, sẽ bước sang một thời đại mà con người và các vị thần được tôn kính như nhau. Giờ là lúc những người hy sinh sẽ được gỡ bỏ những hình xăm phân chia giai cấp của mình, và sự khổ nạn của những người đã khuất sẽ được nhận lại là lời chúc phúc của mọi người.

Đã đến lúc chúng ta tự hào nói rằng mình là dân tộc “Eta” rồi.

Chúng ta không được làm xấu hổ tổ tiên và báng bổ loài người bằng những lời nói hèn mọn và hành động hèn nhát. Chúng ta thừa biết sự lạnh lẽo của thế gian là như thế nào, và chúng ta biết cái gì gọi là tình người, vậy nên, hãy thành tâm trân trọng sức nóng và ánh sáng của cuộc sống.

Từ đây, tuyên bố sự ra đời của Câu lạc bộ Suiheisha.

“Nguyện ước cuộc sống tươi sáng và thế gian luôn ấm áp tình người”

Ngày 3 tháng 3 năm 1922

Câu lạc bộ Suiheisha