:::

VIỆN BẢO TÀNG CHỊU ÁP LỰC DƯỚI SỰ GIẰNG CO CỦA CHÍNH PHỦ, CỘNG ĐỒNG VÀ QUYỀN TỰ TRỊ ĐIỂM NỔI BẬT CỦA HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN FIHRM 2022

lời nói đầu

FIHRM được thành lập nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề nhân quyền và tích cực khuyến khích các viện bảo tàng tham gia vào các vấn đề dân chủ và tính bao dung. Hội nghị thường niên FIHRM 2022 được tổ chức tại Oslo vào tháng 9, được tổ chức bởi Mạng lưới Bảo tàng Dân chủ và Nhân quyền Na Uy (Demokratinetverket). Hội nghị kéo dài ba ngày với ba địa điểm khác nhau, các địa điểm được đặc biệt lựa chọn có tính đại diện về hình ảnh dân chủ và nhân quyền ở Oslo: Đó là Bảo tàng Hiến pháp Eidsvoll 1814, Trung tâm Nobel Hòa bình, và Trung tâm nghiên cứu về nạn tàn sát dân tộc Do Thái- Tôn giáo dân tộc thiểu số Na Uy (HL-center), điều này mang một ý nghĩa rất đặc biệt. 

 

Trước tiên, cuộc họp tập trung vào cách sử dụng tư duy phản biện để thảo luận về quyền tự chủ và tính linh hoạt của các viện bảo tàng nhân quyền ở những nơi mà nhân quyền và tư tưởng dân chủ bị áp bức. Giữa viện bảo tàng, chính phủ và cộng đồng đang tồn tại mối quan hệ nào và để phát triển thì sẽ có những áp lực nào? làm thế nào để bảo tàng nhân quyền định hình vai trò của họ đồng thời tương tác với các chủ đề gây tranh cãi. Sau đó, mô tả tình trạng hiện tại của bảo tàng nhân quyền toàn cầu, giải quyết về việc nên bao hàm hoặc loại trừ các vấn đề xã hội, văn hóa và chính trị từ các quan điểm khác nhau. Đồng thời đưa ra các phương pháp hoặc chiến lược bao hàm khả thi cho các bảo tàng nhân quyền. Những người tham gia đến từ Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ, ngoài ra còn có ông Hồng Thế Phương- Chủ tịch FIHRM-AP kiêm Giám đốc Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia Đài Loan, và ông Tenzin Topdhen, Giám đốc Bảo tàng Tây Tạng, một thành viên của Chi nhánh Châu Á- Thái Bình Dương, đều đến tham dự hội nghị trọng đại này. Bằng cách chia sẻ kinh nghiệm và phương pháp tham gia thực tiễn, hy vọng sẽ giải quyết và thương lượng các vấn đề về lòng khoang dung trong không gian bảo tàng và trong toàn xã hội, lấy bảo tàng làm điểm khởi đầu, chúng tôi cam kết thúc đẩy và tạo ra một xã hội bình đẳng. 

Các bảo tàng phải đối mặt với những áp lực và thách thức trong và ngoài về các vấn đề nhân quyền

Người người bình đẳng là tinh thần không thể thiếu trong một xã hội lý tưởng, vậy mà con đường đi đến nơi tốt đẹp vẫn còn nhiều gian nan. Phiên họp đầu tiên của ngày thứ nhất được khai mạc bởi Kathrin Pabst, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế về Tình huống khó xử trong đạo đức (IC Ethics) và Người quản lý cấp cao Kathrin Pabst của Bảo tàng Vest-Agder, họ đã phân tích Bảo tàng Nhân quyền có thể phải đối mặt với những thách thức nào. Có năm áp lực mà các viện bảo tàng thường phải đối mặt là tranh chấp giữa các đồng nghiệp, nỗ lực xóa bỏ quá khứ, các cuộc can thiệp chính trị đột ngột, sự tàn phá của chiến tranh và bảo tồn di sản văn hóa của một quốc gia. Các nguồn áp lực này được chia thành bên trong hoặc bên ngoài, bên trong từ nhân sự trong tổ chức bảo tàng; bên ngoài từ chính quyền và xã hội địa phương. 

Tuy nhiên, trong sự bế tắc thì biết đâu lại là bước ngoặt, sự phát triển của Bảo tàng Nhân quyền phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau, nhưng áp lực cũng có thể là một yếu tố thúc đẩy quá trình này, Jette Sandahl, Chủ tịch Hội đồng quản trị Diễn đàn Bảo tàng Châu Âu(European Museum Forum), đưa ra hướng dẫn về cách các bảo tàng nên ứng phó với những thách thức, bà chỉ ra rằng chính vì các viện bảo tàng đang phải đối mặt với quá nhiều áp lực và khủng hoảng, nên chúng phải được đoàn kết lại, phấn đấu thoát khỏi chủ nghĩa ngoại lệ hàng thế kỷ, ngừng tự mãn, hãy can đảm bước ra khỏi vùng an toàn của bạn để tìm kiếm những người mà có thể cùng nhau tiến về phía trước. không ai là ngoại lệ trên con đường đạt được quyền con người. Nhân viên bảo tàng cần có can đảm chống lại sự thụ động hoặc đồng lõa của quyền lực trong các bộ phận bảo tàng khác nhau, giải quyết các tình huống khó xử và xung đột, kiên trì với niềm tin và sức mạnh tập thể. 

Tinh thần đoàn kết này được thể hiện như thế nào trong bảo tàng, tiếp theo, các học giả từ Viện bảo tàng quốc gia Liverpool và Đại học Leicester cung cấp cho chúng ta các ví dụ thực tế. 

Dự án tái tạo Bờ sông Hợp tác Liên ngành với Bảo tàng

Viện bảo tàng quốc gia của Liverpool và Đại học Leicester thảo luận về dự án tái tạo bờ sông(Waterfront Transformation)mở rộng phát triển chung của họ. Dự án là một ví dụ điển hình về việc sử dụng sức mạnh tập thể, thông qua sự hợp tác và nỗ lực trên mọi phương diện, chúng ta sẽ cùng nhau thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng địa phương và hướng tới một xã hội bình đẳng. 

Dự án tái tạo bờ sông cố gắng giữ cho bảo tàng được kết nối với xã hội đương đại, bắt đầu từ bờ sông mang tính biểu tượng của Liverpool, kết nối những câu chuyện, di sản, cộng đồng và du lịch tượng trưng cho Liverpool, ngoài việc tạo ra một trải nghiệm phong phú cho du khách, nó cũng sẽ là chất xúc tác cho sự cải thiện của cộng đồng và môi trường. Đây không chỉ là một dự án hợp tác giữa các bảo tàng, mà còn là sự chung sức, chung lòng của người dân địa phương, tạo ra một thành phố biển Liverpool, nơi giao thoa giữa cái cũ và cái mới. 

Hình 1. Kế hoạch tái tạo bờ sông kết nối các viện bảo tàng và các tòa nhà lịch sử dọc đường đi, bao gồm Bảo tàng Quốc tế về Nô lệ (ISM), bến tàu (The Canning Dock), Bảo tàng Quốc gia Liverpool và nhiều tòa nhà bến tàu lịch sử khác nhau.

Hình 1. Kế hoạch tái tạo bờ sông kết nối các viện bảo tàng và các tòa nhà lịch sử dọc đường đi, bao gồm Bảo tàng Quốc tế về Nô lệ (ISM), bến tàu (The Canning Dock), Bảo tàng Quốc gia Liverpool và nhiều tòa nhà bến tàu lịch sử khác nhau.

Sau cuộc thảo luận trên, chúng tôi hiểu rõ rằng sự hợp tác là một sức mạnh quan trọng để Bảo tàng Nhân quyền đối mặt với những thách thức, việc thành lập Chi nhánh Châu Á - Thái Bình Dương của Liên đoàn Quốc tế các Bảo tàng Nhân quyền (FIHRM-AP) nhấn mạnh sự kết hợp giữa các bảo tàng và các chiến lược hợp tác đối tác khu vực của các tổ chức phi lợi nhuận nhằm vượt qua áp bức về thể chế và chính trị. 

Chủ tịch FIHRM-AP và giám đốc Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia Đài Loan Hồng Thế Phương đã đề cập đến nền tảng và mục đích của FIHRM-AP trong buổi họp, Logo của FIHRM-AP tượng trưng cho “Tất cả mọi người đều tự do và bình đẳng, và tinh thần dân chủ nở rộ ở khắp mọi nơi”, kể từ khi thành lập vào năm 2019, tổ chức có hơn 80 thành viên, trang web chính thức có hơn mười ngôn ngữ, để phù hợp với các đặc tính cốt lõi của tổ chức, FIHRM-AP thúc đẩy mối quan hệ giữa các bảo tàng và xã hội nhân dân về quyền con người là cốt lõi, thông qua các liên kết chặt chẽ với các đối tác. Đài Loan và các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương khác đã từng tham gia nhiều cuộc chiến tranh và trải qua thời kỳ cai trị độc tài lâu dài, lấy Đài Loan làm ví dụ, sau gần 40 năm thiết quân luật, so với các khu vực khác, tốc độ phát triển dân chủ ở các nước Châu Á - Thái Bình Dương tương đối chậm. FIHRM-AP hoạt động với vai trò như một nhà lãnh đạo, tập hợp tất cả các bên lại nhằm thúc đẩy tiến trình dân chủ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 

Hình 2. Năm 2022, Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia tổ chức một cuộc triển lãm nhân quyền lưu động đặc biệt 「Ayo-Ayo! Ngày mai nên tốt hơn」, theo đề tài quyền của người lao động làm cốt lõi, nó truyền đạt khái niệm bình đẳng cho tất cả mọi người.

Hình 2. Năm 2022, Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia tổ chức một cuộc triển lãm nhân quyền lưu động đặc biệt 「Ayo-Ayo! Ngày mai nên tốt hơn」, theo đề tài quyền của người lao động làm cốt lõi, nó truyền đạt khái niệm bình đẳng cho tất cả mọi người.

Theo kinh nghiệm từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ta khẳng định rằng chế độ độc tài cản trở nghiêm trọng sự phát triển của nhân quyền, vì vậy, nhiều quốc gia từng trải qua chế độ cai trị đàn áp sẽ rút kinh nghiệm từ lịch sử đen tối này, tuy nhiên, bảo tàng nhân quyền được thành lập trong bối cảnh chủ nghĩa độc tài phải đối mặt với nhiều thách thức, trong hội nghị, nhiều người có mặt đã chia sẻ với chúng tôi những khủng hoảng và phương pháp ứng phó mà loại hình bảo tàng này phải đối mặt thông qua kinh nghiệm thực tế. 

Quyết giữ vững sứ mệnh trong bối cảnh của chủ nghĩa độc tài

Chủ nghĩa độc tài là một hệ tư tưởng bất đắc dĩ và nguy hiểm cho cả chính phủ và người dân, vì vậy, các bảo tàng được thành lập trong bối cảnh này phải làm việc nhiều hơn để đạt được sự chấp nhận chung của xã hội. Doi-Codi là cơ quan tình báo và đàn áp chính trị của Brazil trong chế độ độc tài quân sự, Tiến sĩ Deborah Neves chỉ ra rằng mục đích của Đài tưởng niệm Doi-Codi là để tri ân những người đã bị giết hoặc bị tra tấn trong những năm đó, đồng thời là bằng chứng cho thấy chính phủ Brazil đã phạm phải một tội ác nghiêm trọng. Với những ai chưa trải qua lịch sử đen tối này, nhằm cung cấp cho họ sự hiểu biết về các hoạt động và cơ cấu của cuộc đàn áp bởi chế độ độc tài quân sự Brazil. 

Bảo tàng gặp không ít thách thức trong những ngày đầu thành lập, đã dành rất nhiều thời gian để giao dịch với các cơ quan chính phủ trong việc thu thập dữ liệu, để có được các tài liệu tương ứng, một số dữ liệu thậm chí còn bị mất tích. Mặt khác, cũng cần phải tìm những người đã bị đàn áp chính trị hoặc người thân, bạn bè của họ, thời kỳ độc tài quân phiệt được phục hồi thông qua các tài liệu lưu trữ và lịch sử truyền khẩu. Đài tưởng niệm tiên phong trong sự hợp tác lần đầu tiên giữa các cơ quan bảo tồn di sản và các cựu tù nhân chính trị, thừa nhận và bảo vệ các tòa nhà liên quan đến lực lượng đàn áp của chính phủ, chuyển đổi không gian thành nơi ký ức và nhận thức, truyền đạt tầm quan trọng của dân chủ và tự do. 

Kalle Kallio, người phụ trách bảo tàng Lao động Phần Lan (The Finnish Labour museum), cũng nói về cuộc khủng hoảng mà bảo tàng phải đối mặt và cách đối phó với nó sau khi chiến tranh Xô-Nga bùng nổ. Năm 2014, Bảo tàng Lê-nin sáp nhập với Bảo tàng Lao động Phần Lan, mặc dù bảo tàng này chủ trương đại diện cho quyền con người, xã hội bền vững, đoàn kết và bình đẳng, và lấy sứ mệnh lịch sử là công bằng, bảo tàng Lê-nin tuy biết rằng không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Nhưng khi Nga tấn công Ukraine vào tháng 2 năm 2022, một lần nữa gây ra sự ác cảm cực độ của người dân đối với chủ nghĩa Lênin, đối mặt với cuộc khủng hoảng đột ngột này, một mặt, bảo tàng Lênin chủ trương hòa bình, chống chiến tranh và ủng hộ Ukraine, mặt khác, nó cũng tạm ngừng hợp tác với Bảo tàng Nga, và tạm ngừng bất kỳ hoạt động tiếp thị dí dởm nào, bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ với chủ nghĩa toàn trị theo một thái độ nghiêm túc hơn, tránh làm dấy lên sự phản đối đối với bảo tàng một lần nữa. 

Một bảo tàng được xây dựng trong bối cảnh chủ nghĩa độc tài, có thể gặp phải tình trạng khó khăn do chính phủ ngăn cản hoặc tiêu hủy chứng cứ trong những thời gian đầu thành lập, ngay cả sau khi bảo tàng được thành lập, khi một số sự kiện xã hội xảy ra, nó đã đánh động tâm lý của công chúng về chủ nghĩa toàn trị, đồng thời tạo cơ hội cho bảo tàng vấp phải tiếng động phản đối gay gắt, đây dường như là áp lực mà Bảo tàng Nhân quyền được định sẵn phải gánh chịu, tuy nhiên, những bảo tàng này không chỉ mang trong mình những trang sử đáng buồn, mà còn là những bài học khó quên, cảnh giác để không dấn thân vào con đường toàn trị một lần nữa, vì vậy để tạo ra một xã hội tự do và bình đẳng, Bảo tàng Nhân quyền cần kiên định với sứ mệnh của mình. 

Cũng giống như những ý tưởng tạo ra của Doi-Codi, các bảo tàng được thành lập theo phong cách độc tài ở một mức độ nào đó là để tưởng nhớ những nạn nhân của thời đó, không ai bị lãng quên trên con đường nhân quyền, chúng ta chỉ biết thương tiếc những người đã qua đời, nhưng bây giờ chúng ta vẫn có thể nắm bắt cơ hội để quan tâm đến những người thuộc các chủng tộc khác nhau xung quanh chúng ta, và giúp thúc đẩy sự phát triển nhân quyền của các dân tộc thiểu số. 

Không gian dành cho dân tộc thiểu số: Sự giao thoa giữa chính phủ, bảo tàng và định nghĩa của quyền lực 

Cuộc họp kết thúc sau khi mọi người thảo luận về các vấn đề của dân tộc thiểu số, thảo luận về ý tưởng phi thực dân hóa và đặc biệt là người Sámi. Người Sámi là những thổ dân cực bắc ở Châu Âu, và là nhóm dân tộc duy nhất được Công ước Dân tộc Nguyên trú Quốc tế công nhận và bảo vệ, tuy nhiên, nó đã bị kì thị và bị đối xử không công bằng ở một mức độ nhất định trong một thời gian dài, cho đến bây giờ vẫn còn là đối tượng của các tranh chấp pháp lý tại các tòa án quốc gia và quốc tế. 

Theo Jérémie McGowan, cựu giám đốc của Sámi Dáiddamaries chỉ ra rằng, sự thiếu hiểu biết phổ biến của dân chúng về người Sámi thường đi kèm với sự đồng cảm với họ và xem người Sámi là những người trước đây đã từng chịu sự ngược đãi bởi các thế lực thực dân, và nghĩ rằng vấn đề bị ngược đãi bất công này đã qua rồi, nhưng đây không phải là sự thật.Vì vậy bảo tàng cần gấp rút hợp tác với cộng đồng Sámi, để dân chúng hiểu thêm về những người dân tộc nguyên trú và xây dựng cuộc sống đa văn hóa. 

Emma Eliane Oskal Valkeapää, một người Sámi, đã chia sẻ kế hoạch Người tìm đường cho Sámi, thông qua Trường Cao đẳng Đại học Sami phối hợp với Bộ Chính quyền Địa phương và Phát triển Khu vực, quảng bá văn hóa thiểu số. Đồng thời, đề xuất rằng các bảo tàng có thể nâng cao nhận thức của người dân về các nhóm dân tộc thiểu số từ các góc độ khác nhau, hướng đến sự đa dạng và phát triển của thổ dân. 

Hình 3. Thanh niên Sami đóng vai trò là những người tìm đường cho người Sami, chia sẻ văn hóa Sami tại các trường trung học phổ thông, tiểu học, trung học cơ sở và đại học trên khắp Na Uy

Hình 3. Thanh niên Sami đóng vai trò là những người tìm đường cho người Sami, chia sẻ văn hóa Sami tại các trường trung học phổ thông, tiểu học, trung học cơ sở và đại học trên khắp Na Uy

Mặc dù bài phát biểu chủ yếu tập trung vào người Sámi, nhưng vấn đề phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại ở mọi ngóc ngách trên thế giới, sự khác biệt về văn hóa là cốt lõi chính của sự ngăn cách. Mọi người có thái độ ghê tởm, sợ hãi, thương cảm và các cảm xúc khác vì họ không hiểu văn hóa của các dân tộc thiểu số; người dân tộc thiểu số khó hòa nhập vì họ không hiểu biết về văn hóa xã hội của các dân tộc khác, vì vậy, việc hiểu biết đầy đủ về văn hóa của cả hai bên đã trở thành một phần quan trọng để đạt được bình đẳng về chủng tộc. 

Ngoài ra, ngoài cơ hội bị phân biệt đối xử và khó hòa nhập vào xã hội, người dân tộc thiểu số có thể bị đàn áp nghiêm trọng trong tình huống xấu nhất, Trong buổi hội thảo, Laura Pérez Díaz và Tenzin Topdhen lần lượt chia sẻ quan điểm của họ về Bảo tàng Tưởng niệm Kháng chiến Dominica và Bảo tàng Tây Tạng (Museum) sự thành lập của Bảo tàng, tất cả chúng đều là những viện bảo tàng được xây dựng xung quanh những nhóm thiểu số bị đàn áp. 

Lấy bảo tàng Tây Tạng làm ví dụ, bảo tàng được thành lập bởi người Tây Tạng vào năm 1998, cam kết nâng cao nhận thức của người dân về Tây Tạng, bảo tàng trưng bày văn hóa Tây Tạng, lịch sử lưu vong gần đây và những lời dạy cũng như di sản của Đức Đạt Lai Lạt Ma để làm nổi bật tầm quan trọng về lịch sử, chính trị và quốc tế của địa phương. Mục đích của loại hình bảo tàng này là ghi chép, bảo tồn, nghiên cứu, trưng bày và giáo dục về lịch sử và văn hóa của dân tộc họ, cũng phơi bày những khủng hoảng mà dân tộc thiểu số phải đối mặt, chẳng hạn như vi phạm nhân quyền, môi trường phát triển và những hạn chế về văn hóa, người ta cũng hy vọng rằng bảo tàng sẽ nêu cao tinh thần phản kháng và đề cao giá trị của cuộc sống, tự do, các quyền cơ bản của con người về hành động và thể hiện ý tưởng. 

Tóm tắt

Hội nghị kéo dài ba ngày đã nêu rõ áp lực mà các bảo tàng nhân quyền trên thế giới đang phải đối mặt từ nhiều nguồn, đặc biệt là trong những năm gần đây, khi chủ nghĩa chuyên chế cực đoan đang gia tăng, thì vai trò của Bảo tàng Nhân quyền càng quan trọng hơn. Bên cạnh vấn đề tự do dân chủ, quyền con người của các dân tộc thiểu số cũng đáng được quan tâm, phấn đấu xóa bỏ phân biệt đối xử, xây dựng xã hội bình đẳng. Mặc dù vẫn còn những tình huống khó xử trong quá trình phát triển Bảo tàng Nhân quyền, miễn là các bảo tàng tiến lên trong sự đoàn kết thì sẽ vững chắc, theo thời gian, những hạt giống có giá trị chung cuối cùng sẽ nảy mầm và nở rộ ở mọi nơi trên thế giới.