:::

Tham gia hành động vì khí hậu của Bảo tàng: lấy ví dụ từ Triển lãm đặc biệt “Hành động vì khí hậu – thời đại nóng lên toàn cầu” của Bảo tàng Quốc gia Khoa học Tự nhiên.

Giới thiệu tác giả: Diệp Trấn Nguyên

Tốt nghiệp tiến sĩ khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Quốc lập Giao thông. Hiện đang đảm nhiệm phó nghiên cứu viên Bộ phận Quản lý Lưu trữ và Thông tin, kiêm Trưởng Khoa Thông tin thư viện của Bảo tàng Quốc gia Khoa học Tự nhiên.

Giới thiệu về đơn vị: Bảo tàng Quốc gia Khoa học Tự nhiên.

Nằm tại trung tâm thành phố Đài Trung, là Bảo tàng khoa học đầu tiên được nhà nước xây dựng, và cũng là bảo tàng đầu tiên đưa khoa học tự nhiên vào trong cuộc sống! Nội dung khu triển lãm thường xuyên của Bảo tàng được trình bày rất đa dạng, các khu triển lãm chủ yếu bao gồm: Rạp chiếu vũ trụ, Rạp chiếu ba chiều, Trung tâm khoa học, Phòng khoa học và sự sống, Phòng môi trường và trái đất, Phòng văn hóa nhân loại, Khu vườn thực vật, v.v, với nội dung phong phú và mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Mỗi năm bình quân Bảo tàng có khoảng 3 triệu lượt người tham quan, trở thành Bảo tàng lịch sử tự nhiên được yêu thích nhất.


Tham gia hành động vì khí hậu của Bảo tàng: lấy ví dụ từ Triển lãm đặc biệt “Hành động vì khí hậu – thời đại nóng lên toàn cầu” của Bảo tàng Quốc gia Khoa học Tự nhiên.

Lời nói đầu

Năm 2023 là năm nóng nhất trong lịch sử ghi chép nhiệt độ từ trước đến nay, đến tháng 6 năm 2024, nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất đã đạt kỷ lục cao nhất liên tiếp trong 13 tháng cùng kỳ, trong đó có 12 tháng nhiệt độ cao hơn 1.5°C so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp. Ngày 22 tháng 7 năm 2024, nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu trong ngày đạt mức 17.16°C, lại một lần nữa phá vỡ kỷ lục. Đây không chỉ là những số liệu ghi chép đơn thuần, mà chính là lời cảnh tỉnh cho việc nhân loại đang phải đối mặt với một thách thức hết sức nghiêm trọng.

Từ thời đại cách mạng công nghiệp đến nay, các hoạt động của con người đã thải ra một lượng khí thải nhà kính lớn, khiến trái đất nóng lên và khí hậu biến đổi. Các hiện tượng khí hậu cực đoan như nhiệt độ tăng cao, sóng nhiệt, hạn hán và mưa lũ v.v, đã trở nên thường xuyên hơn. Tốc độ biến đổi khí hậu đang trở nên nhanh hơn và thay đổi sâu sắc thế giới của chúng ta, gây ra những xung đột khó có thể xoay chuyển cho xã hội con người, hệ thống sinh thái và môi trường tự nhiên.

Biến đổi khí hậu là đề tài phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực lớn, liên quan đến sự sinh tồn và phát triển bền vững của nhân loại, và cũng là một trong những chủ đề quan trọng nhất hiện nay. Bảo tàng là một nền tảng quan trọng của văn hóa và giáo dục, có tiềm lực dẫn dắt xã hội thay đổi. Thông qua các buổi triển lãm, hoạt động giáo dục và công cộng v.v, bằng phương pháp cụ thể, dễ hiểu và khách tham quan có thể tham gia vào, Bảo tàng đã trình bày những đề tài phức tạp như biến đổi khí hậu, giúp nâng cao nhận thức của đại chúng, kích thích sự cộng hưởng trong tình cảm và tư duy lý trí, thúc đẩy việc đối thoại và hành động thực tế.

Bảo tàng nỗ lực với sứ mệnh và hành động bền vững.

Viện trưởng của Bảo tàng Quốc gia Khoa học Tự nhiên luôn quan tâm đến các vấn đề về môi trường, thông qua các triển lãm chủ đề đặc biệt và các hoạt động giáo dục, tích cực hưởng ứng mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc, đồng thời lấy việc “nỗ lực bền vững” làm sứ mệnh, hồi đáp cho định nghĩa mới về Bảo tàng đã được thông qua tại Đại hội ICOM Prague năm 2022. Là một trong những Bảo tàng có sức ảnh hưởng lớn nhất tại Đài Loan, Bảo tàng Quốc gia Khoa học Tự nhiên hi vọng nhờ vào sức ảnh hưởng của mình để có thể thúc đẩy những thay đổi tốt đẹp.

Năm 2024, Bảo tàng Quốc gia Khoa học Tự nhiên đưa ra bộ ba triển lãm đặc biệt của năm với chủ đề là “Môi trường bền vững, Biến đổi khí hậu và Bảo vệ hệ sinh thái”. Phần đầu tiên là “Gỗ? Không phải gỗ? Câu chuyện của gỗ” thảo luận đặc tính và tính đa dạng của gỗ, và vai trò quan trọng của gỗ trong môi trường và hệ sinh thái, đề xướng bảo vệ tài nguyên rừng. Triển lãm thứ hai là “Hướng về Borneo (Bà La Châu): Khoảng cách giữa chúng ta với Borneo”, tập trung thể hiện những xung đột và thách thức mà Borneo phải đối mặt, tìm hiểu về sự cộng sinh của nhiều nhóm người khác nhau trong môi trường tự nhiên. Triển lãm cuối cùng là “Hành động vì khí hậu – thời đại nóng lên toàn cầu” vận dụng kỹ thuật tương tác và truyền thông số để khai thác sâu sắc những xung đột khi trái đất nóng lên, biến đổi khí hậu và những cơ hội thay đổi, kích thích khách tham quan phải suy ngẫm và hành động.

Những triển lãm này thảo luận mối quan hệ giữa con người, hệ thống sinh thái và môi trường tự nhiên từ nhiều góc độ khác nhau, thúc đẩy khách tham quan quan tâm và tham gia vào vấn đề môi trường và xã hội bền vững, điều này cho thấy sự cống hiến tích cực của Bảo tàng trong việc đề xướng các vấn đề xã hội.

Triển lãm thị giác đặc biệt “Hành động vì khí hậu – thời đại nóng lên toàn cầu”

Triển lãm thị giác đặc biệt “Hành động vì khí hậu – thời đại nóng lên toàn cầu”

Cảnh lối vào triển lãm

Cảnh lối vào triển lãm

Triển lãm đặc biệt “Hành động vì khí hậu – thời đại nóng lên toàn cầu”: phương pháp tương tác đa dạng trình bày các chủ đề về khí hậu, trải nghiệm bằng các giác quan để khơi dậy ý thức hành động.

Triển lãm đặc biệt “Hành động vì khí hậu – thời đại nóng lên toàn cầu” dung hòa triển lãm đa truyền thông cảm nhận bằng nhiều giác quan, triển lãm trải nghiệm và công nghệ tương tác bằng kỹ thuật số sáng tạo, kết hợp việc tạo cảnh thực, các đồ vật triển lãm và vật mẫu, đã tạo nên một trải nghiệm triển lãm hoàn toàn mới cho người tham quan được kết hợp giữa thực tế và thế giới ảo. Khái niệm thiết kế triển lãm là tìm hiểu về các chủ đề biến đổi khí hậu từ các góc nhìn đa dạng khác nhau, bao gồm các sự việc khoa học, các xung đột xuyên thời đại và mang tính toàn diện, sự giảm thiểu có thể và những hành động thích hợp, với hi vọng trong tương lai, đồng thời nhấn mạnh biến đổi khí hậu chính là mối đe dọa của hiện tại chứ không phải của tương lai. Triển lãm đánh vào sự kết nối tình cảm, kích thích người tham quan bắt đầu những hành động tích cực, để cùng nỗ lực tiến tới một tương lai phát triển bền vững.

Lối vào triển lãm được thiết kế với chủ đề “Lựa chọn cho tương lai kiên cường”, so sánh việc trái đất nóng lên do các hoạt động của con người ở thời đại cách mạng công nghiệp và tương lai kiên cường kết hợp với các giải pháp khí hậu, nhằm truyền đạt những lựa chọn để đối mặt với biến đổi khí hậu. Khu triển lãm được chia làm 6 phần: “Mở đầu”, “Nhận biết biến đổi khí hậu”, “Khủng hoảng sinh thái”, “Khủng hoảng khí hậu”, “Xoay chuyển thế giới của chúng ta” và “Cùng tạo nên thế giới phát thải ròng bằng 0”, mỗi một chủ đề sẽ vận dụng những kỹ thuật triển lãm và phương pháp tương tác khác nhau, để khách tham quan có thể tham gia sâu hơn, cảm nhận và hiểu rõ hơn. Lối ra triển lãm bày trí một thiết kế nghệ thuật video của nghệ thuật gia Lâm Gia Trinh làm lời kết với chủ đề “Cảnh tượng đổ nát: Không có bề mặt nào giống bề mặt nào”, kết hợp cảm nhận của hai giác quan là thị giác và thính giác, để khách tham quan tưởng tượng về hoàn cảnh của nhân loại trong môi trường biến đổi.

Điểm đặc sắc trong thiết kế của khu triển lãm:

  • Mở đầu”: Thông qua cảnh tượng khu Bắc Cực và màn hình máy chiếu vòng cung lớn kết hợp giữa thực và ảo, khiến khách tham quan như được bước vào chiếc tàu phá băng, tự cảm nhận cực quang và cảnh đẹp của đám cá voi. Sau đó là biểu diễn ánh sáng bằng máy chiếu 3D khổng lồ, trình diễn cảnh tượng trời mưa vùng cực địa và cảnh sông băng tan chảy, với sự chuyển đổi đột ngột mạnh mẽ khơi dậy sâu sắc sự cảnh giác cho việc biến đổi khí hậu.
  • Nhận biết biến đổi khí hậu”: Sử dụng tường biểu diễn ánh sáng tương tác thiết bị thực nghiệm số, để giải thích một cách trực quan về nguyên lý khoa học của việc biến đổi khí hậu và tầm quan trọng của hiệu ứng nhà kính đối với sự sinh tồn của sinh vật. Đồng thời, thông qua triển lãm đa truyền thông của ống nhòm, trình bày hoàn chỉnh về mối quan hệ nhân quả của việc trái đất nóng lên dẫn đến các sự việc thiên tai diễn ra thường xuyên và gay gắt hơn.

Màn hình chiếu biểu diễn ánh sáng 3D sông băng tan chảy.

Màn hình chiếu biểu diễn ánh sáng 3D sông băng tan chảy.

Tường biểu diễn ánh sáng tương tác của chủ đề Nhận biết biến đổi khí hậu.

Tường biểu diễn ánh sáng tương tác của chủ đề Nhận biết biến đổi khí hậu.

Khu triển lãm Nguy cơ sinh tồn của sinh vật đại dương.

Khu triển lãm Nguy cơ sinh tồn của sinh vật đại dương.

  • Khủng hoảng sinh thái”: Kết hợp bối cảnh quy mô và máy chiếu video động, giải nghĩa một cách sinh động việc các động vật của cực địa đang phải đối mặt với các thách thức như nhiệt độ cao, môi trường sống bị thu hẹp, điều kiện thức ăn thay đổi v.v, . Cùng với đó là trải nghiệm 3D tương tác không kính, thể hiện một cách chân thực nguy cơ sinh tồn của các sinh vật đại dương, khiến người tham quan hiểu rõ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống sinh thái.
  • Khủng hoảng khí hậu”: Sử dụng phương pháp tương tác bằng âm thanh và hình ảnh đa chiều, hệ thống hóa xử lý các số liệu và báo cáo khoa học, trình bày rõ ràng chi tiết của hậu quả mà việc nhiệt độ tăng lên có thể mang lại, đồng thời phân tích những ảnh hưởng cụ thể của Đài Loan và toàn cầu khi khí hậu biến đổi. Các thiết bị tương tác mô hình có thiết kế đặc biệt cho phép cầm lên và đặt xuống, khiến cho người tham quan được tham gia trực tiếp và trực quan hiểu rõ sự liên kết nguyên nhân kết quả giữa các hoạt động của con người và việc trái đất nóng lên. Ngoài ra, rạp chiếu toàn cảnh 4K cũng có thể cho người tham quan được tận mắt cảm nhận những thay đổi nguy hại dưới các sự kiện thiên tai cực đoan.
Khu tương tác cầm đặt mô hình

Khu tương tác cầm đặt mô hình

Rạp chiếu khí hậu cực đoan

Rạp chiếu khí hậu cực đoan

  • Xoay chuyển thế giới của chúng ta”: Nhìn lại những nỗ lực cố gắng xoay chuyển tình hình trái đất đang dần nóng lên của giới khoa học và xã hội quốc tế, đồng thời sử dụng tường biểu diễn ánh sáng tương tác để thể hiện việc giảm chậm biến đổi khí hậu và các hành động thích hợp; đồng thời, sử dụng công nghệ AR (thực tế ảo tăng cường) để giới thiệu lộ trình chuyển đổi không carbon của Đài Loan vào năm 2050. Khách tham quan cũng có thể tham gia trò chơi tương tác số “Cuộc sống xanh với phát thải ròng bằng 0”, trải nghiệm những hành động thực tiễn để giảm thải khí CO2 trong cuộc sống hàng ngày.
Trải nghiệm AR lộ trình chuyển đổi không carbon của Đài Loan vào năm 2050.

Trải nghiệm AR lộ trình chuyển đổi không carbon của Đài Loan vào năm 2050.

Trò chơi tương tác số Cuộc sống xanh với phát thải ròng bằng 0.

Trò chơi tương tác số Cuộc sống xanh với phát thải ròng bằng 0.

  • Cùng tạo nên thế giới phát thải ròng bằng 0”: Sẽ đưa khách tham quan từ góc độ bị động trở thành người tích cực hành động, thông qua các sáng tác nghệ thuật thể hiện tiếng nói của họ đối với hành động vì khí hậu. Khu triển lãm có tường chiếu khổng lồ vẽ cho tương lai và tương tác qua cảm xúc, sẽ mời khách tham quan cùng tạo dựng hình ảnh của một tương lai đầy hi vọng. Ngoài ra, phòng thu âm được thiết kế để khách có thể ghi âm lại cam kết hành động vì khí hậu, và chuyển đổi cam kết đó thành một tác phẩm nghệ thuật độc nhất nhờ vào công nghệ AI tạo sinh. Mô hình tương tác sáng tạo này không chỉ gia tăng cảm giác muốn tham gia của khách tham quan, mà còn hiện thực hóa ý thức hành động của họ, cho họ sức mạnh để kết nối với xã hội.
Tương tác vẽ cho tương lai.

Tương tác vẽ cho tương lai.

Tác phẩm nghệ thuật AI về tiếng nói của công chúng.

Tác phẩm nghệ thuật AI về tiếng nói của công chúng.

Trò chơi Nhiệm vụ hành động vì khí hậu

Trò chơi Nhiệm vụ hành động vì khí hậu

Triển lãm còn thiết kế trò chơi “Nhiệm vụ hành động vì khí hậu”, khách tham quan có thể quét mã QR Code để bắt đầu nhiệm vụ, đi theo những tình huống câu chuyện để tìm hiểu khu vực triển lãm, giải quyết nhiệm vụ và thu thập thẻ. Trò chơi này không chỉ thu hút nhóm người trẻ, mà còn cung cấp những chủ đề phong phú cho cha mẹ và con cái cùng chơi cùng học, thúc đẩy việc giao lưu giữa các thế hệ. Khách tham quan học tập một cách thú vị, và suy nghĩ sâu hơn về vấn đề khí hậu, vô hình trung đưa khái niệm hành động vì khí hậu khắc sâu vào trong tim của mọi người.

Triển lãm đặc biệt “Hành động vì khí hậu” diễn ra từ ngày 10 tháng 7 năm 2024 đến ngày 13 tháng 4 năm 2025. Triển lãm cũng đạt được một huy chương bạc và một huy chương vàng Giải Thiết kế MUSE Quý 2 (MUSE Design Awards) do Hiệp hội Giải thưởng quốc tế của Mỹ tổ chức năm 2024.

Sự tham gia và thực tiễn trong “Hành động vì khí hậu” của Bảo tàng.

Bảo tàng đương đại đã từ từ chuyển biến thành một nền tảng quan trọng để thúc đẩy người dân tham gia vào các hoạt động xã hội. Đối diện với việc biến đổi khí hậu, Bảo tàng đã dựa vào sức ảnh hưởng và tài nguyên của mình, phát huy tác dụng như một chất xúc tác, thúc đẩy quy tụ sức mạnh xã hội cùng nhau đối mặt với nguy cơ khí hậu.

Đầu tiên, thông qua việc tổ chức các buổi triển lãm sáng tạo, Bảo tàng đã trình bày những kiến thức khoa học phức tạp bằng phương pháp dễ hiểu và thu hút để giới thiệu đến người tham quan ở các độ tuổi và trình độ khác nhau, để họ đều có thể hiểu và cùng chia sẻ. Triển lãm đặc biệt “Hành động vì khí hậu” sử dụng phương pháp tương tác kỹ thuật số đa dạng và trải nghiệm kết hợp thực và ảo, thành công thu hút người tham gia để họ có thể cảm nhận được tính chân thực và sự cấp bách của chủ đề này, hiểu rõ tầm quan trọng của những hành động thay đổi khí hậu, từ đó kích thích ý thức chủ động tham gia và hành động của họ.

Tiếp theo, Bảo tàng thiết kế nhiều hoạt động giáo dục đa dạng, khiến cho người dân hiểu sâu về nhận thức và tham gia vào hành động vì khí hậu. Các hoạt động tương tác như “Nhiệm vụ hành động vì khí hậu”, “Cuộc sống với phát thải ròng bằng 0” và “Cùng tạo nên thế giới phát thải ròng bằng 0” v.v trong triển lãm “Hành động vì khí hậu” là những ví dụ thành công. Những thiết kế này đã khiến cho người tham quan đích thân tham gia vào và nhận biết ý nghĩa của hành động cá nhân và tập thể. Ngoài ra, triển lãm đặc biệt này còn mở rộng ra một loạt các hoạt động, ví dụ như diễn giải, diễn giảng chuyên đề, triển lãm sách theo chủ đề, hoạt động giáo dục khoa học, và các diễn đàn và các khóa học về phát thải ròng bằng không do các trường học và cơ quan chính phủ hợp tác tổ chức, cung cấp cho người dân nền tảng đa dạng để tham dự vào các hoạt động, đối thoại và suy ngẫm.

Thứ ba, sức ảnh hưởng đến xã hội của Bảo tàng có thể trở nên mạnh mẽ hơn khi hợp tác với các cơ quan ở lĩnh vực khác. Triển lãm “Hành động vì khí hậu” là thành quả hợp tác của Bảo tàng và Bộ Giáo dục, Bộ Môi trường và Cục Môi trường chính phủ thành phố Đài Trung, đồng thời cũng kết hợp với viện nghiên cứu khoa Quản lý Bền vững và Giáo dục Môi trường của Đại học Sư phạm Quốc lập Đài Loan, để đảm bảo tính chuyên nghiệp của nội dung triển lãm. Triển lãm đặc biệt còn thông qua chính phủ thành phố Đài Trung mời các đoàn thể tham gia như các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông (nghề) thành phố Đài Trung, khiến cho sức ảnh hưởng của Bảo tàng có thể đi sâu đến các trường và các đoàn thể, để tầm ảnh hưởng xã hội trở nên rộng rãi hơn.

Ngoài ra, hành động thực tiễn của Bảo tàng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành động vì khí hậu. Bảo tàng Quốc gia Khoa học Tự nhiên trong hoạt động thường ngày luôn tích cực đẩy mạnh các biện pháp tiết kiệm năng lượng và tái chế tài nguyên, đồng thời hưởng ứng chính sách “Chuyển đổi phát thải ròng bằng không” của nhà nước, tiến hành kiểm tra phát thải CO2 và cải thiện giảm khí thải.

Kết luận

Đối diện với việc biến đổi khí hậu, Bảo tàng có thể đóng vai trò hướng dẫn xã hội quan tâm đến chủ đề khí hậu, đồng thời thúc đẩy việc đối thoại và hành động. Triển lãm đặc biệt “Hành động vì khí hậu” đã thành công đưa những kiến thức và chủ đề phức tạp trở nên dễ hiểu hơn, sử dụng các hình thức triển lãm sáng tạo với các trải nghiệm giác quan đa dạng mang tính tương tác, khiến người tham quan chìm đắm trong trải nghiệm, hiểu rõ hơn và nhận thức sự biến đổi khí hậu, đồng thời suy ngẫm về sự quan trọng của việc hành động vì khí hậu. Triển lãm đặc biệt “Hành động vì khí hậu” không chỉ là một lời kêu gọi hành động vì chủ đề khí hậu, mà còn thể hiện sự ảnh hưởng và thực tiễn của Bảo tàng trong các hoạt động xã hội.