:::

Nhân quyền, giá trị con người

ảnh 1 : Liên đoàn Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế

ảnh 1 : Liên đoàn Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế

Giới thiệu về tác giả:

Bà Tracy Puklowski hiện đang sống ở Alice Springs, nước Úc, bà chịu trách nhiệm phát triển phòng trưng bày Nghệ Thuật Thổ Dân Quốc Gia đầu tiên của đất nước. Bà trước đây là trưởng phòng Nghệ Thuật Sáng Tạo Và Dịch Vụ Văn Hóa của thành phố Launceston, Tasmania, công việc của bà là phụ trách phòng bảo tàng và phòng trưng bày Nghệ thuật Nữ hoàng Victoria, và tổ chức văn hóa khu vực lớn nhất của Úc.

Trước khi chuyển đến nước Úc, Tracy đảm nhiệm nhiều vị trí điều hành cấp cao khác nhau trong ngành GLAM của New Zealand (phòng trưng bày nghệ thuật, thư viện, kho lưu trữ, phòng bảo tàng). Bà tốt nghiệp viện nghiên cứu lãnh đạo phòng bảo tàng Getty (Getty's Museum Leadership Institute)

Giới thiệu đơn vị: Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật Thổ Dân Quốc Gia Úc

Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật Thổ Dân Quốc Gia ở Alice Springs của Úc (được người dân địa phương gọi là 'Mbantua', Mparntwe) trở thành điểm biểu tượng của việc tham quan. Không gian mới giữa trung tâm nước Úc này sẽ giới thiệu nền văn hóa còn tồn tại lâu đời nhất trên thế giới, và là nơi giới thiệu về thổ dân Úc, thông qua nghệ thuật để phô bày và tôn vinh những thành tựu của họ.

Các phòng trưng bày nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc nói lên sự thật về nước Úc, và đảm bảo rằng phần lớn việc điều hành, quản lý và lực lượng lao động sẽ do thổ dân đảm nhiệm. Bằng cách này, bảo tàng nghệ thuật trở thành một phương tiện cho thổ dân Úc, để họ kể những câu chuyện của họ cho thế giới biết, truyền năng lượng cho thế giới, và quyết định làm cách nào để kể những câu chuyện đó.


Việc thành lập chi nhánh Châu Á - Thái Bình Dương của Liên minh Quốc tế về bảo tàng Nhân quyền vào năm 2019 là một thời điểm quan trọng trong giai đoạn toàn cầu công nhận tầm quan trọng của nhân quyền đối với diễn ngôn và tính thực tiễn của bảo tàng. Việc thành lập các chi nhánh khu vực của Liên minh Quốc tế về bảo tàng Nhân quyền với trọng tâm là để các khu vực mạnh dạn nói lên tiếng nói mà thường bị xao nhãng, cung cấp một nền tảng quan trọng để phân biệt và giải quyết các vấn đề nhân quyền cụ thể theo từng khu vực. Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ ra căn nguồn của mình với Liên minh Quốc tế về Bảo tàng Nhân quyền, và suy ngẫm những nguyên nhân khi giải quyết những vấn đề về nhân quyền vì lợi ích của mọi người mà nhất định phải từ bên lề đến cốt lõi trung tâm.

Khi Liên minh Quốc tế về Bảo tàng Nhân quyền được thành lập vào năm 2010, tôi vinh dự được mời làm thành viên sáng lập, sự thành lập của liên minh vừa đến đúng lúc lại vừa làm cho người ta phấn khởi, giới bảo tàng ngày càng quan tâm đến các vấn đề bình đẳng xã hội, nhưng đây là lần đầu tiên kết hợp sức mạnh của quốc tế để trả lời các vấn đề nhân quyền. 

Nhưng lương tâm tôi có một chút nao núng. Tôi có quyền tuyên bố rằng chúng tôi là một toà “Bảo tàng Nhân quyền” thay cho Bảo tàng Te Papa Tongarewa (Museum of New Zealand Te Papa Tongarewa, còn gọi là Te Papa) mà tôi đang phục vụ tại thời điểm đó hay không? Và chính xác thì Bảo tàng Nhân quyền là gì? Tôi hy vọng tôi đã không vô tình biến bảo tàng của mình thành hàng nhái. 

Sau khi xem xét lại lịch sử và các giá trị của bảo tàng chúng tôi, kết luận của tôi là một bảo tàng mang danh là nhân quyền, không nhất thiết phải có một sứ mệnh nhân quyền rõ ràng. Sự dốc sức trong việc thúc đẩy sự đa dạng, bao dung và sẵn sàng giải quyết các vấn đề khó khăn của bảo tàng Te Papa, có nghĩa là chúng tôi có đủ điều kiện để xếp vào trong hàng ngũ này. 

Khi tôi chủ trì Hội nghị Liên minh Quốc tế về Bảo tàng Nhân quyền vào năm 2015, tôi đã viết:

“Đối với Bảo tàng Te Papa, công bằng xã hội, nhân quyền và quyền tiếp cận bảo tàng theo nghĩa rộng nhất không phải phụ thuộc nhau, hoặc lựa chọn muốn hay không muốn. Đây là cốt lõi thừa hưởng của bảo tàng này, còn được gọi là whakapapa trong tiếng Maori. Luật Bảo tàng Quốc gia của New Zealand đã được thông qua vào năm 1992, đặt nền tảng vững chắc cho bảo tàng này sẽ mở ra một hướng đi mới... Khi Hội đồng Bảo tàng áp dụng chính sách đa văn hóa... thì họ cam kết rằng bảo tàng phải mang tính đa văn hoá cho dù trong bất cứ lĩnh vực nào.

Ngoài ra, viễn cảnh của Bảo tàng Te Papa là“Thay đổi tâm hồn, thay đổi tư duy, thay đổi cuộc sống”, do đó bảo tàng này vốn là giải quyết những đề tài vừa khó khăn vừa đáng lo ngại, nếu bảo tàng thực sự muốn tạo ra những trải nghiệm đổi mới cho khách tham quan, cộng đồng, thậm chí là nhân viên của họ, thì phải sẵn sàng giữ vững lập trường. 

Như đã tuyên bố trên trang web của Liên minh Quốc tế về Bảo tàng Nhân quyền, các Bảo tàng Nhân quyền phải được chuẩn bị sẵn sàng để thách thức tư duy và hành động của bảo tàng truyền thống. Vì vậy, tôi cho rằng Te Papa là một Bảo tàng Nhân quyền, tôi cũng mong đợi để nghênh đón chuyến thăm người đại diện của chúng tôi vào tháng 9.” 1

Điều thú vị là, bài viết này mặc định rằng có một số bảo tàng có thể cảm thấy nhân quyền không phải là một lĩnh vực cần thiết, vì vậy, cần phải thuyết phục những bảo tàng này nhìn lại chính họ từ góc độ bản thân. Có lẽ họ cần có lời hứa tìm ra lý do chính đáng cho cam kết việc thúc đấy nhân quyền, như tôi đã làm như thế vào năm 2020.

Trong cùng một bài viết, tôi cũng chỉ ra rằng bối cảnh của các bảo tàng đang thay đổi “nhanh chóng và dữ dội”. Tôi đã đề cập đến bộ mặt văn hóa và chính trị của New Zealand, lúc đó không thể dự đoán được mọi điều có thể thay đổi nhanh chóng và dữ dội như thế nào đối với tất cả mọi người trong vài năm tới. Những “điều” này là xoay chuyển điển hình về sự càn quét toàn cầu và thay đổi cuộc sống, hậu quả là do con người gánh chịu chung, và chúng cũng đòi hỏi sự phản ứng dứt khoát mạnh mẽ của chúng ta.

Cảm thấy rằng định nghĩa hiện tại về bảo tàng không thể “phản ánh và thể hiện thích hợp về tình hình phức tạp của thế kỷ XXI, những trách nhiệm và quyết tâm của các bảo tàng hiện tại cũng như những thách thức và viễn cảnh trong tương lai ”, Năm 2019, Hội đồng Bảo tàng Quốc tế (International Council of Museums, gọi tắt là ICOM) đã đưa ra một chương trình định nghĩa mới cho các bảo tàng. 2 Nhiều người trong chúng ta hoang mang khi xem những cuộc khẩu chiến, sau đó cảm thấy khó chịu vì sự khác nhau ngôn ngữ và quan điểm rồi bị rơi vào tình cảnh chia cách tư tưởng. Vấn đề này sẽ được tranh luận một lần nữa tại Đại hội Prague vào năm 2022, chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng các sự kiện trong hai năm qua có thể thúc đẩy sự đoàn kết trong giới bảo tàng. 

Có lẽ cũng sẽ như vậy. Các thời sự toàn cầu, khán giả và các nhóm liên quan có ích đến bảo tàng sẽ không ngồi đợi giới bảo tàng quyết định xem định nghĩa của chính họ có đúng hay không, trong những năm qua, những thay đổi và thách thức không chỉ ở gần ngay ngưỡng cửa, mà còn lan toả khắp các phòng triển lãm, kiểm sách, khiến chúng tôi lo sợ. 

Điều 27-1 của Tuyên ngôn Quốc Tế về Nhân quyền

Ai cũng có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng, thưởng ngoạn nghệ thuật, được hưởng các tiến bộ khoa học và lợi ích của những tiến bộ ấy.

Chúng ta còn đang chìm đắm trong đại dịch toàn cầu, đại dịch này đã thay đổi vĩnh viễn cuộc sống quen thuộc lâu nay như chúng ta. Các bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật không chỉ “chuyển hướng” ứng phó, mà còn linh hoạt vượt qua, khắc phục những khó khăn trong việc phong tỏa thành phố, đưa tinh thần mới đến việc học trực tuyến, trải nghiệm và tham gia, quản lý không trung và cộng đồng, và thật đáng tiếc cho một số viện bảo tàng phải đối mặt với thực tế đóng cửa vĩnh viễn. Dịch bệnh đối xử bình đẳng với tất cả mọi người và không ai có thể tránh khỏi tác động của nó, nhưng dịch bệnh cũng là một đồng loã của bất bình đẳng, nó làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói và làm con người dễ tổn thương hơn. 

Vì vậy, những bảo tàng có khả năng vĩnh viễn đóng cửa nhất là những bảo tàng nhỏ từ đầu đến cuối luôn vật lộn để có được nguồn tư liệu, những bảo tàng này truyền bá những câu chuyện về di sản của các cộng đồng đoàn kết nhỏ, đồng thời duy trì lịch sử và truyền thống cho người dân và cộng đồng của họ. 

Đây là một lời nhắc nhở về trách nhiệm của chúng ta trong việc vun đắp cộng đồng, phục vụ cộng đồng, gìn giữ ký ức của cộng đồng, chia sẻ câu chuyện của họ. Chúng ta phải tiếp tục xóa bỏ rào cản về quyền tiếp cận các bảo tàng, để cùng nhau sáng tạo chứ không phải là bị thống trị. Và phối hợp cộng đồng với các cá nhân ghi lại thời kỳ đặc biệt này cho thế hệ mai sau, sau trải nghiệm nhân văn được chia sẻ sâu sắc này, việc hỗ trợ tái thiết và chữa lành những tổn thương, vừa là một thách thức vừa là vinh dự cho bảo tàng. 

Sức mạnh chữa lành những tổn thương của nghệ thuật không phải là một khái niệm mới, cũng không phải là một quan niệm mới khi cho rằng bảo tàng là nơi an toàn (và cần thiết) sau khi bị tổn thương mọi người có thể sum họp lại với nhau để nhắc đến và tưởng nhớ những sự kiện đau buồn. Nhưng lần này phải đi sâu hơn nữa, để khu vực trở thành toàn cầu, và ngược lại. 

Điều 3 của Tuyên ngôn Quốc Tế về Nhân quyền

Ai cũng có quyền được sống, quyền tự do và an ninh của con người.

Điều 25-1 của Tuyên ngôn Quốc Tế về Nhân quyền

Ai cũng có quyền được hưởng một mức sống khả quan về phương diện sức khỏe và an lạc cho bản thân và gia đình kể cả thức ăn, quần áo, nhà ở, y tế và những dịch vụ cần thiết; ai cũng có quyền được hưởng an sinh xã hội trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm, tật nguyền, góa bụa, già yếu, hay thiếu phương kế sinh nhai do những hoàn cảnh ngoài ý muốn.

 

Cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu cũng là một mối đe dọa lớn đối với lối sống của chúng ta, và cũng là một cuộc đe dọa lớn về nhân quyền. Biến đổi khí hậu đe dọa đến an toàn thực phẩm, nơi ở và sinh mệnh của chúng ta. Mặc dù các quốc đảo nhỏ góp phần rất ít vào làm biến đổi khí hậu so với những quốc đảo lớn khác, nhưng trên thực tế, khi đối mặt trước các chấn động biến đổi khí hậu thì những quốc gia này dễ bị tổn thuơng nhất, mối đe doạ khá cụ thể đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

 

Trong việc nâng cao nhận thức và hành động về biến đổi khí hậu, tất cả các bảo tàng đều phải có trách nhiệm, trong một thế giới "phía sau sự thật", nơi các nhà khoa học đều phải bảo vệ tính sự thực của khoa học, các viện bảo tàng càng phải là người đảm nhiệm bảo vệ những chứng cứ. Khi tôi là người phụ trách của Bảo tàng và Phòng trưng bày Nữ hoàng Victoria (Queen Victoria Museum and Gallery,gọi tắt là QVMAG) ở Tasmania, Australia, các nhà khoa học của chúng tôi phát hiện ra rằng các loài động vật (côn trùng) đang dần di cư về phía nam để thích ứng với môi trường dần ấm lên. Với những bằng chứng này cộng thêm chính quyền địa phương tuyên bố sắp đến có một cuộc khủng hoảng khí hậu, quyết định của bảo tàng trong việc coi biến đổi khí hậu trở thành ưu tiên cốt lõi là không có vấn đề gì. 3

Nhưng điều quan trọng không phải dựa trên những kiến thức và chứng cứ trong bộ sưu tập, mà hành vi cũng liên quan. Vào đầu năm 2020, bảo tàng Horniman và khu vườn ở London (Horniman Museum and Gardens)đã thông qua một bản tuyên ngôn về biến đổi khí hậu có tầm ảnh hưởng sâu rộng, không chỉ tập trung vào làm việc với khách tham quan bảo tàng để nâng cao nhận thức mà thay đổi hành vi, còn thử thách các bảo tàng xem xét lại thói quen và hoạt động của họ. 

Giới bảo tàng cần phải suy nghĩ họ có thể làm gì đối với vấn đề biến đổi khí hậu - chúng ta sử dụng nguồn tư liệu của mình như thế nào? Có phải chúng ta đang bắt đầu lên kế hoạch cho các công trình lâu dài không? Các nhà tài trợ có đồng tình với quan điểm của chúng ta không? Cuộc tranh luận gần đây về việc tài trợ bảo tàng từ các công ty dầu mỏ không nằm trong hội đồng quản trị, mà được tổ chức trong không gian công cộng. 

Còn nhu cầu của những người tị nạn khí hậu thì sao? Nếu bạn nghĩ đó là một vấn đề trong tương lai thì bạn đã nhầm rồi. Hiện nay vấn đề này đang xảy ra, vào năm 2020, có 30,7 triệu người trên toàn cầu phải trôi giạt khắp nơi, hơn 98% trong số này là do các thảm họa liên quan đến khí hậu. 4 Hàng ngàn cư dân của Quần đảo Marshall đã được sắp xếp định cư ở các vùng của Hoa Kỳ, ở nơi đó, họ phải đối mặt thử thách mới là làm thế nào để duy trì văn hóa và truyền thống của họ. 

Điều 7 của Tuyên ngôn Quốc Tế về Nhân quyền

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị. Mọi người đều được bảo vệ chống lại mọi kỳ thị hay xúi giục kỳ thị trái với Tuyên Ngôn này.

Phong trào “mạng sống của người da đen cũng đáng giá” đã lặp lại khi cảnh sát sử dụng vũ lực chống lại người da đen làm bùng lên các cuộc biểu tình thế giới. Làn sóng này ban đầu tập trung vào sự tàn bạo của cảnh sát, sau khi nhận được hưởng ứng trên khắp toàn cầu thì mở rộng sang các vấn đề liên quan đến chế độ phân biệt chủng tộc và hậu quả của chủ nghĩa thực dân. Việc này ngược lại càng làm cho mọi người hiểu rõ hơn về những quá khứ và việc làm của bảo tàng. 

Không có gì lạ khi đặt câu hỏi về việc làm của các bảo tàng trên nhiều mặt, chính phủ yêu cầu viện bảo tàng Anh trả lại các tác phẩm chạm khắc trên đá Parthenon từ những năm đầu 1980, vào năm 1990 nhà sử học nghệ thuật người Mỹ Maurice Berger cũng đặt ra câu hỏi “Các bảo tàng nghệ thuật có phân biệt chủng tộc không?”. Nhưng những việc này chưa bao giờ giống như hiện nay, đó là cuốn theo tinh thần của thời đại mà đến. 

Giống như “Hãy thuộc địa hóa nơi này”( Decolonize This Place)và “Để lại dầu khí Vương Quốc Anh hay không”(BP or not BP)các nhóm này đã tiếp quản không gian bảo tàng thông qua những thủ đoạn liên quan đến hình thức biểu diễn, thu hút sự chú ý của người dân đối với nhà tại trợ bảo tàng, về hoàn trả di vật văn hoá, cách đạt được tàng phẩm, tính năng động của thổ dân và điều kiện làm việc của nhân viên. Tiết mục “Chuyến tham quan lịch sử tự do”(The Unfiltered History Tour)của nhà sản xuất truyền thông Vice đã khám phá câu chuyện về “di vật văn hoá gây tranh luận” của Bảo tàng Anh. 5 Một điều châm biếm kinh ngạc là các cựu nhân viên của một số tổ chức văn hóa và cả Bảo tàng Nhân quyền Canada cũng đã lên tiếng chống lại sự bất bình đẳng tại nơi làm việc và tệ nạn phân biệt chủng tộc trong đó trong những năm gần đây.

Khi các cộng đồng di tích văn hóa yêu cầu hoàn trả lại các kho tàng văn hóa của họ một cách chính đáng, tiếng nói của họ ngày càng mạnh mẽ hơn. Vào năm 2018, con cháu của Rapa Nui ở Đảo Phục Sinh đến Bảo tàng Anh, yêu cầu trả lại Tupuna (tổ tiên) của họ, đó là một bức tượng Moai còn được gọi là Hoa Hakananai'a. Vụ cướp thuộc địa Hoa Hakananai'a trong tiết mục chuyên đề “Chuyến tham quan lịch sử tự do”, Talita Rapu (tỉnh trưởng đời sau của Đảo Phục Sinh) nói thẳng rằng: “Rapa Nui có thể xác, nhưng linh hồn nằm trong tay tụi mày. Chúng tôi sống mà không có linh hồn, như như một xác chết biết đi lại”. 6Với những người nghiên cứu các bộ sưu tập của thổ dân đều biết rằng linh hồn của một di tích văn hóa nằm trong dân tộc, gia đình và con cháu của nó. Đây không phải là biến trạng thái bình thường thành ngoại lệ sao? Nếu tất cả nhân quyền truyền thống cho rằng sự tái hợp của “thể xác và linh hồn” là sự kết hợp tốt nhất, thì bảo tàng dùng lập luận gì để biện luận cho mình? Nếu chúng ta không tích cực chủ động tách khỏi chủ nghĩa thực dân, chúng ta chắc chắn phải chịu trách nhiệm về những hậu quả ngày càng tồi tệ hơn.

Điều 3 Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền của các đân tộc bản địa

Mọi dân tộc bản địa có quyền tự quyết. 

Theo đó, họ tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do mưu cầu sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội. 

Sống ở một đất nước không có liên bang các cấp đạo luật nhân quyền, khi viết bài viết này tôi thấy mình đang đứng trên một lập trường khiến mọi người phải cân nhắc, mặc dù các bang (Úc) đang từng bước áp dụng các biện pháp để bảo vệ nhân quyền của công dân. Mặc dù tình trạng có thể không như ý muốn, nhưng nó thật sự đặt ra trách nhiệm duy trì và ý nghĩa nhân quyền phó thác cho, được giao lại cho các cá nhân và tổ chức. Đồng thời, tôi cũng đang xây dựng một đơn vị văn hoá mới, đó là Phòng Nghệ thuật Quốc gia Thổ dân Úc, trụ sở tại Alice Springs thuộc lãnh thổ phía Bắc. Đây là một nơi vừa mỹ lệ lại mâu thuẫn, nó là sự kết hợp giữa nền văn hóa và nghệ thuật độc đáo cùng là nơi tồn tại sự yếu đuối và những vết thương của các thế hệ. 

Những nhóm thổ dân ở Úc 7đại diện cho nền văn hóa lâu đời nhất trên thế giới còn tồn tại cho đến ngày nay, văn hóa thị giác của nó là trường tồn và đầy sống động. Khi nghệ thuật của nhóm thổ dân chuyển từ cát và đá sang tranh bảng và tranh sơn dầu, dấu vết của lịch sử nghệ thuật Úc đã thay đổi một cách không thể đảo ngược lại, làm say lòng khán giả trên khắp thế giới. Nghệ thuật gia và cộng đồng của họ đều mang lại lợi ích về mặt xã hội, kinh tế, văn hóa và cả tinh thần, họ đem những câu chuyện và lịch sử của thổ dân giới thiệu với khán giả mới và tăng cường sự kết nối văn hóa với nhau. Đối với tôi, lãnh thổ phía Bắc là phòng trưng bày nghệ thuật lớn nhất và sôi động nhất trên thế giới, mà hiện nay tôi coi đó là quê hương của tôi.

 

Lãnh thổ phía Bắc cũng có tỷ lệ thổ dân và cư dân trên quần đảo eo biển Torres cao nhất ở Úc, gần 45% gia đình người thổ dân sống dưới mức nghèo khổ. 8Tỷ lệ tự tử ở thanh niên là gấp ba lần tỷ lệ trung bình trên toàn quốc. 9Gần 85% dân số trong nhà tù của lãnh thổ phía Bắc là thổ dân. 10

Vì vậy, câu hỏi tôi tự hỏi mình là một viện bảo tàng nghệ thuật không phải như Viện bảo tàng Nghệ thuật Thổ dân Quốc gia (nếu nói như thế này, những nơi khác thì cũng vậy) có nên đấu tranh cho nhân quyền hay không, mà là chúng ta phải làm thế nào đấu tranh. Nếu chúng ta muốn có ý nghĩa và tạo ra ý nghĩa, chúng ta cần hình dung lại và thiết lập lại hệ sinh thái của mình. Đối với Bảo tàng Nghệ thuật Thổ dân Quốc gia, điều này có nghĩa là giữ chặt các nguyên tắc của các dân tộc thổ dân, đảm bảo vị trí điều hành, quản lý và nhân viên phải là thổ dân cai trị, điều đó cũng có nghĩa là bảo

tàng cần phải thúc đẩy tiếng nói, tính năng động, chia sẻ quyền và trách nhiệm, và nói

lên chính kiến của mình. Điều này là cần thiết nếu Úc muốn hàn gắn vết thương của quá khứ và tiến tới hòa giải dân tộc trên toàn quốc. Vô số phòng trưng bày nghệ thuật thông thường / các bảo tàng nghệ thuật điển hình còn lâu mới làm được điều này. 

Chúng tôi với sự mô tả các sự kiện toàn cầu và thử thách nhân quyền phần nào liên quan với nhau, đó là điều không thể tránh khỏi, bất kể về quy mô lớn nhỏ, địa điểm hoặc mục đích của nó. Nhiều năm qua hầu hết các cơ sở văn hóa coi trọng khán giả hơn, với tư duy lấy khán giả làm trung tâm cũng mang lại những lợi ích to lớn —đó  tương tác tốt hơn, đi đúng hướng hơn và còn nhiều hơn thế nữa. Nhưng đã đến lúc phải tiến thêm một bước nữa. Chúng ta phải học cách đặt con người lên hàng đầu, bắt đầu bằng việc chấp nhận nhân quyền và tôn trọng tất cả mọi người là trách nhiệm của chúng ta. 

ảnh 2 : Nhân quyền, giá trị con người

ảnh 2 : Nhân quyền, giá trị con người

[1]Bảo tàng Nhân quyền | CAMD - Trang web Công cộng

[2]Xây dựng định nghĩa mới về bảo tàng: hơn 250 đề xuất để xem! - Hội đồng Bảo tàng Quốc tế - International Council of Museums (icom.museum)

[3]Launceston tuyên bố 'khủng hoảng khí hậu' - Thành phố Launceston

[4]Số liệu thống kê về Di dân môi trường (migrationdataportal.org)

[5]Tiết mục Acast 「Chuyến tham quan lịch sử không lọc」c 

[6]Chương trình podcast「Chuyến tham quan lịch sử không lọc」Podcast Hoa Hakananai'a | Podbay

[7]Hiến pháp Úc hiện không đề cập đến các dân tộc Thổ dân và Cư dân quần đảo eo biển Torres và do đó không công nhận họ là các dân tộc Thổ dân. 

[8]Đệ trình 18 - Hội đồng Dịch vụ Xã hội Lãnh thổ phía Bắc (NTCOSS) - Chi tiêu dành cho Trẻ em của NT - Nghiên cứu được Ủy quyền (pc.gov.au)

[9]Tìm hiểu sâu về phòng chống tự tử ở Lãnh thổ phía Bắc (missionaustralia.com.au)

[10]Lãnh thổ phía Bắc ra mắt thỏa thuận tư pháp cho thổ dân để giảm tỷ lệ giam giữ cao của thổ dân - ABC News