:::

Nhân quyền của người Indonesia dưới đại dịch

Giới thiệu về tác giả: Erpan Farietti

Erpan Farietti là Giám đốc phụ trách của dự án Kết nối Borneo. Kết nối Borneo (Link-AR Borneo), tên đầy đủ là “Sáng kiến Borneo và Kết nối Nghiên cứu” (Advocacy and Research Circle of Borneo). Đây là một tổ chức cộng đồng dành riêng cho các chiến dịch vận động, , giáo dục và nghiên cứu về dân chủ, quyền công dân, nhân quyền, tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu ở Tây Kalimantan.

Giới thiệu về đơn vị: Kết nối Borneo

Kết nối Borneo (Link-AR Borneo), tên đầy đủ là “Sáng kiến Borneo và Kết nối Nghiên cứu” (Advocacy and Research Circle of Borneo), được thành lập vào ngày 2 tháng 4 năm 2009, là một tổ chức phi Chính phủ, nhiệm vụ chính là thúc đẩy các sáng kiến giải quyết vấn đề nghiêm trọng trong việc kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất và rừng của ngành khai khoáng. Ngành công nghiệp khai khoáng đóng vai trò kiểm soát tài nguyên thiên nhiên, vì lợi ích chính trị và kinh tế, khiến việc khai thác nguyên liệu thô trở thành nhiệm vụ trọng điểm, nhằm cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp lớn của thế giới. Borneo rất giàu tài nguyên thiên nhiên và do đó không thể thoát khỏi tình trạng này.

Theo đó, Kết nối Borneo hoạt động dựa trên những bằng chứng và bắt tay vào công cuộc vận động chính sách, thực hiện mục tiêu hướng tới là giữ gìn lợi ích cộng đồng và môi trường bền vững. Kể từ khi thành lập, Kết nối Borneo đã hoạt động tích cực trong việc duy trì và bảo vệ nhân quyền, khuyến khích cải cách tư pháp, quản lý rừng và đất bền vững, thúc đẩy sự độc lập của cộng đồng trong các vấn đề quản lý rừng và đất.


Bây giờ là lúc để xem xét lại chính sách và các biện pháp ứng phó với dịch bệnh COVID-19 của Chính phủ Indonesia, rồi các chính sách và biện pháp này ảnh hưởng đến con người như thế nào, bao gồm cả việc thực hiện và tôn trọng nhân quyền.

Kể từ đầu năm 2020 (từ tháng 1 đến tháng 3), Chính phủ và các quan chức Indonesia chưa từng nghiêm túc nhìn nhận dịch bệnh COVID-19, thậm chí, họ còn xem nhẹ dịch bệnh COVID-19 và không tin vào sự tồn tại của loại virus này. Vào đầu năm 2020, phó tổng thống Indonesia nói rằng chỉ cần có sự cầu nguyện từ các nhà lãnh đạo tôn giáo, dịch bệnh COVID-19 sẽ không xâm nhập vào Indonesia. Ngay cả Tổng thống Indonesia (Joko Widodo) cũng gây hiểu lầm cho người dân, vào tháng 3 năm 2020, ông nói: “Chỉ cần dùng thuốc thảo dược, người dân Indonesia có thể kiểm soát dịch bệnh Covid-19” (Xem chương trình truyền thông Asing Soroti Jokowi Minum Jamu Untuk Tangkal Corona trên CNN Indonesia, ngày 16 tháng 3 năm 2020). Tóm lại, Chính phủ Indonesia đã dựa vào những ngôn luận và cơ sở thiếu khoa học để đối phó với dịch bệnh viêm phổi COVID-19.

Biện pháp phòng chống dịch của Chính phủ Indonesia

Vào tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố dịch viêm phổi COVID-19 là đại dịch khẩn cấp đe doạ sức khỏe cộng đồng quốc tế. Đáng lý ra thì từ thời điểm này, Chính phủ Indonesia nên thực hiện các biện pháp phòng chống dịch một cách có hệ thống, đồng thời tham khảo ý kiến ​​của giới chuyên gia y tế, đặc biệt là các nhà dịch tễ học và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, để kiềm chế sự lây lan của vi-rút trong nước. Tuy nhiên, mặc dù đây là một vấn đề về y tế, nhưng Chính phủ lại làm ngơ với ý kiến của các chuyên gia y tế, đôi khi ý kiến ​​của chuyên gia thậm chí còn bị coi nhẹ, thỉnh thoảng cũng có tin tức về việc Chính phủ mâu thuẫn với ý kiến của các chuyên gia y tế. Kể từ tháng 4 năm 2020, Chính phủ Indonesia đã ra lệnh cho Lực lượng Vũ trang Quốc gia (Indonesian National Armed Forces TNI) và cảnh sát phong tỏa mọi người ở yên trong nhà của họ[1], hạn chế các hoạt động tôn giáo và tự do đi lại, cấm tụ tập và biểu tình. Những điều này có thể đã vi phạm nhân quyền, đặc biệt là các quyền dân sự và chính trị.

Kể từ khi WHO tuyên bố dịch viêm phổi COVID-19 đã trở thành một đại dịch toàn cầu, Chính phủ Indonesia đã đưa ra các biện pháp kiểm soát, nhưng không triển khai mở rộng ra toàn quốc. Các chuyên gia y tế cộng đồng cho rằng các biện pháp phòng chống dịch của Jokowi quá chậm chạp, không thể xoa dịu lòng dân một cách hữu hiệu. (Xem chương trình Virus corona: Jokowi umumkan langkah pengendalian Covid-19, tapi tanpa komando nasional tại BBC News Indonesia, ngày 16 tháng 3 năm 2020).

Chính phủ Indonesia cũng thích công bố các chính sách và từ vựng mới về phòng chống dịch bệnh hàng tháng, và những chính sách này không mấy hữu ích với việc khống chế sự lây lan của dịch bệnh, trước căn bệnh chết người này, Chính phủ Indonesia hoảng loạn từ trên xuống dưới và thiếu một chủ trương mang tính hệ thống.                 

Vào tháng 12 năm 2020, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Xã hội Indonesia, Juliari Batubara đã nhận hối lộ trong dự án quyên góp nhu yếu phẩm xóa đói giảm nghèo nhằm hỗ trợ người dân trong đại dịch. [2] Người dân Indonesia đang phải vật lộn khổ sở với dịch bệnh Covid-19, thì các quan chức Chính phủ Indonesia lại để xảy ra một vụ bê bối khủng khiếp như vậy.

Số ca nhiễm Covid-19 và số ca tử vong tiếp tục tăng cao khiến hoạt động chống dịch của Chính phủ Indonesia càng trở nên khó khăn hơn. Chính phủ nên bảo vệ quyền được chăm sóc sức khỏe của người dân (cũng là một loại nhân quyền), ví dụ, đảm bảo rằng nhân viên y tế trên tiền tuyến của cuộc chiến chống lại dịch bệnh có đầy đủ thiết bị bảo hộ. Nhưng trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, Chính phủ Indonesia dường như chẳng giúp được gì, số ca nhiễm và tử vong đã không ngừng tăng mạnh kể từ giữa tháng 6 năm 2021.

Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đối với người dân Indonesia

Chính phủ Indonesia đã ra thông báo áp dụng “Chính sách giãn cách xã hội quy mô lớn” (PSBB) từ tháng 4 năm 2020, hy vọng sẽ phá vỡ chuỗi lây truyền bệnh Covid-19. Nhưng biện pháp này đã thất bại hoàn toàn, không đáp ứng được các mục tiêu chống dịch của WHO nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh và giảm số người tử vong. Do Chính phủ lưỡng lự giữa sức khỏe của người dân và phát triển kinh tế, vào tháng 7 năm 2021, dịch bệnh Covid-19 đã lan tràn một cách khủng khiếp ở Indonesia.

Từ ngày 3 đến ngày 20 tháng 7 năm 2021, Chính phủ Indonesia đã khởi động Biện pháp Phòng ngừa Khẩn cấp (PPKM) [K2] đối với khu vực đảo Java và Bali, hy vọng ngăn chặn đại dịch Covid-19 và giảm số người tử vong. Đối với các quận và thành phố ở cấp hành chính thấp hơn Java và Bali, thì triển khai “Các biện pháp khẩn cấp hạn chế tổ chức hoạt động xã hội quy mô nhỏ” (PPKM Mikro Darurat) . Tuy nhiên, các biện pháp này không kiểm soát được dịch bệnh, số ca nhiễm bệnh và tử vong do mắc bệnh Covid-19 tiếp tục tăng lên.

Vai trò của các tổ chức xã hội trong Đại dịch Covid-19 ở Indonesia

Các tổ chức xã hội ở Indonesia hoạt động tích cực sau khi Indonesia cải cách và mở cửa (thời kỳ hậu chuyên chế), nhiều tổ chức trong số này đang tích cực quan tâm đến các vấn đề như nhân quyền, biến đổi khí hậu, y tế, cải cách tư pháp, chủ quyền lương thực, quyền đất đai và cải cách ruộng đất, nông dân và lao động. Các tổ chức xã hội

ở Indonesia đã thu hút nhiều nhóm và cá nhân tham gia vào các hành động và sáng kiến của họ, chẳng hạn như bác sĩ, luật sư, chuyên gia nông nghiệp, v.v, giúp các tổ chức xã hội tiếp tục phát triển và trở nên đáng tin cậy hơn trong các lĩnh vực của họ. Các tổ chức xã hội của Indonesia về cơ bản đã thúc đẩy quá trình phát triển của thời kỳ hậu chuyên chế của Indonesia (sau năm 1998) theo hướng dân chủ và cởi mở hơn.

Các tổ chức xã hội Indonesia cũng đang tập trung vào các hoạt động chống dịch của Chính phủ, chẳng hạn như Liên minh Công dân LaporCovid-19. Vào đầu tháng 3 năm 2020, bệnh Covid-19 bắt đầu hoành hành, và các cơ quan chính thức cũng đã lưu ý đến sự bùng phát dịch. Cùng thời điểm này, một nhóm người quan tâm đến các vấn đề nhân quyền và sức khỏe cộng đồng của dịch bệnh Covid-19 đã thành lập Liên minh Công dân LaporCovid-19.

Liên minh Công dân LaporCovid-19 đã xây dựng một nền tảng thông báo tình hình dịch bệnh, là nơi người dân chia sẻ những thông tin về bệnh dịch mà họ đã phát hiện ra nhưng Chính phủ còn chưa biết tới.  

Sử dụng sức mạnh của công chúng để ghi lại số lượng các ca nhiễm được xác nhận và thông báo các sự kiện liên quan đến dịch bệnh ở các khu vực lân cận, làm cho nền tảng này trở thành cầu nối và để lại dữ liệu cho dịch bệnh ở Indonesia. Với nền tảng LaporCovid-19, Chính phủ và người dân có thể nắm bắt được thông tin về sự phân bố  và mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh trong nước, Chính phủ cũng có thể sử dụng dữ liệu được thu thập bởi nền tảng LaporCovid-19 để tìm kiếm các chính sách phòng chống dịch và kế hoạch ứng phó.

LaporCovid-19 được thành lập từ các tổ chức xã hội bao gồm: Quỹ Trợ giúp Pháp lý Indonesia (YLBHI) , Tạp chí Thời báo Indonesia (Tempo ), Dàn nhạc Hiệu ứng Nhà kính (Efek Rumah Kaca) , Tổ chức Minh bạch Quốc tế Indonesia, Quỹ Luật và Nhân quyền (Lokataru), Hakasasi.id, Liên minh U-Inspire Indonesia, Trường Luật STH Jentera , Truyền thông NarasiTV, Trung tâm Nghiên cứu Đô thị Rujak, Tổ chức Giám sát Tham nhũng Indonesia (ICW). Quỹ Trợ giúp Pháp lý Indonesia (YLBHI) là một tổ chức nhân quyền đã giám sát việc thực hiện các nghĩa vụ nhân quyền của Chính phủ Indonesia kể từ khi thành lập vào những năm 1970. Tạp chí Time Indonesia thuộc tập đoàn Tempo, tập trung vào các vấn đề như nhân quyền, môi trường và tham nhũng.

Liên minh Xã hội được thành lập từ các tổ chức bao gồm LaporCovid-19, Cơ quan Giám sát Tham nhũng Indonesia, Quỹ Trợ giúp Pháp lý Indonesia, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội - Giáo dục và Thông tin (LP3ES) , Quỹ Luật và Nhân quyền, đã cho thấy chính sách chống dịch của Chính phủ Indonesia hỗn loạn như thế nào. Liên minh cho rằng kể từ khi dịch bùng phát vào đầu tháng 3 năm 2020, Chính phủ Indonesia đã hoạt động kém hiệu quả và không thể ngăn chặn được dịch bệnh.

LaporCovid-19 đã chỉ trích các hoạt động chống dịch của Chính phủ là đầy sai lầm và không có hiệu quả trong việc hạn chế sự gia tăng số người tử vong. Dữ liệu của LaporCovid-19 cho thấy rằng nếu Chính phủ hành động cương quyết vào thời điểm đó, với các chính sách phòng ngừa và kiểm soát mạnh mẽ được áp dụng ngay từ khi bắt đầu bùng phát, tỷ lệ tử vong có thể được giảm thiểu ngay từ đầu. (Xem chuyên đề Kasus Meninggal Melonjak & RS Kolaps, Negara Gagal Tangani COVID? , Tirto.id, ngày 6 tháng 7 năm 2021, https://tirto.id/ght5). Nhưng ngay cả khi Chính phủ Indonesia chi 695,2 nghìn tỷ Rupiah (khoảng 1,4 nghìn tỷ Đài tệ) để chống lại dịch bệnh vào năm 2020, thì cuối cùng vẫn không có hiệu quả. (Xem báo La bàn Indonesia, ngày 20 tháng 12 năm 2020, “Kebijakan Pemerintah Menangani Covid-19 Sepanjang Học kỳ II năm 2020”).

Chú thích ảnh: Số người chết hàng ngày do COVID-19 ở Indonesia từ 27 tháng 7 đến 4 tháng 8, 2021.

Chú thích ảnh: Số người chết hàng ngày do COVID-19 ở Indonesia từ 27 tháng 7 đến 4 tháng 8, 2021.

Tiêm phòng và tỷ lệ tử vong của COVID-19

Trong chương trình tiêm chủng phải trả phí ban đầu, Tổng thống Jokowi cũng đã lên kế hoạch để Kimia Frama, một công ty dược phẩm của nhà nước[K1] , phân phối vắc xin, sau đó, chương trình tiêm chủng trả phí đã bị hủy bỏ, và mới có thông báo rằng vắc xin này sẽ được cung cấp miễn phí. (Xem Thời báo Indonesia, ngày 16 tháng 7 năm 2021, “Batalkan Vaksinasi Berbayar, Jokowi Pastikan Seluruh Vaksin Covid-19 Gratis”)

Tuy nhiên, tới ngày 1 tháng 5 năm 2022, tình hình được cải thiện đôi chút. Hơn 199 triệu người đã được tiêm mũi đầu tiên ở Indonesia, đạt khoảng 96% so với con số mục tiêu là 208 triệu người. Khoảng 165 triệu người đã được tiêm 2 mũi, đạt khoảng 34% so với mục tiêu đề ra. Số người chết ở Indonesia do Covid-19 lên tới 156.273 người.(Xem chi tiết tại https://covid.go.id, ngày 1 tháng 5 năm 2022)

Ngoài ra, Indonesia cũng liên tục gặp sóng gió trong mảng xét nghiệm bệnh. Các xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (gọi tắt là xét nghiệm PCR) và xét nghiệm kháng nguyên rất tốn kém và đã trở thành gánh nặng trên vai người nghèo ở Indonesia. Lấy tháng 11 năm 2020 làm ví dụ, người dân Indonesia đã “cháy túi” và phải dành dụm số tiền lên đến 1,5 triệu rupiah (khoảng 3.037 Đài tệ) để có đủ tiền xét nghiệm PCR.

Ở nhiều nước, xét nghiệm COVID-19 được miễn phí hoặc được trợ cấp, nhưng Chính phủ Indonesia, các công ty dược phẩm và phòng khám muốn kiếm lợi nhuận bằng cách thu phí xét nghiệm cao của người dân. Tuy nhiên, vào ngày 27 tháng 10 năm 2021, Chính phủ Indonesia đã quyết định giảm giá xét nghiệm, chi phí xét nghiệm PCR ở Java và Bali là 275.000 rupiah (khoảng 557 Đài tệ), và chi phí xét nghiệm ở các khu vực khác là 300.000 rupiah (khoảng 607 Đài tệ)[3].

Lời kết

Dịch COVID-19 ban đầu là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, nhưng sau đó nó đã biến thành một cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội. Ở những quốc gia như Malaysia hay Brazil, người dân thậm chí sẽ yêu cầu những người nắm quyền từ chức vì họ không hài lòng với các biện pháp chống dịch của Chính phủ.

Đối với những quốc gia có hệ thống y tế kém và sức mạnh kinh tế kém, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến cả nền kinh tế và sức khỏe của toàn thể người dân, mà Indonesia là một ví dụ. Chiến lược chống dịch của Chính phủ Indonesia cũng đã vi phạm nhân quyền, chẳng hạn như buộc người dân tuân thủ các quy định về phòng chống dịch và thậm chí ép buộc người dân phải tiêm phòng.

Ngay sau khi nền kinh tế Indonesia gặp phải đợt dịch COVID-19, nó lập tức rơi vào tình trạng lao dốc. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia giảm mạnh từ 5,02% vào năm 2019 xuống còn -2,07% vào năm 2020 (Nguồn: Cục Thống kê Trung ương Indonesia, 2021). Từ đó có thể hình dung về tương lai của Indonesia: nghèo đói sẽ gia tăng, cơ hội việc làm biến mất, tình trạng sa thải nhân viên xuất hiện ở khắp mọi nơi, và tiến trình hướng tới các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc sẽ bị đình trệ. Người ta ước tính rằng sau đại dịch COVID-19, số người dân Indonesia rơi vào vực thẳm của đói nghèo sẽ lên tới 4,86 ​​triệu người, chiếm 10,98% tổng dân số (Nguồn: Bộ Tài chính Indonesia, 2020: 33).

Chính phủ Indonesia sẽ phòng chống dịch như thế nào vào năm 2021, ở thời điểm này chính sách vẫn chưa rõ ràng, và cuộc sống của người dân lại càng khó khăn hơn. Nhưng một điều chắc chắn là nợ nước ngoài của Indonesia đang gia tăng để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là để phục hồi nền kinh tế và tiêm chủng.

Tháng 7 năm 2021 là khoảng thời gian mà người dân Indonesia sẽ không bao giờ quên bởi đây là thời kỳ tang thương đỉnh điểm của đại dịch Covid-19. Hệ thống y tế sụp đổ, thiếu bình ôxy, tỷ lệ tử vong tăng vọt, các công ty dược phẩm tăng giá nhằm trục lợi trong đại dịch, do đó, thuốc và bình oxy trở nên đắt đỏ và khan hiếm.

Chính phủ Indonesia thì bận rộn với việc lên án người dân không tuân thủ các quy định phòng chống dịch bệnh, ép người dân ở yên trong nhà bằng cách thay đổi liên tục các pháp lệnh hàng tuần. Ngoài việc phát 10kg gạo cho người nghèo thì không còn có sự hỗ trợ nào. Các đồ vật và thực phẩm cứu trợ cơ bản để trao cho người nghèo trong mùa dịch đều bị Bộ trưởng Bộ Xã hội Yuliari tham ô biển thủ hết, và Yuliari hiện đang thụ án 12 năm tù.[4]

Số ca tử vong do Covid-19 vào tháng 7 năm 2021 tăng 348% so với tháng 6 năm 2021, thêm khoảng 27.409 ca (Xem báo La bàn Indonesia, ngày 5 tháng 8 năm 2021, “Số ca tử vong do virus Coronavirus tăng 348% trong tháng Bảy, dự kiến ​​sẽ giảm vào tháng Tám” – “Up 348 percent in July, Covid-19 Patient Deaths Expected to Decrease in August.”). Tính đến ngày 1 tháng 5 năm 2022, số người chết do Covid-19 ở Indonesia đã lên tới 156.273 (Nguồn: Lực lượng đặc nhiệm chống dịch Indonesia), hầu hết đều là các ca bệnh xảy ra vào năm 2021.

 Các chính sách chống dịch của Chính phủ Indonesia cũng đã nhận được nhiều chỉ trích từ các nhà hoạt động nhân quyền. Báo cáo Nhân quyền Indonesia năm 2021 do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đăng tải (Indonesia 2021 Human Rights Repor)đã chỉ ra rằng, Chương trình PeduliLindungi do Chính phủ Indonesia phát động nhằm ngăn chặn dịch bệnh đã vi phạm quyền con người. Bài báo cho rằng PeduliLindungi, một ứng dụng di động được sử dụng để theo dõi chống dịch, ngăn chặn quyền riêng tư và hành động của mọi người, đánh cắp dữ liệu cá nhân của người dân mà không được sự đồng ý. (Xem báo La bàn, ngày 19 tháng 4 năm 2022, “Thế giới cần có một trật tự mới.”)

Báo cáo Nhân quyền này được lấy từ các tổ chức phi Chính phủ Indonesia, đồng thời  bao gồm các dữ liệu khác liên quan đến nhân quyền trong đại dịch Covid-19 ở Indonesia. Vì vậy, dù có bị Chính phủ Indonesia bác bỏ mạnh mẽ, Báo cáo Nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng không thể bị bỏ qua.

Đọc bài Báo cáo Nhân quyền này, bạn sẽ thấy rằng Indonesia rất khó thực hiện và tôn trọng nhân quyền dưới thời kỳ đại dịch, cụ thể là quyền tự do quan điểm, tự do tụ hội, tự do đi lại, tự do cá nhân. Cuộc sống của người dân đã bị quân sự hóa trong đại dịch, và quyền tự do ngôn luận cũng bị đàn áp. Những biện pháp đàn áp quyền tự do của người dân đều nhằm mục đích giảm thiểu số người chết vì dịch bệnh Covid-19. Nhưng trên thực tế, tính đến ngày 1 tháng 5 năm 2022, số người chết vì dịch bệnh Covid-19 ở Indonesia vẫn cao tới 156.273 người. Do đó, với tư cách là một quốc gia dân chủ, cần coi việc bảo vệ nhân quyền là ưu tiên hàng đầu, Chính phủ Indonesia không thể viện cớ ngăn chặn dịch bệnh để xâm phạm nhân quyền thông qua các biện pháp cưỡng chế và đàn áp.

Tài liệu tham khảo

BBC News Indonesia, ngày 16 tháng 3 năm 2020, “Corona virus: Jokowi umumkan langkah pengendalian Covid-19, tapi tanpa komando nasional.”

BBC News Indonesia, ngày 23 tháng 8 năm 2021, "Juliari Batubara divonis 12 tahun penjara."

Cục Thống kê Trung ương, Cộng hoà Indonesia, năm 2021.

Lực lượng Đặc nhiệm Chống dịch Indonesia, xem https://covid.go.id, ngày 1 tháng 5 năm 2022.

CNN Indonesia, ngày 16 tháng 3 năm 2020, "Media Asing Soroti Jokowi Minum Jamu Untuk Tangkal Corona."

Bộ Tài chính Indonesia, Kerangka Ekonomi Makro dan Pokok-pokok Kebijakan Fiskal Tahun 2021: Percepatan Pemulihan Ekonomi dan Penguatan Reformasi., Jakarta: Kementerian Keuangan, 2020.

Báo La bàn Indonesia, ngày 16 tháng 4 năm 2020, "Upaya-upaya TNI dalam Penanganan Pandemi COVID-19."

Báo La bàn Indonesia, ngày 20 tháng 12 năm 2020, “Kebijakan Pemerintah Menangani Covid-19 Sepanjang Học kỳ II 2020.”

Báo La bàn Indonesia, ngày 5 tháng 8 năm 2021, "Tăng 348% trong tháng 7, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân Covid-19 dự kiến ​​sẽ giảm trong tháng 8."

Báo La bàn Indonesia, ngày 19 tháng 4 năm 2022, " Thế giới cần có một trật tự mới." https://laporcovid19.org/tentang-kami

Liputan6.com, ngày 19 tháng 5 năm 2022, “Perbandingan Harga Tes PCR, Antigen hingga Masker Dulu dan Sekarang, Bak Bumi dan Langit.”

Sindonews.com, ngày 5 tháng 8 năm 2021, “21 Juta Penduduk Indonesia Sudah Divaksin Covid-19 Secara Lengkap.”

Nhật báo Thời báo Indonesia, ngày 16 tháng 7 năm 2021, “Batalkan Vaksinasi Berbayar, Jokowi Pastikan Seluruh Vaksin Covid-19 Gratis.”

Nhật báo Thời báo Indonesia, ngày 28 tháng 7 năm 2021, “Tin tức nóng hổi: Korupsi Bansos Covid, Juliari Batubara Dituntut 11 Tahun Penjara.”

Tirto, ngày 6 tháng 7 năm 2021, "Kasus Meninggal Melonjak & RS Kolaps, Negara Gagal Tangani COVID?" Https://tirto.id/ght5

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Báo cáo Nhân quyền của Indonesia năm 2021.

 [1]Xem báo La bàn, "Upaya-upaya TNI dalam Penanganan Pandemi COVID-19", ngày 16 tháng 4 năm 2020

[2]Xem báo La bàn, "Tin nóng: Korupsi Bansos Covid, Juliari Batubara Dituntut 11 Tahun Penjara," ngày 28 tháng 7 năm 2021

[3]Xem Liputan6.com, “Perbandingan Harga Tes PCR, Antigen hingga Masker Dulu dan Sekarang, Bak Bumi dan Langit,” ngày 19 tháng 5 năm 2022

[4]Xem BBC News Indonesia, “Juliari Batubara divonis 12 tahun penjara,” ngày 23 tháng 8 năm 2021

Illustrators: Zheng Ting-Zhi

Illustrators: Zheng Ting-Zhi