:::

“Phi du ký” tô điểm câu chuyện đời thường của người lao động bằng những ca khúc và nghệ thuật đương đại

Giới thiệu đơn vị tổ chức: Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Đài Bắc

Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Đài Bắc được thành lập vào năm 2001. Đây là bảo tàng nghệ thuật đầu tiên ở Đài Loan nhằm quảng bá nghệ thuật đương đại, khám phá chiều sâu văn hoá và xã hội của nghệ thuật thị giác đương đại thông qua các hoạt động và triển lãm đa dạng.

Giới thiệu về tác giả:

Chiêm Thoại Tự: Tiến sĩ, Viện Quản lý Nghệ thuật và Chính sách Văn hóa, Trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Đài Loan. Ông từng đảm nhận chức vụ Tổng thư ký Hiệp hội Nghệ thuật Thị giác Đài Loan, Giám đốc điều hành Trung tâm Nghệ thuật Kỹ thuật số Đài Bắc, và hiện là Phó trưởng nhóm nghiên cứu tại Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Đài Bắc.

Lạc Lệ Chân: Chuyên về nghệ thuật đương đại, nghiên cứu và sáng tạo nghệ thuật phương tiện truyền thông mới, sáng tạo nghệ thuật và bình luận, giáo dục nghệ thuật, tiếp thị kỹ thuật số và nghiên cứu xu hướng. Hiện đang được Khoa Quan hệ Công chúng và Quảng cáo, Trường Đại học Thế Tân, mời về làm Giám đốc chuyên trách của Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Đài Bắc.


Ngày nay, cuộc thảo luận về nghệ thuật đương đại không thể tồn tại một cách độc lập với xã hội, thông qua cảm nhận những suy nghĩ được truyền tải bởi sự sáng tạo nghệ thuật và những thông tin được truyền tải qua việc đọc, cộng đồng được tự do đối thoại và trao đổi nhiều hơn. Bảo tàng nghệ thuật như là một động lực để mọi người tham gia vào hoạt động xã hội. Mong rằng khi tham quan triển lãm, khán giả sẽ có thêm cảm xúc và suy ngẫm, mang những tư duy đó trở lại cuộc sống hàng ngày, tạo thành những hành động và thay đổi trong tương lai, đó là một nguồn năng lượng tiềm ẩn không thể xem nhẹ của nghệ thuật đương đại.

Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Đài Bắc tích cực trong việc tạo ra không gian thảo luận về các vấn đề xã hội đương đại

Chính vì niềm tin này, Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Đài Bắc (sau đây gọi là Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại) đã quan tâm đến nhiều vấn đề nhân quyền một cách có ý thức khi lập kế hoạch triển lãm trong những năm gần đây. Cụ thể vào năm 2017, Bộ Tư pháp đã giải thích Hiến pháp và tuyên bố rằng việc Luật Dân sự hiện hành không bảo đảm quyền tự do và quyền bình đẳng trong hôn nhân đồng giới là vi phạm Hiến pháp, yêu cầu cơ quan lập pháp hoàn thành việc sửa đổi các luật có liên quan hoặc ban hành luật đặc biệt trong vòng hai năm, để bảo vệ quyền hôn nhân  đồng giới, đưa Đài Loan trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Cùng lúc đó, Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại đã ra mắt dự án “Ánh sáng. quang hợp - Triển lãm về các đề tài đồng giới trong nghệ thuật đương đại châu Á” do nhà giám  tuyển triển lãm Hồ Triều Thánh phụ trách. Đây là triển lãm liên quan đến chủ đề LGBT quy mô lớn đầu tiên trong một bảo tàng nghệ thuật chính thức ở Đài Loan, và tầm quan trọng của nó là hiển nhiên. Tại quảng trường trước bảo tàng đương đại, là tác phẩm “Cầu vồng trong bóng đêm” được sáng tác bởi nghệ sĩ Trang Chí Duy, thông qua khắc hoạ chân dung, tác giả đã phơi bày những bí mật thầm kín cá nhân, tiếng khóc thầm lặng và những bất công ẩn giấu trong góc khuất, cùng với nhiều lời chúc phúc và ca ngợi tồn tại song song, đồng thời bày tỏ tấm lòng của mình với công chúng, chiếc kệ khổng lồ như chứa đựng tiếng nói ồn ào của dư luận mà vẫn tỏa sáng rực rỡ như ánh cầu vồng. Triển lãm này tiếp tục lưu diễn đến Bangkok, Thái Lan và Hồng Kông, tiếp tục phát huy sức mạnh của nghệ thuật đương đại trong việc góp tiếng nói thảo luận về các vấn đề xã hội.

Ảnh tư liệu về tác phẩm “Cầu vồng trong bóng đêm”. Hình ảnh được cung cấp bởi: Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại, Đài Bắc.

Ảnh tư liệu về tác phẩm “Cầu vồng trong bóng đêm”. Hình ảnh được cung cấp bởi: Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại, Đài Bắc.

Trong những năm gần đây, Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại tiếp tục tập trung vào các vấn đề xã hội cốt lõi như dân tộc thiểu số, người lao động nhập cư và tân di dân. Các hoạt động cụ thể gồm có: lên kế hoạch cho các cuộc triển lãm chuyên đề; hoạt động quảng bá giáo dục “Đạn lỗ tìm mẹ”; chương trình hướng dẫn viên du lịch đa ngôn ngữ được thực hiện với sự hợp tác của Đài Phát thanh Trung ương Đài Loan (sau đây gọi là Đài Phát thanh); sử dụng Podcast để mở các cuộc trò chuyện về di cư, biên giới, lao động và các chủ đề có liên quan khác; kế hoạch triển lãm quốc tế “BLEED Trực tuyến kỹ thuật số” có sự hợp tác với Úc vào cuối tháng 8 năm nay, mang vào cuộc thảo luận này các vấn đề nhân quyền rất quan trọng không thể không bàn tới của Đài Loan.

Trong những năm gần đây, Bảo tàng Đương đại đã tích cực thúc đẩy dịch vụ tham quan có hướng dẫn viên đa ngôn ngữ. Hình ảnh được cung cấp bởi: Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại, Đài Bắc.

Trong những năm gần đây, Bảo tàng Đương đại đã tích cực thúc đẩy dịch vụ tham quan có hướng dẫn viên đa ngôn ngữ. Hình ảnh được cung cấp bởi: Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại, Đài Bắc.

“Phi du ký” phản ánh con đường phát triển của lao động di trú ở Đài Loan và Thái Lan

Nội dung của triển lãm này dựa trên nghiên cứu thực tế và phỏng vấn thu thập thông tin do nhóm đa quốc gia thực hiện trong vòng hơn hai năm. Dự án bắt nguồn từ triển lãm “Joyful Kaen, Joyful Dance” tại Trung tâm Nghệ thuật Jim Thompson ở Bangkok, Thái Lan vào năm 2015, một nhóm người chuyên trách và trong nhiều năm  đã không ngừng quan tâm đến quyền và lợi ích của các nhóm dân tộc thiểu số và đa dân tộc đã cùng nhau làm việc. Trong số đó có: Giám đốc Nghệ thuật của Trung tâm Nghệ thuật Kim Thompson - Gridthiya Gaweewong, Nhà phê bình Nghệ thuật Cao cấp Tanon - Thanom Chapakdee và Nhà nghiên cứu Âm nhạc Moran Atti - Arthit Mulsarn, cùng các chuyên gia phía Đài Loan gồm Chung Thích Phương, Trương Chính, Liêu Vân Chương. Nội dung nghiên cứu của Chung Thích Phương luôn quan tâm đến việc sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật của các nhóm đa sắc tộc. Thương hiệu âm nhạc do cô ấy xây dựng “Hình ảnh cây âm nhạc cao lớn” đã xúc tiến tổ chức “Lễ hội ca khúc lang thang” trong hơn 20 năm, một lễ hội âm nhạc độc lập nổi tiếng với tiêu điểm là các đề tài nhạc dân ca, nhạc bluegrass và đương đại, bằng cách lắng nghe loại hình âm nhạc dân ca, cảm nhận sự độc đáo và vẻ đẹp của đa văn hóa. Trương Chính và Liêu Vân Chương từ lâu đã quan tâm đến tình trạng của những người lao động nhập cư Đông Nam Á tại Đài Loan, trong quá khứ, hai người  đã phát hành “Báo bốn phương” bằng sáu thứ tiếng bao gồm tiếng Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Campuchia và Myanmar, sáng lập “Tháng năm rực rỡ - Hiệu sách chuyên đề Đông Nam Á”, triển khai “Dự án Cầu nối về quê ngoại” và tổ chức “Giải thưởng Văn học Lao động nhập cư” cùng các dự án khác, mời cộng đồng tham gia vào hoạt động xã hội từ góc độ văn hóa, đưa các vấn đề về quyền con người vào cuộc sống hàng ngày một cách cụ thể và tinh tế.

Triển lãm “Phi du ký” thể hiện nền văn hóa đặc trưng cũng như những biểu hiện văn hóa của vùng Isan ở Thái Lan, từ các bài ca dao dân ca “Molam” truyền thống và quan trọng ở Yishan đã cho thấy sự tồn tại và phát triển của dòng văn hóa chủ lưu không đi theo phong cách chính thống. Dân ca Molan được coi là linh hồn của người dân Yishan, sự phá cách trong âm nhạc cũng phản ánh đời sống nơi đây biến đổi theo tình hình thay đổi bộ máy chính quyền trước và sau Chiến tranh lạnh. Thật tình cờ, tại Đài Loan cũng có dòng ca khúc Lin Ban bắt nguồn từ các bài hát lao động của người dân tộc thiểu số trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Đài Loan. Trong quá trình lao động tập thể của bộ lạc, để đáp ứng các điều kiện sống, họ đã phải bỏ xứ rồi di cư từ miền núi đến thành phố, thông qua câu ca tiếng hát để bày tỏ nỗi nhớ nhà, niềm khao khát nhớ nhung của các đôi uyên ương và cả những gian nan vất vả thực tế , đồng thời cũng ghi lại máu và nước mắt đằng sau phong trào đòi quyền lợi và cuộc đấu tranh giành đất đai. Giám tuyển triển lãm Chung Thích Phương, bằng bề dày chuyên môn và quan sát sâu sắc của mình về âm nhạc dân gian, trong cuộc triển lãm “Phi du ký” đã chỉ ra sự giao thoa văn hóa giữa dân ca Molan và nhạc Lin Ban, là sự phản chiếu lẫn nhau về sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của xã hội Đài Loan và Thái Lan.

Mặt khác, khu vực triển lãm “Chúng tôi không đến đây để chơi” do Trương Chính và Liêu Vân Chương phụ trách, bắt đầu từ câu chuyện đời thường của những lao động nhập cư Đông Nam Á đã ở Đài Loan suốt 30 năm qua, triển lãm Báo Bốn Phương và chương trình "Ca hát bốn phương", cả những lời buộc tội có thật cùng những đoạn băng ghi lại số phận của những người lao động nhập cư bỏ trốn. Phòng triển lãm tái hiện không gian “Thư viện ngồi đất” của ga chính Đài Bắc, tập hợp những tác phẩm đoạt giải “Văn học Di Dân mới”, và đã mở lại dịch vụ cho mượn sách trong Thư viện ngồi đất vào cuối tuần, vốn đã bị tạm ngừng do dịch bệnh. Do Bảo tàng Đương đại nằm gần Ga Chính Đài Bắc, kể từ khi người phụ trách Lạc Lệ Chân nhậm chức, cô ấy đã thường xuyên suy nghĩ, làm thế nào để thúc đẩy tư duy bình đẳng văn hóa của các viện bảo tàng, và mời những người lao động nhập cư đến Ga Chính Đài Bắc trong những ngày nghỉ lễ, để họ có cơ hội vào Gian hàng Nghệ thuật Đương đại thưởng thức triển lãm. Từ năm 2021, Bảo tàng bắt đầu hợp tác với Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương, trong mỗi cuộc triển lãm, các phát thanh viên được mời đến để hướng dẫn cho các khán giả đa sắc tộc, cho đến nay, các tour triển lãm đã có hướng dẫn viên đa ngôn ngữ như tiếng Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc, từng bước mở rộng sự tương tác giữa các nhóm đối tượng và không gian đương đại. Lần này tại nơi triển lãm, những người lao động nhập cư được mời viết vào thẻ hoạt động bằng tiếng mẹ đẻ của họ tại quầy lễ tân và họ có thể tham quan triển lãm này miễn phí. Thông qua các chiến lược khác nhau, chẳng hạn như kết nối sức mạnh truyền thông, dịch vụ đa ngôn ngữ, hợp tác giữa các ngành, tổ chức các chuyến thăm miễn phí, Bảo tàng Đương đại cố gắng thực hiện và thiết thực hóa sự bình đẳng văn hóa.

Phi du ký

Phi du ký

“Phi du ký” phản ánh con đường phát triển của lao động di trú ở Đài Loan và Thái Lan

Nội dung của triển lãm này dựa trên nghiên cứu thực tế và phỏng vấn thu thập thông tin do nhóm đa quốc gia thực hiện trong vòng hơn hai năm. Dự án bắt nguồn từ triển lãm “Joyful Kaen, Joyful Dance” tại Trung tâm Nghệ thuật Jim Thompson ở Bangkok, Thái Lan vào năm 2015, một nhóm người chuyên trách và trong nhiều năm  đã không ngừng quan tâm đến quyền và lợi ích của các nhóm dân tộc thiểu số và đa dân tộc đã cùng nhau làm việc. Trong số đó có: Giám đốc Nghệ thuật của Trung tâm Nghệ thuật Kim Thompson - Gridthiya Gaweewong, Nhà phê bình Nghệ thuật Cao cấp Tanon - Thanom Chapakdee và Nhà nghiên cứu Âm nhạc Moran Atti - Arthit Mulsarn, cùng các chuyên gia phía Đài Loan gồm Chung Thích Phương, Trương Chính, Liêu Vân Chương. Nội dung nghiên cứu của Chung Thích Phương luôn quan tâm đến việc sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật của các nhóm đa sắc tộc. Thương hiệu âm nhạc do cô ấy xây dựng “Hình ảnh cây âm nhạc cao lớn” đã xúc tiến tổ chức “Lễ hội ca khúc lang thang” trong hơn 20 năm, một lễ hội âm nhạc độc lập nổi tiếng với tiêu điểm là các đề tài nhạc dân ca, nhạc bluegrass và đương đại, bằng cách lắng nghe loại hình âm nhạc dân ca, cảm nhận sự độc đáo và vẻ đẹp của đa văn hóa. Trương Chính và Liêu Vân Chương từ lâu đã quan tâm đến tình trạng của những người lao động nhập cư Đông Nam Á tại Đài Loan, trong quá khứ, hai người  đã phát hành “Báo bốn phương” bằng sáu thứ tiếng bao gồm tiếng Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Campuchia và Myanmar, sáng lập “Tháng năm rực rỡ - Hiệu sách chuyên đề Đông Nam Á”, triển khai “Dự án Cầu nối về quê ngoại” và tổ chức “Giải thưởng Văn học Lao động nhập cư” cùng các dự án khác, mời cộng đồng tham gia vào hoạt động xã hội từ góc độ văn hóa, đưa các vấn đề về quyền con người vào cuộc sống hàng ngày một cách cụ thể và tinh tế.

 

Triển lãm “Phi du ký” thể hiện nền văn hóa đặc trưng cũng như những biểu hiện văn hóa của vùng Isan ở Thái Lan, từ các bài ca dao dân ca “Molam” truyền thống và quan trọng ở Yishan đã cho thấy sự tồn tại và phát triển của dòng văn hóa chủ lưu không đi theo phong cách chính thống. Dân ca Molan được coi là linh hồn của người dân Yishan, sự phá cách trong âm nhạc cũng phản ánh đời sống nơi đây biến đổi theo tình hình thay đổi bộ máy chính quyền trước và sau Chiến tranh lạnh. Thật tình cờ, tại Đài Loan cũng có dòng ca khúc Lin Ban bắt nguồn từ các bài hát lao động của người dân tộc thiểu số trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Đài Loan. Trong quá trình lao động tập thể của bộ lạc, để đáp ứng các điều kiện sống, họ đã phải bỏ xứ rồi di cư từ miền núi đến thành phố, thông qua câu ca tiếng hát để bày tỏ nỗi nhớ nhà, niềm khao khát nhớ nhung của các đôi uyên ương và cả những gian nan vất vả thực tế , đồng thời cũng ghi lại máu và nước mắt đằng sau phong trào đòi quyền lợi và cuộc đấu tranh giành đất đai. Giám tuyển triển lãm Chung Thích Phương, bằng bề dày chuyên môn và quan sát sâu sắc của mình về âm nhạc dân gian, trong cuộc triển lãm “Phi du ký” đã chỉ ra sự giao thoa văn hóa giữa dân ca Molan và nhạc Lin Ban, là sự phản chiếu lẫn nhau về sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của xã hội Đài Loan và Thái Lan.

Mặt khác, khu vực triển lãm “Chúng tôi không đến đây để chơi” do Trương Chính và Liêu Vân Chương phụ trách, bắt đầu từ câu chuyện đời thường của những lao động nhập cư Đông Nam Á đã ở Đài Loan suốt 30 năm qua, triển lãm Báo Bốn Phương và chương trình "Ca hát bốn phương", cả những lời buộc tội có thật cùng những đoạn băng ghi lại số phận của những người lao động nhập cư bỏ trốn. Phòng triển lãm tái hiện không gian “Thư viện ngồi đất” của ga chính Đài Bắc, tập hợp những tác phẩm đoạt giải “Văn học Di Dân mới”, và đã mở lại dịch vụ cho mượn sách trong Thư viện ngồi đất vào cuối tuần, vốn đã bị tạm ngừng do dịch bệnh. Do Bảo tàng Đương đại nằm gần Ga Chính Đài Bắc, kể từ khi người phụ trách Lạc Lệ Chân nhậm chức, cô ấy đã thường xuyên suy nghĩ, làm thế nào để thúc đẩy tư duy bình đẳng văn hóa của các viện bảo tàng, và mời những người lao động nhập cư đến Ga Chính Đài Bắc trong những ngày nghỉ lễ, để họ có cơ hội vào Gian hàng Nghệ thuật Đương đại thưởng thức triển lãm. Từ năm 2021, Bảo tàng bắt đầu hợp tác với Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương, trong mỗi cuộc triển lãm, các phát thanh viên được mời đến để hướng dẫn cho các khán giả đa sắc tộc, cho đến nay, các tour triển lãm đã có hướng dẫn viên đa ngôn ngữ như tiếng Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc, từng bước mở rộng sự tương tác giữa các nhóm đối tượng và không gian đương đại. Lần này tại nơi triển lãm, những người lao động nhập cư được mời viết vào thẻ hoạt động bằng tiếng mẹ đẻ của họ tại quầy lễ tân và họ có thể tham quan triển lãm này miễn phí. Thông qua các chiến lược khác nhau, chẳng hạn như kết nối sức mạnh truyền thông, dịch vụ đa ngôn ngữ, hợp tác giữa các ngành, tổ chức các chuyến thăm miễn phí, Bảo tàng Đương đại cố gắng thực hiện và thiết thực hóa sự bình đẳng văn hóa.

“Phi du ký” trong thời gian triển lãm, tổ chức một chuyến tham quan có hướng dẫn viên đặc biệt bằng tiếng Indonesia. Hình ảnh được cung cấp bởi: Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại, Đài Bắc.

“Phi du ký” trong thời gian triển lãm, tổ chức một chuyến tham quan có hướng dẫn viên đặc biệt bằng tiếng Indonesia. Hình ảnh được cung cấp bởi: Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại, Đài Bắc.

Ngoài ra, Chung Thích Phương và ba chuyên gia người Thái Lan đã cùng nhau phụ trách khu triển lãm “Chờ em thêm ba năm”. Ba năm là thời hạn hợp đồng cho người lao động nhập cư khi đến Đài Loan làm việc, là mong muốn cải thiện số phận và môi trường sống của những người lao động nhập cư. Mười một nhóm nghệ sĩ / đội nhóm đến từ Đài Loan và Thái Lan, đã sử dùng các hình thức sáng tạo nghệ thuật như tạo video, ghi hình và âm thanh, dựa trên cách hát và điệu múa của dòng nhạc Molan và Lin Ban. Qua đó, kể cho khán giả nghe về hoàn cảnh sinh tồn của lao động nhập cư và nhóm người yếu thế, đằng sau sự phát triển kinh tế và chính trị của Đài Loan và Thái Lan, những sự giằng co và cảm giác lạc lõng không được công nhận dưới chủ nghĩa dân tộc.

“Phi du ký” phòng triển lãm trưng bày các bài hát Molan, video và các tư liệu lịch sử. Hình ảnh được cung cấp bởi: Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại, Đài Bắc. Nhiếp ảnh: ANPIS FOTO Vương Thế Bang.

“Phi du ký” phòng triển lãm trưng bày các bài hát Molan, video và các tư liệu lịch sử. Hình ảnh được cung cấp bởi: Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại, Đài Bắc. Nhiếp ảnh: ANPIS FOTO Vương Thế Bang.

Tinh thần tranh đấu bất diệt

Lịch sử cho chúng ta biết rằng, phấn đấu vì quyền bình đẳng luôn là một con đường chông gai đầy khó khăn và thử thách. Khi bắt đầu cuộc họp tổ chức triển lãm này, nhóm đã đánh giá và cân nhắc từ nhiều góc độ xem có nên đưa các tác phẩm của Molam Bank (nghệ danh của ca sỹ) vào hay không. Molam Bank có sở trường thể hiện dân ca Molam, qua đó cất lên tiếng nói của những người biểu tình yếu thế và phản đối chính phủ, chỉ trích hoàng gia, nên anh bị bỏ tù nhiều lần từ năm 2015. Do bị giam cầm lâu ngày trong môi trường khắc nghiệt, ngoài việc phải chịu nhiều sự đối xử tàn ác không ai hay biết, nên tình trạng thể chất và tinh thần của nghệ sĩ này không được ổn định. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực chung của Ban tổ chức triển lãm, cùng sự đồng lòng từ phía nghệ sĩ, cuối cùng, những tiếng nói tranh đấu hiện đã bị chính phủ Thái Lan cấm phát sóng trước công chúng, thì thông qua cơ hội biểu diễn này được vượt trùng dương vươn đến Đài Loan, để tiếp cận với nhiều khán giả quan tâm đến tình trạng thực tế của dân tộc thiểu số này.

Các cuộc triển lãm do Bảo tàng Đương đại tổ chức thường bị xáo trộn chủ đề và gây ra những tranh cãi từ phía dư luận. Vào năm 2020, gian hàng nghệ thuật đương đại mời các giám tuyển triển lãm Nhật Bản Hiroyuki Arai và Yuka Okamoto đưa triển lãm “Biểu hiện của việc không có tự do” đến Đài Loan, triển lãm này đã gây ra rất nhiều tranh cãi khi được triển lãm tại Aichi, Nhật Bản vào năm 2019. Sau ba ngày triển lãm, bảo tàng đã phải đóng cửa khẩn cấp, và trong vòng một tuần trước khi kết thúc triển lãm, triển lãm được mở cửa trở lại sau cơn bão, sau đó triển lãm đã lưu diễn đến Công viên Hòa bình ở Đảo Jeju, Hàn Quốc và Đài Loan. Sau khi thông tin triển lãm được phát ra, Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại ngay lập tức nhận được một số cảnh báo phản đối trên mạng xã hội, phía chỉ trích để lại tin nhắn cho rằng hành động này đang làm tổn hại đến mối quan hệ hữu nghị giữa Đài Loan và Nhật Bản, yêu cầu triển lãm dừng ngay lập tức. Bảo tàng cũng đã nhận được nhiều ý kiến ​​băn khoăn và đề nghị họ cân nhắc kỹ lưỡng về việc có nên tổ chức triển lãm này hay không. Cuối cùng, dưới sự kiên quyết của Bảo tàng Đương đại trong việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận và sự đa dạng của nghệ thuật đương đại, nhờ sự trao đổi và phối hợp với tất cả các bên, cuộc triển lãm này đã được tổ chức thành công.

Trong giai đoạn lập kế hoạch ban đầu của “Phi du ký”, bảo tàng và ban tổ chức cũng đã nhiều lần đánh giá và thảo luận kỹ lưỡng về một số tác phẩm có thể khơi dậy mối quan tâm lớn từ bên ngoài. Thông qua những kinh nghiệm này, có thể thấy bảo tàng nghệ thuật thành phố như một thùng chứa các cuộc triển lãm, làm thế nào để duy trì trạng thái tương thích và có thể tiếp tục cất lên tiếng nói tự do, chính là thử thách sự khéo léo và trí tuệ của mọi thành viên ban tổ chức.

Một xã hội tiến bộ cần có những tiếng nói đa dạng, tin rằng các cuộc đối thoại và sự đồng thuận sẽ dần hình thành trong giao tiếp, hòa giải và cả trong xung đột. Trong cuộc triển lãm này, thật không may khi nhận được tin tức về sự ra đi của nhà giám tuyển Thái Lan - Thanon. Thanon luôn muốn đồng hành bên những người dân thấp cổ bé họng khi còn sống, với lòng dũng cảm và niềm tin có một không hai của ông, không sợ hãi và luôn mạnh mẽ chống lại sự đàn áp và cản trở của kẻ áp bức, tin rằng niềm tin mạnh mẽ và quý giá này sẽ ăn sâu vào trái tim của mọi người sau sự ra đi của ông. Thông qua triển lãm “Phi du ký” được tổ chức tại Bảo tàng Đương đại lần này, cho thấy sự tham gia và sức ảnh hưởng của bảo tàng nghệ thuật đối với các vấn đề xã hội, và cuộc cách mạng như tiếng còi ngân lên không bao giờ kết thúc, để kêu gọi thêm những người có lý tưởng cao cả tiếp nối sứ mệnh trong tương lai.