:::

CHỐNG LẠI SỰ LÃNG QUÊN : VAI TRÒ BẢO TÀNG VÀ CÁC PHONG TRÀO CHÍNH TRỊ INDONESIA

Ảnh 1: Bà Suciwati - Người sáng lập Nhà Munir (người vợ góa của ông Munir)

Ảnh 1: Bà Suciwati - Người sáng lập Nhà Munir (người vợ góa của ông Munir)

Ảnh 2: Bên trong bảo tàng cũ

Ảnh 2: Bên trong bảo tàng cũ

Giới thiệu về tác giả: Ông ANDI ACHDIAN

Andi Achdian là trợ lý giáo sư của ngành Xã Hội Học, Khoa Học Xã Hội và Chính Trị tại Học viện Đại học Quốc gia Indonesia. Ông cũng là người phụ trách của Quỹ Omah Munir.

Giới thiệu về Viện Bảo Tàng Nhân Quyền MUNIR

Viện Bảo Tàng Nhân Quyền MUNIR ban đầu có tên gọi là Bảo Tàng Nhân Quyền Nhà Munir, được thành lập vào năm 2013 bởi Quỹ Nhân Quyền Nhà Munir (Omah Munir) ở Batu, phía đông Java, và đây cũng là nơi Luật sư Munir sinh ra và lớn lên. Việc thành lập bảo tàng nhằm thúc đẩy giáo dục nhân quyền cho người dân Indonesia, đặc biệt là cho giới trẻ, nhằm bồi dưỡng những công dân yêu hòa bình, tôn trọng nhân quyền và đề cao các nguyên tắc khoan dung và bình đẳng. 


LỜI MỞ ĐẦU

Vào tháng 5 năm 1998, chế độ Trật Tự Mới(New Order)của Suharto tan rã. Đại tướng Suharto thoái vị sau hơn 30 năm cầm quyền và được thay thế bởi Phó Tổng thống B.J. Habibie, với lời cam kết dẫn dắt tình hình chính trị Indonesia phát triển theo hướng dân chủ. Khi chế độ Trật Tự Mới tan rã, các đảng chính trị Indonesia mọc lên như nấm, kỷ nguyên mới của chế độ chính trị đa đảng này đã trở thành nền tảng của quá trình dân chủ hóa ở Indonesia ngày nay. Tuy nhiên, nền tảng của chế độ cũ vẫn chưa hoàn toàn biến mất, mà vẫn còn tồn tại một số thành phần tàn dư ngoan cố trong nền chính trị Indonesia đương thời. 

Một trong số đó là khái niệm về lịch sử Indonesia của thời hiện đại, nhấn mạnh vai trò của quân đội-là lực lượng chủ chốt trong việc giải cứu Indonesia khỏi sự đe doạ của chủ nghĩa cộng sản vào năm 1965. Quân đội đã thành công trong việc nắm toàn quyền kiểm soát cho đến những năm 1970, những bài tường thuật lịch sử này sau này được lan truyền rộng rãi hơn. Nó không chỉ nói về việc quân đội đàn áp thành công phong trào cộng sản, mà còn nhấn mạnh sự đóng góp chính của quân đội Indonesia trong việc chống lại Hà Lan giành được độc lập. 

Vai trò của những nhà phong trào chống thực dân như Sukarno, Hatta, Sjahrir dần mờ nhạt, thay vào đó là vai trò của quân đội và những chiến công anh hùng của họ trong cuộc chiến giành độc lập. Trong nghiên cứu của Katherine McGregor về các câu chuyện lịch sử, còn được gọi là “lịch sử của quân phục” trong thế kỷ 20 của Indonesia, đã nhấn mạnh vai trò của quân đội trong kỷ nguyên Trật tự Mới, chính thức thiết lập lịch sử của Indonesia. Chúng tôi cũng có nguồn tin là ngoài các phong trào chính trị tiến bộ và tự do, các chính quyền cai trị còn dùng viện bảo tàng để tô vẽ vào lịch sử các tư tưởng giả dối về thế lực phản động của bọn thống trị độc tài. Đứng sau hậu thuẫn là học giả và nhà sử học quân sự Nugroho Notosusanto, người mà sau này trở thành Bộ trưởng Bộ Giáo Dục trong thời đại Trật Tự Mới. Dưới sự chỉ huy của ông, các thành phố lớn ở Indonesia nhằm ủng hộ cho những câu chuyện lịch sử này, đã cho xây dựng các bảo tàng và tượng đài nhắc nhở người dân không được quên nghĩa vụ và vai trò quan trọng của quân đội.

PHONG TRÀO CHỐNG LẠI SỰ LÃNG QUÊN

Dưới chế độ Trật Tự Mới, các bảo tàng không còn được định nghĩa theo nghĩa truyền thống là nơi lưu giữ "các đồ vật có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử hoặc khoa học" (Từ điển Oxford), mà trở thành công cụ của quyền lực, làm cho vai trò lịch sử của chính quyền danh chính ngôn thuận. Ngay sau cuộc cải cách năm 1998 thì có người bắt đầu cố gắng bác bỏ nhận định này. Vào đầu những năm 2000, bài viết được các sử gia độc lập của Indonesia ủng hộ, đã trở thành tâm điểm trong các cuộc tranh luận. Asvi Warman Adam là một trong những người hàng đầu ủng hộ việc “chấn chỉnh lịch sử” (Adam, 2004). Để nhấn mạnh vai trò của quân đội, hàng trăm nghìn đảng viên Đảng Cộng Sản và những người được cho là đảng viên Đảng Cộng Sản đã bị giết trên toàn quốc Indonesia, bản tường thuật này cũng được trình bày cùng với bản tường thuật chính thức về các sự kiện của năm 1965. Tuy nhiên, làn sóng mới này vẫn chỉ là diễn giải học thuật, chỉ được lưu hành trong giới hạn phạm vi nhỏ. Diễn ngôn chính thức của Trật Tự Mới vẫn là phiên bản chính thống, với sự hỗ trợ của các văn bản và phim lịch sử từ các trường tiểu học và trung học cơ sở, đặc biệt là những bảo tàng và tượng đài của Trật Tự Mới vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay. 

Ngoài ra, những bài viết này cũng chịu đả kích từ các các nhà hoạt động nhân quyền và các phong trào ủng hộ dân chủ, họ đã cố gắng củng cố ký ức cho công chúng đừng quên những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị ở Indonesia vào năm 1988. Ngày 10 tháng 12 năm 2014, các nhà hoạt động xã hội và học giả từ Đại học Trisakti (Trisakti University), cùng với Lễ kỷ niệm Nhân Quyền Thế Giới, đã khánh thành đài tưởng niệm vụ thảm sát vào ngày 12 tháng 5 năm 1998. Đài tưởng niệm này được làm bằng sứ đen và cao 3 mét, tưởng niệm bốn sinh viên đã bị lực lượng an ninh bắn chết trong cuộc biểu tình của sinh viên trong khuôn viên trường. 

Đồng thời, Ủy Ban Nhân Dân Quốc Gia về bạo lực xâm hại phụ nữ (Komnas Perempuan) đã khắc ghi văn tự trên tấm bia về vụ thảm sát tháng 5 năm 1998, để tưởng nhớ những phụ nữ hoa kiều bị bạo lực và xâm hại tình dục. Các tình nguyện viên đã đưa câu chuyện của những người phụ nữ hoa kiều bị tấn công tình dục lên các phương tiện truyền thông, gây ra tranh luận vào thời kỳ đầu trong cuộc cải cách. Chính phủ đã thành lập Nhóm Tìm Kiếm Sự Thật (TPGF) để điều tra các chứng cứ liên quan này đến vấn đề này. Tuy nhiên, nhóm đã không tìm thấy bất kỳ "chứng cứ" nào để chứng minh cho vụ án tấn công tình dục hàng loạt, và chính phủ chính thức phủ nhận chưa từng xảy ra sự việc này. Trước việc làm của chính phủ, Ita Martadinata-một tình nguyện viên trẻ tuổi, là công dân Hoa kiều cũng là nạn nhân của vụ việc, dự định đến Quốc hội Mỹ để làm chứng. Tuy nhiên, trước khi lên đường đến Hoa Kỳ, cô được phát hiện đã bị sát hại và câu chuyện tấn công tình dục hàng loạt của người phụ nữ hoa kiểu từ đó cũng bị chôn vùi lãng quên. Văn tự được khắc trên tấm bia của vụ thảm sát vào tháng 5 năm 1998 là minh chứng nhắc nhở người dân về giai đoạn lịch sự này.

Đồng thời, tại Aceh-nơi phía tây nhất của Indonesia, nhiều tổ chức phi chính phủ đã thực hiện một bước đi xa hơn, đó là vào năm 2011 thành lập Bảo tàng Nhân quyền Aceh. Viện bảo tàng quy mô nhỏ. Các tổ chức này tại khu Tikar Pandan (Tikar Pandan Community) dựng lên cái bảng thẳng đứng tại sân của văn phòng, nội dung mô tả vụ bắn chết người dân biểu tình, những người bị mất tích trong cuộc xung đột của Simpang KKA, và Nhà Geudong (Rumoh Geudong), đây là nơi những người lính tra tấn những người bị nghi ngờ đồng lòng với phong trào Aceh Tự Do. Đây là một bảo tàng giản dị mộc mạc, nhưng mang một sứ mệnh lớn lao, như đã được nêu trong tuyên ngôn của nó :

Chúng tôi tin rằng tia sáng mong manh yếu ớt cũng có thể soi sáng ở một nơi tối tăm. Vì vậy, chúng tôi đã xây dựng một nơi gìn giữ ký ức, như thế thì chúng ta và những người đàn ông và phụ nữ của Aceh, những người đang sống và những người đã chết, những người bị tấn công tình dục và bị tàn sát, những người đã bị tra tấn và bị tiêu diệt, có thể gào thét lên tiếng nói của mình mà không màng đến sự sống và cái chết: ĐỪNG PHẠM PHẢI NHỮNG SAI LẦM TƯƠNG TỰ NHƯ THẾ NỮA !Aceh bek le lagee njan! ACEH KHÔNG ĐƯỢC MẮC PHẢI NHỮNG SAI LẦM TƯƠNG TỰ NHƯ THẾ NỮA!

Tóm lại, những cải cách chính trị của Indonesia đã mở ra cánh cửa cho các nhà hoạt động nhân quyền và các phong trào ủng hộ dân chủ ở Indonesia, ngoài tuyên bố chính thức của chính phủ đã thiết lập một sự tưởng thuật mới về lịch sử. Với khẩu hiệu “Chống lại sự lãng quên”, họ hưởng ứng văn hóa không trừng phạt của Indonesia, cho phép những kẻ vi phạm nhân quyền trong quá khứ không bị trừng phạt. Thông qua các viện bảo tàng và đài tưởng niệm phát động phong trào chống lại sự lãng quên, cuối cùng đã biến thành chiến dịch chống lại sự liên quan của chính phủ đối với những tội ác này. 

Nhà Munir(Omah Munir)

Nói cách khác, việc viện bảo tàng làm như thế nào để trở thành minh chứng cho chủ nhà của các phong trào xã hội, đó là Bảo tàng Nhân quyền Munir đang được xây dựng ở Thành phố Batu, Malang, phía đông Java. Tôi sẽ mô tả ngắn gọn quan điểm của mình với tư cách là một thành viên của Quỹ Nhà Munir. 

Bắt đầu từ câu chuyện vi phạm nghiêm trọng nhân quyền ở Indonesia, tương tự như những gì luật sư về nhân quyền nổi tiếng người Indonesia Munir Said Talib (1965-2004) đã gặp phải. Vào ngày 7 tháng 9 năm 2004, ông đã bị giết khi đang trên đường đi học lớp nâng cao ở Hà Lan. Bên cạnh những cải cách đã mở đầu bước chuyển mình cho quá trình dân chủ hóa ở Indonesia, cái chết của Munir là một tiếng hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người Indonesia rằng di sản của chế độ cũ vẫn còn ăn sâu bén rễ vào đời sống của người dân đương thời. Việc xét xử vụ án của ông chỉ có thể đưa những người trực tiếp ra tay sát hại ông ra trừng trị theo luật pháp, nhưng những người tình báo và quân đội cấp cao chủ chốt vẫn còn ung dung ngoài pháp luật. Trong vụ sát hại Munir, một lần nữa hiện tượng văn hoá có tội mà không bị trừng phạt lại được khôi phục. 

Vào năm 2013, khi tôi vừa thành lập một bảo tàng cảnh sát ở Indonesia, bà vợ goá phụ Suciwati của ông Munir đã liên lạc với tôi. Bà ấy nói với tôi rằng bà muốn thành lập một viện bảo tàng vì chồng của bà và cuộc đấu tranh giành nhân quyền ở Indonesia. Tôi quen khá thân với Munir, ông cũng là đồng nghiệp cũ của tôi, ông ấy là người đã dẫn dắt tôi khi tôi làm việc trong cơ quan trợ giúp pháp lý ở Indonesia. Tôi nghĩ đề xuất của bà Suciwati là một ý tưởng tuyệt vời, nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo tàng được xem như một chủ nhà để “tham gia vào cuộc đấu tranh”, ví dụ như Bảo tàng Quốc Gia của Người Mỹ Da Đỏ được thành lập trong phong trào dân quyền Hoa Kỳ trong những năm 1980,(National Museum of the American Indian)(Kyle Message,năm 2013). 

Câu hỏi được đặt ra là nguồn kinh phí cho dự án sẽ lấy từ đâu? Việc xây dựng bảo tàng rất tốn kém, nó đòi hỏi sự cố vấn của các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng và nhà sử học, điều này đã trở thành một thách thức nặng nề. Bà Suciwati đã giải quyết vấn đề khó khăn đầu tiên bằng cách bà đã hiến tặng ngôi nhà của bà và cố luật sư Munir ở Batu, phía đông Java để làm viện bảo tàng. Đó là một ngôi nhà có diện tích chưa đầy 400m2, bao gồm cả sân vườn và các phòng ốc. Tuy nhỏ nhưng ngôi nhà này có giá trị lịch sử to lớn và là một nơi thích hợp để dùng làm phát triển dự án. 

Đến giữa năm 2013, bà Suciwati muốn thu hút được nhiều sự ủng hộ hơn nên có ý tưởng thành lập một bảo tàng để kể về cuộc đời của ông Munir và lịch sử đấu tranh cho nhân quyền của Indonesia, và đã gây được tiếng vang rộng rãi. Các nhà phong trào xã hội trẻ, nghệ sĩ và các nhân vật nổi tiếng trên truyền thông đã sôi nổi hưởng ứng, bao gồm các nhà chính trị và quan chức chính phủ có thiện cảm với ông Munir, chẳng hạn như Lukman Hakim Syaifuddin, người mà sau này trở thành Bộ trưởng Tôn giáo, và nhà điều hành mạng truyền thông Dahlan Iskan, người mà sau này trở thành Bộ trưởng Doanh nghiệp Quốc gia. Sự phát triển của viện bảo tàng này cuối cùng đã mở rộng mạng lưới các phong trào ủng hộ dân chủ ở Indonesia. 

Quá trình xây dựng toà bảo tàng này cuối cùng đã mở ra một con đường mới để thúc đẩy nhân quyền ở Indonesia. Những người trước đây cảm thấy rằng các vấn đề về nhân quyền và dân chủ hóa là một điều xa vời, lại đột nhiên đầu tư thời gian, tinh thần và tiền bạc của họ vào dự án chung. Điều này cũng phản ánh suy nghĩ của nhà xã hội học Sidney Tarrow (2011) về hành động của tập thể theo tính mô-đun hoá, xã hội dân chủ thông qua liên hợp hành đồng đem những phần của quá khứ đã bị chia cắt gắn kết lại vào nhau. Vào cuối năm đó, kiến trúc xây dựng viện bảo tàng đã hoàn thành và vào ngày 8 tháng 12 năm 2013, chính thức dùng tên gọi Nhà Munir (Omah Munir) mở cửa cho công chúng vào tham quan. Đây vốn dĩ chỉ là một ước mơ, và bây giờ cuối cùng nó đã trở thành hiện thực. Sau đó, để điều hành và quản lý bảo tàng, đã thành lập Quỹ Nhà Munir, do những người khởi xướng thành lập bảo tàng gộp lại hợp tác với nhau.

Dự án của Nhà Munir trực tiếp thách thức chính phủ về những câu chuyện lịch sử được lưu truyền trong nhiều thập kỷ mà họ đã che giấu. Bảo tàng cung cấp một trải nghiệm trái ngược với những câu chuyện lịch sử vốn có. Khi du khách đến tham quan bảo tàng, nghênh tiếp họ là bức tượng bán thân của Luật sư Munir, đây là món quà của một nhà điêu khắc trong quá trình xây dựng bảo tàng hiến tặng. Sau đó, khách tham quan được giới thiệu hàng loạt các câu chuyện lịch sử, những câu chuyện lịch sử này cho thấy sau khi chế độ Trật Tự Mới được thiết lập không lâu, phong trào nhân quyền ở Indonesia thông qua việc thành lập YPHAM (Tổ Chức Bảo Vệ Nhân Quyền) và YLBHI (Tổ Chức Trợ Giúp Pháp Lý Indonesia) đã ra đời. YPHAM là một tổ chức nhiệt huyết bảo vệ các tù nhân chính trị cộng sản và thúc đẩy các phong trào đấu tranh vì công lý, sự thật này thách thức những lý giải của chính phủ về thành công của quân đội trong việc đàn áp phong trào cộng sản. 

Bảo tàng cũng trưng ra câu chuyện về Marsinah, một nữ lao động đã bị giết trong các cuộc thẩm vấn của quân đội vì tham gia dẫn đầu một cuộc đình công. Câu chuyện của Marsinah được phơi bày tại Nhà Munir, cũng như nhắc nhở du khách rằng những thành tựu phát triển của Indonesia được đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt và xương máu của những người lao động. Các câu chuyện khác càng nói rõ những sự vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Indonesia, chẳng hạn các vụ bắt cóc mất tích và các vụ thảm sát chính trị ở Papua và Đông Timor (nay là các quốc gia độc lập). Bảo tàng tất nhiên cũng chứa đựng cuộc sống đời thường của ông Munir và những trãi nghiệm của ông ấy với tư cách là một nhà bảo vệ nhân quyền, cũng như sự kiện vụ giết hại ông.

Kể từ khi chính thức mở cửa vào ngày 8 tháng 12 năm 2013, Nhà Munir đã chào đón du khách từ mọi thành phần với các độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, sinh viên đại học và học sinh là nhóm khách đến tham quan đông nhất. Họ coi việc tham quan các viện bảo tàng là một phần của chương trình giáo dục về nhân quyền của các cấp trường học và trường đại học. Sau năm năm nhìn lại, điều thú vị là viện bảo tàng có thể trở thành trung gian có ích trong việc thúc đẩy các tổ chức nhân quyền, đưa các tiêu chuẩn quan trọng của nhân quyền phổ biến vào cuộc sống của người Indonesia. 

BẢO TÀNG NHÂN QUYỀN MUNIR

Trên thực tế, với một phạm vi hạn chế nhỏ như bảo tàng Nhà Munir rất khó tìm ra giải pháp thay thế cho các diễn giải về sự bảo thủ của câu chuyện lịch sử. Năm 2018, uỷ ban quản lý Nhà Munir bắt đầu nghĩ về tầm quan trọng của việc phát triển quan hệ hợp tác với chính phủ, cộng tác trong lĩnh vực xây dựng, cơ sở hạ tầng, lập kế hoạch và hệ thống hỗ trợ để tăng cường và tạo điều kiện phát triển của Nhà Munir thành một bảo tàng nhân quyền lớn hơn. Bước này khá thành công, và chính phủ hứa sẽ tài trợ cho việc xây dựng một viện bảo tàng, kinh phí được cung cấp bởi chính quyền tỉnh Đông Java, và đất đai là do chính quyền thành phố Batu cung cấp. 

Ngoài ra, hội đồng quản trị đã trình bày chi tiết về sự hợp tác rộng rãi hơn với các thành viên khác của cộng đồng xã hội, với ba hoạt động chính trong phương diện này: Đầu tiên, hợp tác của hiệp hội kiến trúc sư Indonesia (Indonesian Architects Association,AAI) tổ chức một cuộc thi thiết kế bảo tàng, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của bảo tàng nhân quyền. Kiến trúc sư Achmad Deni Tardiyana (còn được gọi là Apep) nổi bật với thiết kế độc đáo và lôi cuốn, hòa nhập và thân thiện với môi trường. Thứ hai, Quỹ Nhà Munir cũng đã hợp tác với Viện Nghệ thuật Jakarta để tổ chức một cuộc thi sáng tác nghệ thuật được trưng bày trong bảo tàng. Thứ ba, Nhà Munir cũng đã sắp xếp các cuộc họp thương lượng với các nhà phong trào bảo vệ môi trường, các nhà báo, người dân bản địa, người khuyết tật và các nhà phong trào bảo vệ quyền lợi phụ nữ để thảo luận nghiên cứu những câu chuyện và chủ đề có thể tường thuật trong bảo tàng. Trọng điểm sau cuộc họp là đưa ra một chủ đề chính trong sự phát triển của quản lý bảo tàng. 

Tầng trệt được đặc biệt thiết kế dành cho trẻ em, để trẻ em có thể nhận biết được những giá trị quan trọng của cuộc sống công đồng, như lòng khoan dung, tự do và bình đẳng. Tầng thứ hai trưng bày lịch sử nhân quyền ở Indonesia, bao gồm các sự kiện vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, môi trường, người dân bản địa, phụ nữ và tự do báo chí v..v..do các nhóm cộng đồng xã hội Indonesia nêu ra. Tầng cuối cùng là nói về cuộc đời của luật sư Munir và công việc mà ông đã quảng bá, ví dụ trưng bày sự kiện về những người mất tích ở gian cuối cùng trên tầng ba, để khách tham quan nghĩ lại về các vấn đề nhân quyền ở Indonesia. 

Phải thừa nhận rằng hợp tác cùng với chính phủ cũng đặt ra câu hỏi về tính độc lập của việc giám tuyển, đặc biệt là về các vấn đề nhân quyền. Liệu bảo tàng nhân quyền trong tương lai có thể dùng thái độ chí công vô tư để đối mặt với bạo lực nhân quyền nghiêm trọng trong lịch sử Indonesia hay không? 

Nhưng trong quá trình này, thực sự có một số chấn chỉnh và thay đổi. Đầu tiên, tên của viện bảo tàng được đổi thành Bảo tàng Nhân Quyền Munir. Nhưng điều này không có nghĩa là bảo tàng thuận ý với quan điểm của chính phủ, không chỉ là chủ đề cụ thể về cuộc đời của những người bảo vệ nhân quyền được trưng bày trong các viện bảo tàng trước kia, mà bảo tàng còn hy vọng sẽ nắm bắt được các vấn đề nhân quyền rộng lớn hơn ở Indonesia. Về mặt độc lập giám tuyển, may mắn là cơ cấu chính trị ở Indonesia vẫn cởi mở cho sự độc lập này. 

Tương lai cũng có thể xảy ra điều tội tệ hơn nữa nhưng có một điều chắc chắn là thông qua lần trải nghiệm này, các bảo tàng và di tích lịch sử đã trở thành những địa điểm cho các phong trào xã hội quan trọng như phong trào dân chủ và các nhà hoạt động nhân quyền trong giai đoạn cải cách, thời gian sẽ trả lời liệu đây có phải là một cách hiệu quả để truyền bá tầm quan trọng của các giá trị nhân quyền trong thế hệ trẻ Indonesia hay không.

Ảnh 3: Hội đồng quản trị Quỹ Munir và Thị trưởng chính quyền Batu ở Đông Java đã ký bản ghi nhớ

Ảnh 3: Hội đồng quản trị Quỹ Munir và Thị trưởng chính quyền Batu ở Đông Java đã ký bản ghi nhớ

CHỐNG LẠI SỰ LÃNG QUÊN : VAI TRÒ BẢO TÀNG VÀ CÁC PHONG TRÀO CHÍNH TRỊ INDONESIA

CHỐNG LẠI SỰ LÃNG QUÊN : VAI TRÒ BẢO TÀNG VÀ CÁC PHONG TRÀO CHÍNH TRỊ INDONESIA

Tài liệu tham khảo

Adam, Asvi Warman (2004).Pelurusan Sejarah Indonesia.Yogyakarta, Penerbit Ombak.

McGregor, Katherine (2007).History in Uniform: Military Ideology and the Construction of Indonesia’s Past.ASSA Southeast Asian Publication Series.USA, University of Hawaii Press.

Message, Kyle (2014).Museum and Social Activism.Engaged Protest.Oxon, UK.Routledge.

Tarrow, Sidney G (2011).Power in Movement.Social Movements and Contentious Politics.New York, Cambridge University Press.