:::

Từ được tường thuật sang chủ động tường thuật: Hội Thảo Diễn đàn Trực tuyến Xem xét và Phản ánh về Giáo Dục Nhân Quyền Của Di Cư Đa Quốc Gia vào ngày 20-21 tháng 10 năm 2021

Về tác giả: Bà Viên Tự Văn

Tự Văn (Emily) là trợ lý nghiên cứu về quảng bá giáo dục tại Bảo Tàng Quốc Gia Đài Loan. Nghiên cứu của bà tập trung vào chủ đề chính là sự bao dung của xã hội Đài Loan với những người di cư quốc tế và khả năng tiếp cận với bảo tàng. Năm 2015, bà được giao nhiệm vụ thực hiện dự án đào tạo những người nhập cư trở thành hướng dẫn viên trong bảo tàng, bao gồm các chuyến tham quan đa ngôn ngữ, chủ yếu bằng các ngôn ngữ Đông Nam Á, tiếng Anh và tiếng Trung, đồng thời hỗ trợ xây dựng mối liên kết giữa bảo tàng và các khu cộng đồng di dân. Từ năm 2016, bảo tàng đã hợp tác chặt chẽ với cộng đồng người Đông Nam Á, cho đến nay, hai bên đã tổ chức một số lễ hội nghệ thuật liên quan đến văn hóa của Đông Nam Á, triển lãm, các hoạt động giáo dục, v...v..., cũng như giải thích các bộ sưu tập của các nước Đông Nam Á.

Lời giới thiệu:Bảo Tàng Quốc Gia Đài Loan

Bảo Tàng Quốc Gia Đài Loan được thành lập vào năm 1908, là bảo tàng lâu đời nhất ở Đài Loan. Vào năm 1915, toà nhà bảo tàng này mới hoàn thành việc xây dựng tại địa điểm hiện nay. Trong hơn một thế kỷ qua, nhà bảo tàng đã toạ lạc ở trước ga xe lửa Đài Bắc, với vị trí độc đáo và các bộ sưu tập phong phú khiến Bảo tàng Quốc gia Đài Loan trở thành một tòa nhà mang tính kiến trúc không thể thiếu ở thành phố Đài Bắc. Các bộ sưu tập của bảo tàng tiếp tục trọng điểm vào nhân chủng học, khoa học địa cầu, động vật học, thực vật học, văn hóa đa dạng. Các chủ đề về bình đẳng văn hóa và những đóng góp đa dạng được Bảo tàng Đài Loan bổ sung trong mười năm qua, đáp ứng với xu hướng xã hội mới nhất của việc di cư xuyên quốc gia. Thông qua các cuộc triển lãm theo chủ đề, hoạt động về giáo dục, xuất bản phẩm và các loại chương trình văn hóa đa quốc gia, bảo tàng đạt được mục tiêu giáo dục là phục vụ công chúng của các nền văn hóa khác nhau.


Lời nói đầu

Bảo Tàng Nhân Quyền Quốc Gia Đài Loan (NHRM) là nơi tưởng niệm quan trọng, nhắc nhở người Đài Loan nhớ về thời kỳ khủng bố trắng có ý nghĩa then chốt đối với sự phát triển và tiến bộ của nền dân chủ Đài Loan. Bảo tàng cũng là một trung tâm giáo dục về lịch sử của những vụ xâm phạm nhân quyền, ủng hộ các chủ đề nhân quyền, mở rộng các khái niệm nhân quyền và thúc đẩy các giá trị nhân quyền toàn cầu để bảo vệ dân chủ và nhân quyền của Đài Loan

 

Với sự công nhận và hỗ trợ của Liên Đoàn Quốc Tế Bảo Tàng Nhân Quyền (FIHRM), một tổ chức quan trọng thuộc Hội Đồng Bảo Tàng Quốc Tế (ICOM) và các đơn vị liên quan, các tổ chức phi chính phủ và chuyên gia, Bảo Tàng Nhân Quyền Quốc Gia Đài Loan đã thành lập Chi nhánh Châu Á - Thái Bình Dương của Liên Minh Quốc Tế Bảo Tàng Nhân Quyền (FIHRM-AP).

 

Nhiệm vụ mới của Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia Đài Loan và Chi nhánh Châu Á - Thái Bình Dương của Liên minh Quốc tế Bảo tàng Nhân quyền là hòa nhập các vấn đề nhân quyền trong nước vào bối cảnh các phong trào mang yếu tố nước ngoài và  toàn cầu. Hai đơn vị đã và đang ứng phó với các vấn đề quốc tế về nhân quyền bằng cách xây dựng trang web, và đóng vai trò nền tảng / cầu nối để thúc đẩy đàm phán giữa chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận, bảo tàng và cộng đồng nhập cư xuyên quốc gia tại Đài Loan. Diễn đàn này cũng là lần đầu tiên các nhân viên bảo tàng và những người làm công tác tổ chức phi lợi nhuận có cơ hội thảo luận trực tiếp, xem xét các vấn đề và làm việc với nhau để giải quyết các đề tài về người di cư xuyên quốc gia và nhân quyền ở Đài Loan.

 

Chủ ý, xuất xứ của diễn đàn và hội thảo

Nhiều vấn đề do làn sóng di cư quốc tế đổ vào các thành phố đích điểm, đã trở thành một thách thức cho các bảo tàng đương đại. Chủ ý chính của diễn đàn này là làm thế nào bảo tàng dựa vào giao tiếp giữa các nền văn hóa chào đón người nhập cư, chống lại những định kiến, phân biệt đối xử và tâm lý bài ngoại . Ngoài ra cũng thảo luận làm thế nào để bảo tàng có thể xây dựng một kho lưu trữ về đề tài nhân quyền người di cư, bảo tồn các di tích lịch sử và di tích văn hóa, sưu tầm các vật dụng cá nhân, các câu chuyện và kỷ niệm tập thể. Thông qua các cuộc thảo luận chuyên sâu trong ba ngày của các diễn đàn và hội thảo, các diễn giả đến từ Đài Loan, Úc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bangladesh, Tubo (Tây Tạng) và Nam Sudan đã chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm của họ trong việc ứng phó với xu hướng gia tăng toàn cầu về làn sóng di chuyển và các vấn đề liên quan đến nhân quyền, dựa trên cơ sở bảo tàng học làm phong phú thêm các công việc thực tế, lý thuyết và kinh nghiệm.

 

Chủ đề diễn đàn ngày 20 tháng 10 : Trang web Bảo tàng Di cư và Công bằng Xã hội

Phiên họp thứ nhất: Thiết kế sơ đồ đối thoại và giao tiếp giữa bảo tàng với cộng đồng người di cư (công nhân) và công chúng

 

Rohini Kappadath, người phụ trách Bảo tàng Di cư trực thuộc Bảo tàng Victoria ở Úc, đã đề xuất những cách sau đây làm cơ sở cho các bảo tàng thực thi nhân quyền:

 

  • Nghiêm chỉnh với vai trò mới của viện bảo tàng;
  • Xem lại các chính sách đã lỗi thời của bảo tàng;
  • Luôn tự hỏi bản thân liệu chúng ta có đang cẩn thận lắng nghe tiếng nói của các cộng đồng nhập cư - những người mà chúng ta muốn hợp tác làm việc trong tương lai hay không.

Rohini cũng chia sẻ những phương pháp làm việc phong phú của mình từ kinh nghiệm nhiều năm phục vụ Bảo tàng Di cư tại Úc.

Hai diễn giả tiếp theo là Viên Tự Văn và Lí Ánh Huyên đến từ Đài Loan. Họ đã chia sẻ những chính sách gần đây của Bảo tàng Quốc gia Đài Loan và Bảo tàng Lao động TP-Cao Hùng.

Vào những năm 1990, làn sóng đầu tiên của lao động nhập cư từ các nước Đông Nam Á vào Đài Loan. Đến năm 2021, Đài Loan đã có hơn 700.000 lao động nhập cư từ các nước Đông Nam Á và hơn 300.000 người nhập cư. Người lao động nhập cư vào Đài Loan cho các nhu cầu về cơ sở công trình xây dựng, đánh bắt xa bờ, ngành sản xuất và giúp việc nhà. Hầu hết những tân di dân đến từ Đông Nam Á tại Đài Loan là những người nhập cư theo diện hôn nhân, và họ cũng trở thành thành viên trong gia đình và là lực lượng lao động cơ bản của Đài Loan. Tuy nhiên, xã hội Đài Loan có quan niệm gần như ăn sâu bén rễ về sự coi thường những người nhập cư Đông Nam Á, quan niệm này rất khó lay chuyển. Những rào cản về văn hóa và ngôn ngữ, định kiến và sự cố chấp khiến người lao động nhập cư và tân di dân (vợ / chồng người nước ngoài) bị hiểu lầm và bị ngược đãi tại Đài Loan.

Bảo tàng được thành lập sớm nhất ở Đài Loan, cũng là Bảo tàng Quốc gia Đài Loan (gọi tắt là Đài Bảo) ở Đài Bắc, vào năm 2015 phát hành "Dịch vụ hướng dẫn đa ngôn ngữ", tuyển dụng những tân di dân Đông Nam Á làm hướng dẫn viên của bảo tàng, để đồng hương của những người nhập cư tại nước này có những sự trải nghiệm bảo tàng mà không có rào cản về ngôn ngữ (Ảnh 1). Ngoài ra, Bảo tàng Quốc gia Đài Loan cũng chủ động liên hệ với cộng đồng lao động nhập cư và cùng nhau lên kế hoạch cho các lễ hội đa văn hóa, các thành viên trong cộng đồng tự tổ chức và sắp xếp nội dung chương trình (Ảnh 2). Vì vậy, những tân di dân và lao động nhập cư tại Bảo tàng Quốc gia Đài Loan có thể thoải mái thể hiện những nét đẹp văn hóa của họ.

Ảnh 1. Đại sứ phục vụ hướng dẫn viên tân di dân đến từ Việt Nam, giới thiệu kiến trúc và lịch sử của bảo tàng cho sinh viên Việt Nam.

Ảnh 1. Đại sứ phục vụ hướng dẫn viên tân di dân đến từ Việt Nam, giới thiệu kiến trúc và lịch sử của bảo tàng cho sinh viên Việt Nam.

Ảnh 2. Lao động nhập cư Indonesia biểu diễn điệu múa Kecak (Kecak dance), điệu múa truyền thống của đảo Bali. Trương Xuân Lượng (Fajar Nuradi, hàng phía trước/ngồi ở giữa), chủ nhiệm Bộ Văn hóa Xã hội và Cục Bảo vệ Nhân dân của Văn phòng Đại diện Kinh tế và Thương mại Indonesia tại Đài Bắc, luôn tham gia tất cả mọi hoạt động.

Ảnh 2. Lao động nhập cư Indonesia biểu diễn điệu múa Kecak (Kecak dance), điệu múa truyền thống của đảo Bali. Trương Xuân Lượng (Fajar Nuradi, hàng phía trước/ngồi ở giữa), chủ nhiệm Bộ Văn hóa Xã hội và Cục Bảo vệ Nhân dân của Văn phòng Đại diện Kinh tế và Thương mại Indonesia tại Đài Bắc, luôn tham gia tất cả mọi hoạt động.

Bảo tàng Lao động Thành phố Cao Hùng (Bảo tàng Lao động) ban đầu được thành lập với chủ đề về lao động Đài Loan, nhưng hiện nay đã mở rộng phạm vi chú trọng sang những người lao động nước ngoài. Bảo tàng Lao động đã lên kế hoạch cho các cuộc triển lãm với những quan điểm khác nhau về vấn đề lao động nhập cư . Lao động nhập cư tại địa phương cũng tham gia vào quá trình tuyển chọn để đảm bảo rằng họ cũng có thể nói lên tiếng nói cho chính mình. Thông qua những sự kết hợp như vậy, lao động nhập cư có thể đóng vai trò là người tường thuật, trình bày văn hóa của chính họ trong các bảo tàng công cộng mà không bị cản trở bởi những diễn ngôn chính thức. Bảo tàng được coi là một tổ chức giáo dục và công lập, nên phải luôn duy trì một nhận thức phán đoán và thách thức xã hội đối mặt với những vấn đề không được bỏ qua này.

Phiên họp thứ hai : Những người di cư xuyên quốc gia: Sự bao dung và bài xích đối đối với người di cư trong lịch sử

Phiên họp này do giáo sư Trần Giai Lợi, một nhân viên về bình đẳng văn hoá của bảo tàng phụ trách dẫn chương trình và mở màn với những quan điểm phê phán.

Theo lời giáo sư Trần nói : “Lịch sử của dân di cư đầy ý nghĩa chính trị”. Chủ trương và thảo luận chủ đề chính của phiên họp này là viện bảo tàng làm thế nào để đào tạo tân di dân, đồng thời giải quyết những cố chấp và định kiến xã hội. Sau đây là tóm tắt ba quan điểm chính mà ông đưa ra :

Trong quá khứ, ghi chép về lịch sử những người di dân xuyên quốc gia không phải do chính những người di dân viết lại, nhưng bây giờ họ có thể nói lên tiếng nói cho chính mình.

Người phát biểu đầu tiên của phiên họp này là Agnès Arquez Roth đến từ Paris, cô ấy chia sẻ cách cô ấy tìm thấy 「đề tài phù hợp」 cho dự án của mình. Roth sau đó  thông qua dự án này bắt đầu nỗ lực giải quyết các vấn đề di dân đương thời Pháp. Nếu Châu Âu được coi là một lục địa không có biên giới, thì một lượng lớn người nhập cư đã đến đây trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, mỗi giai đoạn đều có bối cảnh khá phức tạp. Chính sách chủ yếu để giải quyết vấn đề di dân của Pháp không coi người di dân là cộng đồng đa dạng khác nhau và chia rẽ họ. Chính sách di dân quốc gia Pháp từ lâu chỉ công nhận một bản sắc văn hóa duy nhất, không có khái niệm công nhận về đa bản sắc văn hoá. Dưới sự nỗ lực của Roth và các cộng sự, họ đã mời được cộng đồng di dân hợp tác với viện bảo tàng, sử dụng nhiều cách khác nhau mở rộng các cộng đồng di dân và đưa lịch sử của họ vào lịch sử nước Pháp. Ngay cả khi đối mặt với muôn vàn sự thử thách, đây không những là một cách cần thiết để tiếp cận và kết nối các cộng đồng nhập cư, mà đây còn là cách tốt nhất. Không những chỉ cho người nhâp cư tham gia, mà còn cho các học viên của bảo tàng học những kỹ năng giao tiếp mới mà trước đây họ chưa từng được thử nghiệm.

Các tài sản văn hóa của người nhập cư cần được bảo quản cẩn thận kỹ càng, như thế thì người nhập cư có thể có “cái” để kể lại lịch sử của họ.

Giải quyết công việc về các tài sản văn hóa của dân nhâp cư cần sự thử thách, thảo luận mà thay đổi khuôn mẫu và định kiến đối với dân nhập cư qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, đề cao nhận thức và diễn đàn thảo luận. Ed Tepporn người phụ trách Bảo tàng Di dân Đảo Thiên Thần ở Mỹ đã giới thiệu về lịch sử ly tán của những người di dân gốc Hoa và châu Á tại Mỹ. Kể từ sau thế kỷ 18, bất luận là chính sách xã hội địa phương hay chính phủ Mỹ, đều đối xử bất bình đẳng với cộng đồng di dân người Mỹ gốc châu Á. Năm 2020, khi đại dịch viêm phổi COVID-19 bùng phát ở Mỹ, những người di dân châu Á trở thành mục tiêu của hàng loạt tội ác thù hận. Tepporn cũng tiết lộ rằng những người nhập cư châu Á ban đầu đã bị giam cầm tại trạm giam người nhập cư ở Đảo Thiên thần. Khi những người nhâp cư châu Âu đổ bộ vào bờ biển phía đông của Mỹ với trong lòng tràn đầy nhiệt tình và hy vọng, thì những người nhập cư từ Châu Á và các đảo Thái Bình Dương thường đến bờ biển phía Tây của Mỹ thông qua trạm nhập cư Đảo Thiên Thần, và họ bị đối xử rất tệ, trong khi những người nhâp cư từ châu Âu thì được đối xử rất tốt. Bảo tàng đã bảo tồn cảnh quan và các công trình kiến trúc của khu này, nhằm cho công chúng biết những khó khăn và đau khổ của người di dân châu Á đã trải qua, khiến nó trở thành một phần của những câu chuyện kể trong bảo tàng thời nay.

Các nhà hoạch định chính sách và những người làm việc trong bảo tàng cần khuyến khích thêm nhiều người di dân tham gia vào câu chuyện kể của bảo tàng.

Theo Ngô Giai Nghê, trưởng nhóm Bộ phận Dịch vụ Công cộng và Giáo dục của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Đài Loan cho biết, họ cũng nên cùng với cộng đồng di dân thiết lập mạng lưới giao lưu và mối quan hệ cộng sự, vì đây đã là chủ đề chính của các viện bảo tàng ngày nay. Một số làn sóng di dân khác nhau trong lịch sử Đài Loan phơi bày những nỗi khổ của di dân đã gặp phải. Các cuộc triển lãm và nội dung của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Đài Loan ban đầu tập trung vào các nhóm dân tộc khác nhau hơn là những người di dân cá nhân. Vài năm sau, trọng tâm của triển lãm chuyển sang tập trung vào những câu chuyện cá nhân. Trưởng nhóm Ngô cũng chỉ ra rằng, việc xây dựng mối quan hệ giữa các viện bảo tàng và cộng đồng di dân là khá mất thời gian, tuy nhiên bất kể làm công việc gì, nếu bạn muốn hòa nhập và hợp tác với cộng đồng di dân, thì việc xây dựng lòng tin lẫn nhau là điều kiện tiên quyết trong công việc.

Sau phần chia sẻ kinh nghiệm của Đài Loan, đến phần chia sẻ kinh nghiệm của những người tị nạn Tibet (Tây Tạng) ở Ấn Độ đã làm cho bầu không khí trở nên nặng nề. Ông Tashi Phuntsok, người phụ trách Bảo tàng Tây Tạng Dharamshala, Ấn Độ đã chia sẻ về lịch sử ly tán, nguyên nhân và những thách thức của người dân Tibet (Tây Tạng) đã gặp phải, khiến mọi người đều rất đau lòng. Cuộc họp được tóm tắt bắt đầu từ năm 1959, mười năm sau cuộc nội chiến của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, khi người dân Tibet (Tây Tạng) lưu vong theo Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, cuộc lưu vong này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Ông Tashi Phuntsok đã dùng sự so sánh để minh họa cho các chính sách ứng phó dọc theo ba con đường lưu vong: Ấn Độ, Bhutan và Nepal. Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra “Chính sách phục hưng cho người Tây Tạng lưu vong”, nó tương đương với việc cung cấp cho các chính quyền các bang ở Ấn Độ những hướng dẫn về cơ sở vật chất tiêu chuẩn để tiếp nhận và bảo vệ nhân quyền của người Tây Tạng. Ngược lại, vào năm 2019, Nepal đã ký một hiệp ước với Trung Quốc, điều này làm tăng nguy cơ việc bị bắt giữ và trục xuất những người tị nạn Tây Tạng ở Nepal một cách đáng kể. Bảo tàng Tibet (Tây Tạng) lưu giữ lịch sử và sự đau khổ của người Tây Tạng lưu vong, việc này cũng khiến cho có nhiều chính sách gây tranh cãi.

Ngày 21 tháng 10, chủ đề của diễn đàn : GITJR (Phát động toàn cầu về Công bằng, Sự thật và Thoả hiệp) và Nhân quyền của người di cư

Phiên họp 1: Sự thật, Ký ức và Công bằng

Phiên họp này được chủ trì bởi ông Braden Paynter, tổng thanh tra phương pháp luận và thi hành của Liên minh di tích thiên hướng quốc tế, với các diễn giả đến từ Mỹ, Đông Phi và Đài Loan. Mỗi người đều chia sẻ những cách làm của mình trong việc ghi lại sự thật và những sự thật về các vụ vi phạm nhân quyền.

Một trong những khó khăn để thu thập bằng chứng vi phạm nhân quyền là nạn nhân phải hồi tưởng lại những trải nghiệm đau thương của mình. Vì vậy, lòng tin phải được xây dựng trước tiên bằng cách cung cấp một môi trường an toàn, riêng tư để cho nạn nhân có thể tự do, thoải mái kể lại những trải nghiệm thực của họ, mà không cảm thấy xấu hổ hoặc bị đe doạ. Sau khi nạn nhân cảm thấy an toàn khi có hệ thống hỗ trợ thì có thể khuyến khích họ lên tiếng cho chính mình. Đội ngũ nhân viên và người làm công tác xã hội đều phải nỗ lực hỗ trợ mạnh mẽ cho các nạn nhân trong suốt quá trình này.

Phiên họp 2:: Hệ thống tạm trú, chăm sóc và hỗ trợ cho người di cư

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai và khoảng những năm 1990, để đối phó với các cuộc chiến tranh và xung đột trên thế giới, chẳng hạn như thanh lọc sắc tộc, nội chiến, v.v., các tổ chức phi chính phủ địa phương và quốc tế và các đơn vị hỗ trợ người dân tộc thiểu số, người tị nạn và các nhóm yếu thế đã nổi lên nhanh chóng. Ông Mofidul Hoque, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công lý và Diệt chủng tại Bảo tàng Chiến tranh Độc lập Bangladesh trong bài chia sẻ của mình đã chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng thanh lọc sắc tộc và người tị nạn Rohingya thông qua các bài báo và triển lãm đã thu hút được sự chú ý của quốc tế. Ông nhắc nhở mọi tầng lớp xã hội rằng cuộc khủng hoảng Rohingya là một vấn đề toàn cầu, và những vấn đề toàn cầu đòi hỏi phải có hành động toàn cầu để giải quyết. Nếu cộng đồng quốc tế không thể can thiệp vào các cuộc xung đột khu vực như Rohingya, thì các nước láng giềng ít nhất cũng nên chung tay giúp đỡ và hành động nhanh chóng để ngăn chặn tình hình trở nên tồi tệ hơn. Các học giả và nhà cải cách xã hội nên thực hiện nhiều nghiên cứu và xuất bản nhiều bài báo hơn nữa, để cho cộng đồng quốc tế biết nhiều thông tin hơn. Tiếp đó, cần có sự hợp tác để tìm ra các giải pháp tức thời và lâu dài nhằm ngăn chặn cuộc đàn áp các dân tộc thiểu số ở Myanmar.

Tiếp phần trình bày của ông Mofidul Hoque là hai diễn giả đến từ Đài Loan, bà Lý Khải Lị, giám đốc Trung tâm Dịch vụ Di dân của Quỹ Lixin (GOH-Migrants Garden of Hope Foundation), và bà Trần Tú Liên, một nhà nghiên cứu viên của Hiệp hội Lao động Quốc tế Đài Loan (Taiwan International Workers Association (TIWA)). Cả hai tổ chức đều cung cấp chương trình hỗ trợ và nơi trú ẩn cho người lao động nhập cư ở Đài Loan, cũng như cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý cho người lao động nhập cư bị ngược đãi, bị tấn công tình dục và thương vong tại nơi làm việc. TIWA là một trong những tổ chức phi chính phủ đầu tiên thu hút sự chú ý của xã hội về các vấn đề quyền của người lao động nhập cư ở Đài Loan thông qua các cuộc biểu tình và các hoạt động vận động hành lang (hình 3 ~ hình 5) nhằm sửa đổi luật để người lao động nhâp cư được bảo vệ tốt hơn.

Ảnh 3. Cuộc biểu tình diễn ra hai năm một lần của công nhân nhập cư, diễn ra vào ngày 16 tháng 1 năm 2022, với chủ đề "Tự do chuyển đổi chủ sử dụng lao động".

Ảnh 3. Cuộc biểu tình diễn ra hai năm một lần của công nhân nhập cư, diễn ra vào ngày 16 tháng 1 năm 2022, với chủ đề "Tự do chuyển đổi chủ sử dụng lao động".

Ảnh 4. Hàng rào tượng trưng cho sự không thích đáng của luật pháp khi ngăn cản người lao động nhập cư tự do chuyển đổi chủ sử dụng lao động.

Ảnh 4. Hàng rào tượng trưng cho sự không thích đáng của luật pháp khi ngăn cản người lao động nhập cư tự do chuyển đổi chủ sử dụng lao động.

Ảnh 5. Với một mệnh lệnh duy nhất, quần chúng đã lật đổ hàng rào tre (lồng tù) chống lại sự bất công.

Ảnh 5. Với một mệnh lệnh duy nhất, quần chúng đã lật đổ hàng rào tre (lồng tù) chống lại sự bất công.

Ngày 22 tháng 10, hội thảo đào tạo chuyên nghiệp về nhân quyền cho người di cư

Từ thiểu số đến đa số; từ được tường thuật lại sang chủ động tường thuật

Vào ngày cuối cùng, hội thảo sẽ thảo luận về việc ai là người có quyền quyết định nội dung được triển lãm, ai sẽ giải thích nội dung đó ở một quốc gia mà trước đây nhân quyền của những người di cư xuyên quốc gia không được coi trọng. Khi nền kinh tế toàn cầu không ngừng thúc đẩy sự di cư quốc tế, các vấn đề có liên quan nhân quyền đã gia tăng khắp các lục địa và biên giới quốc gia. Đằng sau hiện tượng toàn cầu này, các vấn đề chính trị và xung đột trong một số lĩnh vực cũng đã góp phần làm trầm trọng thêm vấn đề nhập cư ở các quốc gia khác nhau. Bất luận trong một xã hội nào chúng ta đều phải đối mặt với việc tiến vào một thời kỳ mới, những người nhập cư ở những mức độ khác nhau tạo nên xã hội của chúng ta, điểm khác biệt duy nhất là “ai đến trước”.

Theo quan điểm này, “người di cư” thực sự là “số đông” của xã hội, mỗi xã hội nên coi cộng đồng nhập cư là một nguồn nhân lực mới của xã hội mà mở rộng vòng tay chào đón. Và sự hiểu biết giữa các nền văn hóa có tầm ảnh hưởng sâu sắc trong việc giúp xã hội cởi mở và hoà nhập hơn. Chỉ khi các bảo tàng tiên phong trong việc xây dựng mối quan hệ với các cộng đồng di dân đa dạng, phản ánh, xem xét lại mà đón nhận những thử thách này, thì bảo tàng mới có thể làm nền tảng tiếng nói cho người di dân và thúc đẩy tương tác xã hội. Các viện bảo tàng, tổ chức văn hóa, các nhân viên bảo tàng và các học giả nên tiếp tục hợp tác cùng nhau và giáo dục công chúng. Vì chính phủ có thể coi nhẹ các vấn đề liên quan đến nhân quyền của di dân, thậm chí đóng vai trò là kẻ áp bức, nên điều quan trọng nhất là các bảo tàng, các tổ chức văn hóa, các tổ chức phi chính phủ và các chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau phải đoàn kết với nhau, vì chỉ có sự hợp tác chặt chẽ mới giải quyết được những vấn đề được thảo luận trong diễn đàn.

KẾT LUẬN

Ba ngày thảo luận tại diễn đàn đã nhấn mạnh các bảo tàng trên thế giới đều phải có trách nhiệm tìm ra những cách khác nhau để giải quyết các vấn đề nhân quyền. Việc tương tác với cộng đồng di dân là điều cần thiết, nhưng cũng đòi hỏi năng lực được đào tạo bài bản để thực hiện sự giao lưu giữa các nền văn hóa. Bên cạnh đó, nhiệm vụ của bảo tàng là xây dựng tốt kho lưu trữ, và tổ chức các cuộc triển lãm với những quan điểm phản biện nhằm khơi dậy nhận thức của xã hội về các vấn đề di cư xuyên quốc gia và nhân quyền. Phần cuối cùng không kém quan trọng là các bảo tàng nên kết nối với các tổ chức phi chính phủ và các trường học khác nhau, thiết lập mạng lưới, để hiểu các xu hướng xã hội và để đẩy mạnh các vấn đề đi song song với nhau.

 

Từ được tường thuật sang chủ động tường thuật: Hội Thảo Diễn đàn Trực tuyến Xem xét và Phản ánh về Giáo Dục Nhân Quyền Của Di Cư Đa Quốc Gia vào ngày 20-21 tháng 10 năm 2021

Từ được tường thuật sang chủ động tường thuật: Hội Thảo Diễn đàn Trực tuyến Xem xét và Phản ánh về Giáo Dục Nhân Quyền Của Di Cư Đa Quốc Gia vào ngày 20-21 tháng 10 năm 2021